Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 12 - Năm học 2010-2011- Sở GD & ĐT Thanh Hóa

pdf 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 12 - Năm học 2010-2011- Sở GD & ĐT Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Địa lí lớp 12 - Năm học 2010-2011- Sở GD & ĐT Thanh Hóa
Sở Giáo Dục và Đào Tạo 
THANH hoá 
Đề chính thức 
kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh 
Năm học: 2010-2011 
 Môn thi: Địa Lý 
 Lớp 12 - thpt 
 Ngày thi 24/03/2011 
Thời gian 180 phút (Không kể thời gian giao đề) 
 Đề thi có 04 câu, gồm 01 trang 
Câu 1. (4,0 điểm) 
a. Hãy nêu biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần địa hình. 
b. Cấu trúc địa hình ảnh h−ởng đến sông ngòi Việt Nam nh− thế nào? 
Câu 2. (4,0 điểm) 
a. Cơ cấu lao động n−ớc ta hiện nay đang chuyển dịch theo xu h−ớng nào? Tại sao? 
b. Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hoá với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh 
tế ở n−ớc ta. 
Câu 3. (6,0 điểm) 
Cho bảng số liệu sau: 
giá trị xuất nhập khẩu của n−ớc ta giai đoạn 1990-2005 (Đơn vị: Tỉ USD) 
Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 
Xuất khẩu 2,4 2,6 4,1 7,3 9,4 14,5 32,4 
Nhập khẩu 2,8 2,5 5,8 11,1 11,5 15,6 36,8 
a. Hãy tính cán cân xuất nhập khẩu của n−ớc ta giai đoạn 1990-2005. 
b. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi giá trị xuất, nhập khẩu và cán cân xuất 
nhập khẩu của n−ớc ta giai đoạn 1990-2005. 
c. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. 
Câu 4. (6,0 điểm) 
a. Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập 
trung công nghiệp vào loại cao nhất cả n−ớc? Giải thích nguyên nhân. 
b. Trình bày một số đặc điểm nổi bật của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
.......................... Hết.......................... 
- Thí sinh không sử dụng tài liệu 
- Giám thị coi thi không giải thích gì thêm 
- Thí sinh đ−ợc sử dụng át lát địa lý Việt Nam 
Số báo danh 
........................ 
 1
Sở Giáo Dục và Đào Tạo 
THANH hoá 
H−ớng dẫn chấm 
Đề chính thức 
kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh 
Năm học: 2010-2011 
 Môn thi: Địa Lý 
 Lớp 12 - thpt 
 Ngày thi 24/03/2011 
 Thời gian 180 phút 
 H−ớng dẫn chấm có 04 câu, gồm 04 trang
Câu ý Nội dung Điểm
1 4,0 
 a Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần 
địa hình: 
- Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: 
+ Trên các s−ờn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, 
đất bị xói mòn rửa trôi. 
+ M−a lớn xảy ra hiện t−ợng đất tr−ợt, đá lở. 
+ ở vùng núi đá vôi hình thành địa hình cacxtơ với các hang động, 
suối cạn, thung khô. 
+ Tại các vùng thềm phù sa cổ, địa hình bị chia cắt thành các đồi 
thấp xen thung lũng rộng. 
- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ l−u sông: 
+ Hệ quả của quá trình xâm thực, bào mòn mạnh bề mặt địa hình ở 
vùng đồi núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh chóng đồng bằng hạ l−u 
sông.... 
- Quá trình xâm thực, bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành 
và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại. 
2,5 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
0,25 
 b Cấu trúc địa hình ảnh h−ởng đến sông ngòi Việt nam: 
- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nên sông ngòi n−ớc 
ta phần lớn chảy qua địa hình miền núi. 
- Theo h−ớng cấu trúc địa hình sông ngòi n−ớc ta có h−ớng chính là 
Tây Bắc - Đông Nam và h−ớng vòng cung. 
- Địa hình n−ớc ta là địa hình già đ−ợc trẻ lại nên trên cùng một 
dòng sông có khúc sông chảy êm đềm, có khúc nhiều thác ghềnh, 
sông đào lòng dữ dội. Trong vùng núi có cả các sông trẻ đang đào 
lòng dữ dội đồng thời có những thung lũng già, có bãi bồi, thềm đất. 
