ĐỀ CHÍNH THỨC PHÒNG GD - ĐT NAM TRỰC ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015-2016 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm 01 trang) Câu 1: (4.0 điểm) 1. Cho biết những mặt mạnh và những mặt tồn tại của nguồn lao động nước ta? 2. Dân số đông, tăng nhanh có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước? Câu 2: (3.5 điểm) Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Kể tên các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn và lớn của nước ta? Chỉ rõ cơ cấu ngành công nghiệp của hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? 2. Giải thích tại sao Hà Nội là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? Câu 3: (4.5 điểm) Dựa bảng số liệu: SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA Năm 1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003 Số dân (triệu người) 54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 80,9 Sản lượng lúa (triệu tấn) 12,4 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 34,6 1. Tính sản lượng lúa bình quân đầu người qua các năm (kg/người). 2. Qua bảng số liệu và kết quả tính toán, hãy nhận xét sự gia tăng dân số, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người của nước ta trong thời gian trên? 3. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 19 và kiến thức đã học, kể tên các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ nhất và thứ hai cả nước. Phân tích ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở nước ta? Câu 4:(4.0 điểm) Dựa vào biểu đồ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế (giai đoạn 1990 – 2007) Átlát Địa lí Việt Nam trang 17, hãy: 1. Lập bảng số liệu cơ cấu kinh tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1990- 2007. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1990 và 2007. 2. Nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990 - 2007? Câu 5: (4.0 điểm) Dựa vào các Lược đồ trang 26 Átlát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 1. Nêu đặc điểm vị trí địa lý của vùng Đồng bằng sông Hồng? Kể tên các tỉnh/ thành phố tương đương cấp tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và cho biết những tỉnh/thành phố nào giáp biển? 2. Hiện nay, mô hình kinh tế nông – lâm kết hợp đang phát triển mạnh ở vùng núi và trung du nước ta. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ? 3. Tỉnh Nam Định nằm ở vị trí nào của Đồng bằng sông Hồng? Những loại hình giao thông vận tải chủ yếu của tỉnh ta? Loại hình giao thông vận tải nào có vai trò quan trọng nhất của tỉnh? Kể tên các tuyến quốc lộ qua tỉnh Nam Định? (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXBGD từ năm 2009) ...................... HẾT ...........................
Tài liệu đính kèm: