Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

pdf 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Lịch sử lớp 12 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THANH HÓA 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
Năm học: 2011-2012 
Môn thi: ĐỊA LÍ 
Lớp 12 THPT 
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Đề này có 01 trang, gồm 03 câu. 
Câu I: (6,0 điểm) 
1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là một trong những đặc điểm quan trọng của tự 
nhiên Việt Nam. 
a. Phân tích những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần 
sông ngòi nước ta. 
b. Nguyên nhân của những biểu hiện đó? 
2. Tại sao việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay? Ảnh hưởng 
của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở 
nước ta như thế nào? 
Câu II: (8,0 điểm) 
1. Nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. 
a. Giải thích tại sao ở nước ta lại tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền 
nông nghiệp sản xuất hàng hoá? 
b. So sánh sự khác nhau trong hướng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa 
Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân của sự khác biệt 
giữa các hướng chuyên môn hoá đó? 
2. Công nghiệp là ngành có vai trò to lớn đối với việc phát triển kinh tế của đất nước. 
a. Giải thích tại sao các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất được phân bố chủ 
yếu ở Đông Nam Bộ? 
b. Giải thích tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công 
nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? 
Câu III: (6,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau đây: 
Sản lượng thịt gia súc, gia cầm của nước ta 
(Đơn vị: nghìn tấn) 
Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 1412,3 49,3 70,1 1080,0 212,9 
2000 1853,2 48,4 93,8 1418,1 292,9 
2005 2812,2 59,8 142,2 2288,3 321,9 
1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu sản lượng thịt các năm 1996, 2000 
và 2005. 
2. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét và giải thích. 
.HẾT. 
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlát địa lý Việt Nam, 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ năm 2009 trở lại đây. 
Số báo danh 
............... 
 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THANH HÓA 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
Năm học: 2011-2012 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 
(Đề chính thức) 
Lớp 12 THPT 
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 
(Hướng dẫn gồm 04 trang) 
Câu Ý Nội dung Điểm
I 
1 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa 3,0 
a Biểu hiện qua thành phần sông ngòi 
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc 
+ Cả nước 2360 con sông có chiều dài từ 10km trở lên 
+ Cứ 20km dọc bờ biển, có một cửa sông 
+ Phần lớn là sông nhỏ 
- Sông nhiều nước, giàu phù sa (d/c) 
- Chế độ nước theo mùa (d/c) 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
b Nguyên nhân 
- Do tác động của khí hậu, mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm phần lớn 
diện tích và bị cắt xẻ mạnh, sườn dốc lớn nên mạng lưới sông ngòi nước dày 
đặc, sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa 
- Do mưa mùa, tính thất thường của chế độ mưa nên thuỷ chế sông theo mùa 
0,5
0,5
2 Việc làm, ảnh hưởng của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và 
theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm 
3,0 
6,0 
a Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ta hiện nay, vì: 
- Năm 2005, trung bình của cả nước tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc 
làm là 8,1% và có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng 
lãnh thổ 
- Mỗi năm phải giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động mới 
0,5
0,5
 b Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc 
làm 
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ 
+ Theo ngành: đẩy nhanh sự phát triển CN-XD và các ngành dịch vụ (thể 
hiện rõ trong sự chuyển dịch cơ cấu GDP). Đa dạng hoá sản xuất trong các 
ngành kinh tế. 
+ Theo lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh, các khu CN tập trung, 
các KCX, các trung tâm CN mới. Hình thành các vùng kinh tế năng động và 
các vùng kinh tế trọng điểm. 
- Ảnh hưởng đến việc làm 
+ Đa dạng hoá kinh tế nông thôn đưa nông nghiệp từ tự cung tự cấp lên sản 
xuất hàng hoá, phát triển ngành nghề và dịch vụ nông thôn. Góp phần giải 
quyết việc làm ở nông thôn vững chắc hơn. 
+ Phát triển CN và DV, nhất là các ngành cần nhiều lao động ở thành thị, tạo 
nên nhiều việc làm mới cho thanh niên. 
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư và lao 
động giữa các vùng, góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động 
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
 2
xã hội. 
II 
1 Nông nghiệp 3,0 
 a. Nguyên nhân tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và sản xuất 
hàng hoá 
- Nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát từ một nền nông nghiệp mang tính tự 
cấp tự túc phụ thuộc nhiều vào tự nhiên 
- Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước 
- Các điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá (tự 
nhiên, kinh tế - xã hội) 
b. Sự khác nhau trong hướng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa 
ĐB sông Hồng với ĐB sông Cửu Long. Nguyên nhân 
- Sự khác nhau: 
+ ĐB sông Hồng có ưu thế về tập đoàn cây trồng đặc biệt là rau, cây thực 
phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (d/c), chăn nuôi lợn, gia cầm 
+ ĐB sông Cửu Long chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới, chiếm ưu 
thế về chăn nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt, chăn nuôi vịt. 
+ Trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản cả hai vùng đều sản xuất nhưng quy mô 
của ĐB sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với ĐB sông Hồng. 
