Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 497Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Thanh Hóa
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THANH HÓA 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
Năm học: 2011-2012 
Môn thi: ĐỊA LÍ 
Lớp 9 THCS 
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) 
Đề này có 01 trang, gồm 04 câu. 
Câu I: (4,0 điểm) 
1. Một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là 
dân cư và nguồn lao động. 
a. Giải thích tại sao nguồn lao động nước ta lại rất dồi dào? 
b. Trình bày những hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay. 
2. Đô thị hoá có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Hãy 
trình bày quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay. 
Câu II: (5,0 điểm) 
1. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta thì 
nhân tố nào được coi là yếu tố quyết định để tạo nên những thành tựu to lớn trong nông 
nghiệp hiện nay? Hãy phân tích ảnh hưởng của nhân tố đó. 
2. Thuỷ sản là ngành ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. 
a. Hãy trình bày tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. 
b. Giải thích tại sao hoạt động thuỷ sản ở nước ta trong những năm gần đây lại trở nên 
sôi động? 
Câu III: (5,0 điểm) 
1. Tây Nguyên là một trong những vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả 
nước. 
a. Giải thích tại sao Tây nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất ở nước ta? 
b. Kể tên một số cây công nghiệp chủ yếu ở Tây Nguyên? 
2. Đông Nam Bộ là vùng công nghiệp phát triển nhất nước ta hiện nay, tuy nhiên trong 
sản xuất công nghiệp thì vùng đang gặp những khó khăn chủ yếu nào? 
Câu IV: (6,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau: 
Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng bằng sông Hồng và 
vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Đơn vị: kg/người) 
Năm 1995 1997 2000 2005 
Cả nước 363,1 329,6 444,9 475,8 
Đồng bằng sông Hồng 330,9 362,4 403,1 362,2 
Đồng bằng sông Cửu Long 831,6 876,8 1025,1 1124,9 
1. Vẽ biểu đồ so sánh bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng Đồng 
bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm nói trên. 
2. Nhận xét và giải thích. 
.HẾT. 
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlát địa lý Việt Nam, 
 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam từ năm 2009 trở lại đây 
Số báo danh 
............... 
 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
THANH HÓA 
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
Năm học: 2011-2012 
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN ĐỊA LÍ 
(Đề chính thức) 
Lớp 9 THCS 
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 
(Hướng dẫn gồm 03 trang) 
Câu Ý Nội dung Điểm 
I 
1 Nguồn lao động nước ta 3,0 
a Nguyên nhân làm cho nguồn lao động nước ta dồi dào 2,0 
 - Nước ta có dân số đông 
 + Dân số nước hiện nay là hơn 84 triệu người 0,5
 + Do đông dân nên số dân gia tăng hàng năm lớn 0,5
 - Nước ta có dân số trẻ 
 + Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi: số người trong độ tuổi lao động 
chiếm tỉ trọng lớn, số người dưới độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ tương 
đối cao, còn số người trên độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ nhỏ (d/c) 
0,25
 + Dân số trẻ, nên nguồn lao động dồi dào (d/c) 0,25
 - Tốc độ gia tăng dân số còn nhanh 
 + Dân số tăng nhanh dẫn đến sự bùng nổ dân số (d/c) 0,25
 + Lao động chiếm trên 60% dân số, tốc độ gia tăng nguồn lao động 
luôn ở mức cao, mỗi năm có thêm trên 1,1 triệu lao động 0,25
b Những hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay 1,0 
 - Hạn chế về tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động 0,25
 - Lao động hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn 0,5
 - Phân bố không đều, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chủ 
yếu tập trung ở các đô thị lớn 
0,25
2 Quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay 1,0 
- Số dân đô thị tăng, quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống 
thành thị 
0,5
4,0 
- Trình độ đô thị hoá thấp. Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ 0,5
II 5,0 
 1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông 
nghiệp 
2,5 
 - Các nhân tố: gồm nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong đó 
nhân tố kinh tế - xã hội là yếu tố quyết định 
0,5
 - Ảnh hưởng của từng nhân tố 
+ Dân cư và lao động nông thôn: chiếm tỉ lệ cao, nhiều kinh nghiệm 
sản xuất nông nghiệp (d/c) 
0,5
 + Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ngày càng hoàn thiện (d/c) 0,5
 + Chính sách phát triển nông nghiệp: nhiều chính sách nhằm thúc 
đẩy nông nghiệp phát triển (d/c). 