- Địa hình có sự t−ơng phản giữa đồng bằng và miền núi nên sông 
ngòi có sự thay đổi đột ngột khi đi từ th−ợng l−u xuống hạ l−u. 
1,5 
0,25 
0,5 
0,5 
0,25 
2 4,0 
 a Xu h−ớng chuyển dịch cơ cấu lao động n−ớc ta trong giai đoạn 
hiện nay. 
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: 
+ Phần lớn lao động tập trung ở khu vực Nông-Lâm-Ng− nghiệp và 
đang có xu h−ớng giảm (d/c) 
+ Lao động trong khu vực CN -XD và DV chiếm tỉ trọng thấp và 
đang có xu h−ớng tăng (d/c) 
 + Đây là xu h−ớng tích cực do quá trình CNH - HĐH. 
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: 
2,0 
0,25 
0,25 
0,25 
 2
+ Gần đây, tỉ trọng lao động trong khu vực nhà n−ớc giảm nhẹ. Đại 
bộ phận lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài Nhà n−ớc và 
tỉ trọng tăng (d/c). 
+ Tăng tỉ trọng lao động ở khu vực có vốn đầu t− n−ớc ngoài (d/c). 
 + Sự chuyển dịch trên là do tác động của quá trình chuyển đổi nền 
kinh tế thị tr−ờng. 
- Chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: 
+ Phần lớn lao động tập trung ở nông thôn và tỉ trọng giảm (d/c); 
Lao động thành thị tăng t−ơng ứng. 
+ Sự chuyển dịch trên là do tác động của quá trình công nghiệp hoá, 
thay đổi quy mô đô thị và sự di c− từ nông thôn ra các thành phố 
lớn. 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 b Mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa với quá trình chuyển dịch 
cơ cấu kinh tế ở n−ớc ta. 
* Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu 
kinh tế của n−ớc ta 
- Các đô thị có ảnh h−ởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của 
các địa ph−ơng, các vùng trong n−ớc. Năm 2005 khu vực đô thị 
đóng góp 70,4% GDP cả n−ớc, 84% GDP công nghiệp-xây dựng, 
87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà n−ớc. 
- Các thành phố, thị xã là các thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa 
lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực l−ợng lao động có trình 
độ chuyên môn kĩ thuật, có cơ sở vật chất-kĩ thuật hiện đại, có sức 
thu hút đối với đầu t− trong và ngoài n−ớc, tạo động lực cho sự tăng 
tr−ởng và phát triển kinh tế 
- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho ng−ời 
lao động 
- Tuy nhiên quá trình đô thị hóa cũng gây những hậu quả nh−: vấn 
đề ô nhiễm môi tr−ờng, an ninh trật tự xã hội... 
* Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ 
quá trình đô thị hoá 
- Lao động nông nghiệp giảm dần và chuyển sang các ngành có 
năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị. 
- Cơ cấu nền kinh tế đang chuyển dịch theo h−ớng giảm dần tỉ trọng 
của ngành Nông - Lâm - Ng− nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành 
Công nghiệp và Dịch vụ. Nh− vậy hoạt động Công nghiệp, Dịch vụ 
phát triển tạo sức thu hút đối với dân c−, nâng cao vai trò của đô thị. 
- Sự nâng cấp hiện đại hoá các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở có 
điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hoá. 
2,0 
0,25 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
3 6,0 
 a Tính cán cân xuất nhập khẩu: 
Cán cân XNK = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu. 
cán cân xuất nhập khẩu của n−ớc ta giai đoạn 1990-2005 
 (Đơn vị: Tỉ USD) 
Năm 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2005 
Cáncân XNK - 0,4 + 0.1 - 1,7 - 3,8 - 2,1 - 1,1 - 4,4 
0,5 
 3
 b Vẽ biểu đồ: 
- Hai đ−ờng biểu diễn giá trị xuất khẩu, nhập khẩu, ở giữa là cán 
cân. 
- Vẽ dạng biểu đồ khác không cho điểm 
- Yêu cầu: 
+ Có tên biểu đồ, chia tỉ lệ chính xác trên trục tung, trục hoành, ghi 
số liệu, có ký hiệu, chú giải... 
+ Thiếu mỗi yêu cầu trừ 0,25 điểm 
2,5 
 c Nhận xét và giải thích: 
* Giá trị xuất nhập khẩu: 
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng (d/c). 
- Giá trị xuất khẩu tăng (d/c). 