- Nguyên nhân 
Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp (địa hình, đất trồng đặc 
biệt là sự phân hoá của khi hậu), trình độ thâm canh 
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
2 Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất được phân bố chủ yếu ở 
Đông Nam Bộ, vì: 
1,5 
 - Vùng có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, cho việc xuất và nhập 
hàng hoá, máy móc thiết bị 
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 
- Kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tai, thông tin liên 
lạc, khả năng cung cấp điện. 
- Nguồn lao động dồi dào với chất lượng tốt 
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước, kinh tế phát triển cao 
hơn các vùng khác 
- Các nguyên nhân khác: Cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động thích 
hợp với cơ chế thị trường. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3 Công nghiệp chế biến LTTP là ngành CN trọng điểm của nước ta hiện 
nay, vì: 
3,5 
8,0 
 a. Có thế mạnh lâu dài 
- Có nguồn nguyên liệu phong phú dồi dào tại chỗ (d/c) 
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn (trong nước, thị trường xuất khẩu) 
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật khá phát triển 
b. Đem lại hiệu quả cao 
- Về kinh tế 
+ Vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều 
lao động, hiệu quả kinh tế cao 
+ Hiện nay là ngành chiếm tỉ trọng vào loại lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản 
xuất công nghiệp cả nước. 
+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem lại nguồn thu ngoại tệ 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
 3
quan trọng (d/c) 
- Về mặt xã hội 
+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân 
+ Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn 
c. Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác 
- Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh cây CN, chăn nuôi gia súc 
lớn 
- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp khác, giao thông vận tải 
0,25
0,25
0,25
0,25
III 
6,0 1 Vẽ biểu đồ 3,0 
 a. Xử lý số liệu 
Cơ cấu sản lượng thịt các loại các năm 1996, 2000 và 2005. 
(Đơn vị: %) 
 Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia 
cầm 
1996 100,0 
3,5 5,0 76,5 15,1 
2000 100,0 
2,6 5,1 76,5 15,8 
2005 100,0 
2,1 5,1 81,4 11,4 
b. So sánh quy mô và bán kính 
 1996 2000 2005 
 So sánh quy mô 
1,0 1,3 1,99 
So sánh bán kính 
1,0 1,15 1,41 
R2000 = 1,15. R1996 ; R2005 = 1, 41 . R1996 
c. Biểu đồ 
Biểu đồ: Cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta 
qua các năm 1996, 2000, 2005 
Lưu ý: 
Biểu đồ phải đảm bảo các yêu cầu: 
- Đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi 
trên biểu đồ. 
- Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên, thì trừ đi 0,25 điểm 
0,5 
0,5 
2,0 
1996 
3,5 5,0 
76,5 
15.1 
2000 
2.6 5.1 
15,.8 
76,5 
2005
2,.1 5,1 
11,4
81,4
Thịt trâu 
Thịt bò 
Thịt lợn 
Thịt gia cầm 
Chú giải 
 4
 2 Nhận xét và giải thích 3,0 
 a. Nhận xét 
* Nhận xét chung: Tổng sản lượng thịt các loại tăng lên, cơ cấu sản lượng 
thịt có sự thay đổi 
* Tình hình tăng sản lượng 
- Tổng sản lượng thịt các loại tăng nhanh, năm 2005 gấp 2 lần năm 1996. 
Càng về sau sản lượng thịt tăng càng nhanh. 
- Sản lượng thịt các loại đều tăng nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau: 
Tăng nhanh nhất là thịt lợn (2,1 lần), thứ hai là thịt bò (2,0 lần), tiếp đến là 
thịt gia cầm (1,5 lần) và cuối cùng là thịt trâu (1,2 lần) 
- Sản lượng thịt bò và thịt lợn tăng khá ổn định, thịt trâu và gia cầm tăng 
không đều 
* Thay đổi cơ cấu 
- Thịt lợn chiểm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng lên từ 76,4% (năm 
1986) lên 81,4% (năm 2005) 
- Thịt bò có tỉ trọng thấp và khá ổn định. Tỉ trọng của thịt trâu nhỏ và ngày 
càng giảm 
- Tỉ trọng của thịt gia cầm khá cao, chỉ đứng sau thịt lợn nhưng lại diễn biến 
không ổn định (d/c). 
2,0 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 b. Giải thích 1,0 
 - Thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng do cơ sở thức ăn được 
đảm bảo và đây là loại thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hằng ngày hiện nay. 
- Thịt gia cầm tăng và chiếm tỉ trọng khá cao nhưng không ổn định do chu kỳ 
chăn nuôi ngắn, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao và ảnh hưởng của dịch 
cúm gia cầm 
- Mục đích chăn nuôi trâu, bò có sự thay đổi, hiện nay chủ yếu chăn nuôi lấy 
thịt và sữa vì vậy sản lượng thịt bò tăng nhanh hơn so với thịt trâu. 
0,5
0,25
0,25
 Tổng điểm toàn bài: câu I + câu II + câu III 20,0 
điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_HDC_thi_HSG_tinh_Thanh_Hoa_2012.pdf