0,5
 + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng (d/c) 0,5
 2
 2 Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản. Nguyên nhân 2,5 
 a Tình hình phát triển của ngành thuỷ sản 
 + Khai thác thuỷ sản: Sản lượng tăng khá nhanh (d/c) 0,5
 + Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá (d/c) 0,5
 + Xuất khẩu thuỷ sản đã có bước phát triển vượt bậc (d/c) 0,5
 b Nguyên nhân 
 + Thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 0,5
 + Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển (d/c) 0,25
 + Các nguyên nhân khác (phương tiện đánh bắt, cơ sở vật chất kĩ 
thuật, chính sách) 
0,25
III 
5,0 1 Cây công nghiệp ở Tây Nguyên 4,5 
 a Tây nguyên là vùng trồng cà phê lớn nhất ở nước ta, vì có nhiều 
điều kiện thuận lợi 
4,0 
 * Về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: 
 - Địa hình, đất trồng: 
 + Đất đỏ bazan với diện tích khá lớn 1,4 triệu ha, là vùng có diện tích 
đất ba dan lớn nhất nước ta, đất có tầng phong hoá sâu, giàu chất 
dinh dưỡng 
0,5
 + Đất phân bố trên các cao nguyên xếp tầng, địa hình tương đối bằng 
phẳng thuận lợi để xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê với 
quy mô lớn 
0,5
 - Khí hậu 
 + Mang tính chất cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và 
một mùa khô kéo dài. Mùa mưa cung cấp nước tưới lớn, mùa khô 
kéo dài thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quản sản phẩm. 
0,5
 + Khí hậu có sự phân hoá theo độ cao tạo điều kiện cho phép vùng 
trồng nhiều loại cà phê thích hợp với các độ cao khác nhau 
0,5
 - Nguồn nước: Có nguồn nước mặt và nước ngầm phong phú 0,5
 * Về điều kiện kinh tế - xã hội 
 - Dân cư lao động: 
 + Đây là vùng nhập cư lớn nhất cả nước đã khắc phục được phần nào 
tình trạng thiếu lao động. 0,25
 + Dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cây 
cà phê 0,25
 - Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: Đã hình thành một số cơ sở 
chế biến, đổi mới công nghệ 0,25
 - Chính sách của Nhà nước 0,25
 - Thị trường: thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng 0,5
 b Những cây trồng quan trọng nhất ở Tây Nguyên: Cà phê, cao su, 
chè, 0,5 
 2 Những khó khăn chủ yếu của Đông Nam Bộ trong sản xuất CN 0,5 
 - Có sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất 0,25
 - Chất lượng môi trường đang bị suy giảm 0,25
IV 
6,0 1 Vẽ biểu đồ 2,5 
 3
Biểu đồ: Bình quân lương thực theo đầu người của cả nước, vùng 
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long 
thời kỳ 1995 – 2005 
Lưu ý: 
Biểu đồ phải đảm bảo các yêu cầu: 
- Đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số 
liệu ghi trên biểu đồ. 
- Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên, thì trừ đi 0,25 điểm 
 2 Nhận xét và giải thích 3,5 
 a. Nhận xét 2,0 
 - Bình quân lương thực theo đầu người có sự khác nhau giữa các 
vùng 0,25
 + ĐB sông Cửu Long so với cả nước và ĐB sông Hồng có mức bình 
quân lương thực theo đầu người cao nhất (d/c) 0,25
 + ĐB sông Hồng thấp hơn mức bình quân của cả nước (d/c) 0,25
 - Bình quân lương thực theo đầu người của ĐB sông Cửu Long và cả 
nước liên tục tăng (d/c), ĐB sông Hồng còn biến động (d/c) 0,5
 - Tốc độ tăng có sự khác nhau 0,25
 + ĐB sông Cửu Long có mức tăng nhanh hơn (1,35lần) so với mức 
tăng trung bình của cả nước (1,31 lần) 0,25
 + ĐB sông Hồng chỉ tăng 1,09 lần, thấp hơn mức tăng trung bình cả 
nước. 0,25
 b. Giải thích 1,5 
 - Sản lượng bình quân lương thực tăng là do sản lượng lương thực 
tăng nhanh (chủ yếu là do tăng năng suất, mở rộng diện tích) 0,5
 - ĐB sông Cửu Long có bình quân lương thực theo đầu người cao 
nhất và tăng nhanh nhất là do vùng có nhiều điều kiện để mở rộng 
diện tích và nâng cao năng suất, đây là vùng trọng điểm lương thực 
lớn nhất nước ta, mật độ dân số còn thấp 
0,5
 - ĐB sông Hồng có bình quân lương thực thấp hơn mức bình quân cả 
nước và tăng chậm là do vùng ít có khả năng mở rộng diện tích canh 
tác, nguy cơ bị thu hẹp do quá trình CNH và ĐTH, đây là vùng có 
dân số quá đông 
0,5
 Tổng điểm toàn bài: câu I + câu II + câu III 20,0 
điểm 
363.1 
329.6
444.9 475.8
330.9 362.4 403.1 362.2
831.6 
876.8
1025.1
1124.9
0 
200 
400 
600 
800 
1000
1200
1995 1997 2000 2005
Kg/người 
Năm
Cả nước 
Đồng bằng sông Hồng 
Đồng bằng sông Cửu Long 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDeDA_mon_Dia_thi_HSG_THCS_Thanh_hoa_2012.pdf