- Giá trị nhập khẩu tăng và không ổn định (d/c). 
- Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu (d/c) 
- Nguyên nhân: 
+ Đổi mới về cơ chế quản lý... 
+ Mở rộng thị tr−ờng, củng cố thị tr−ờng truyền thống, xây dựng thị 
tr−ờng trọng điểm. 
+ Tăng mặt hàng xuất khẩu đã qua chế biến, tạo mặt hàng xuất khẩu 
chủ lực. 
+ Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới (WTO ...) 
+ Đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH nên nhu cầu nhập khẩu máy 
móc, nguyên nhiên vật liệu lớn. 
+ Nhập khẩu hàng tiêu dùng nhằm cải thiện đời sống nhân dân, tạo 
môi tr−ờng cạnh tranh với các cơ sở trong n−ớc. 
* Cán cân XNK: 
- Luôn nhập siêu (trừ năm 1992) do nhập khẩu t− liệu sản xuất (giá 
đắt), xuất khẩu nông lâm thuỷ sản, hàng công nghiệp nhẹ... (giá rẻ) 
- Cán cân XNK đang tiến dần tới sự cân đối, hiện nay vẫn nhập siêu 
nh−ng bản chất khác với thời kỳ tr−ớc đó. 
3,0 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
4 6,0 
 a Chứng minh Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ 
tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả n−ớc. Nguyên nhân. 
* Chứng minh: 
 - Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau 
lan toả theo nhiều h−ớng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: 
+ Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả (Công nghiệp cơ khí, khai thác 
than, vât liệu xây dựng) 
+ Đáp Cầu – Bắc Giang (CN Vật liệu xây dựng, phân hoá học) 
+ Đông Anh – Thái Nguyên (CN cơ khí, luyện kim) 
+ Việt Trì - Lâm Thao ( CN hoá chất, giấy) 
+ Hoà Bình – Sơn La (CN thuỷ điện) 
+ Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hoá (CN dệt – may, điện, vật liệu 
xây dựng). 
* Đồng bằng sông Hồng và phụ cận có mức độ tập trung công 
nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả n−ớc vì: 
- Vùng có vị trí địa lí thuận lợi: 
+ Giáp Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Biển Đông. 
4,0 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,5 
 4
+ Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tam giác công 
nghiệp Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. 
- Tài nguyên thiên nhiên: 
+ Tài nguyên khoáng sản tập trung ở vùng phụ cận phong phú (nhất 
là than) 
+ ĐBSH là vùng trọng điểm l−ơng thực, thực phẩm lớn thứ 2 cả 
n−ớc, cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho các ngành công 
nghiệp chế biến. 
- Dân c− đông đúc, nguồn lao đông dồi dào, chất l−ợng lao động 
cao, là nơi tập trung đông đảo lực l−ợng lao đông có trình độ chuyên 
môn kĩ thuật. 
- Cơ sở vật chất kĩ thuật mạnh, cơ sở hạ tầng tốt (d/c). 
- Có Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá lớn 
hàng đầu cả n−ớc. 
- Có sức thu hút đầu t− trong và ngoài n−ớc. 
- Có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời 
0,5 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
0,25 
 b Một số đặc điểm nổi bật của vùng nông nghiệp Trung du và miền 
núi Bắc Bộ: 
* Điều kiện sinh thái nông nghiệp: 
- Núi, cao nguyên ,đồi thấp. 
- Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu... 
- Khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh. 
* Điều kiện kinh tế - xã hội: 
- Mật độ dân số t−ơng đối thấp, dân c− có kinh nghiệm sản xuất lâm 
nghiệp, trồng cây công nghiệp. 
- ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao 
thông t−ơng đối thuận lợi. ở vùng núi còn nhiều khó khăn. 
* Trình độ thâm canh: nhìn chung còn thấp, sản xuất theo kiểu 
quảng canh, đầu t− ít lao động và vật t− nông nghiệp. ở vùng trung 
du trình độ thâm canh đang đ−ợc nâng cao. 
* Chuyên môn hoá sản xuất: 
- cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu...) 
- Đậu t−ơng, lạc, thuốc lá. 
- Cây ăn quả, cây d−ợc liệu. 
- Trâu, bò (thịt, sữa) lợn. 
2,0 
0,5 
0,5 
0,5 
0,5 
Tổng số 04 câu, 20 điểm. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_HDC_thi_HSG_tinh.pdf