Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 môn thi: Địa lý – lớp 12 – thpt

doc 5 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1278Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 môn thi: Địa lý – lớp 12 – thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2014 - 2015 môn thi: Địa lý – lớp 12 – thpt
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Địa lí
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 02/4/2015
Câu I. (4,0 điểm)
1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh và giải thích sự khác nhau về chế độ mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên.
2/ Tại sao quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta? 
Câu II. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu :
MẬT ĐỘ DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
VÀ TỈNH BẮC NINH NĂM 2013.
Khu vực
Mật độ dân số trung bình (người/km2)
Cả nước
271
Đồng bằng sông Hồng
1287
Tỉnh Bắc Ninh
1354
(Nguồn: Niên giám thống kê 2013, Nhà xuất bản Thống kê 2014)
1/ Nhận xét về mật độ dân số trung bình của tỉnh Bắc Ninh so với cả nước và Đồng bằng sông Hồng. Giải thích vì sao tỉnh Bắc Ninh là nơi có mật độ dân số cao của nước ta?
2/ Hãy đề xuất một số biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
Câu III. (5,0 điểm) 
1/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta. Phân tích ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.
2/ Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng?
Câu IV. (4,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
SỐ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI CỦA NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2005 - 2012
Năm
Số thuê bao điện thoại (nghìn thuê bao)
Số thuê bao điện thoại trên 100 dân
Tổng số
Chia ra
Cố định
Di động
2005
15845,0
7126,9
8718,1
19,1
2007
56189,7
11165,7
45024,0
66,7
2010
124311,1
12740,9
111570,2
143,0
2012
141229,8
9556.1
131673,7
159,1
	(Nguồn: Niên giám thống kê 2012, Nhà xuất bản Thống kê 2013)
1/ Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển mạng điện thoại của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2012.
	2/ Nhận xét và giải thích tình hình phát triển mạng điện thoại ở nước ta trong giai đoạn trên.
Câu V. (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1/ Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có nhiều tiềm năng trong phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2/ Phân tích khả năng, hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
--------------Hết--------------
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXBGD Việt Nam phát hành
Họ và tên thí sinhSố báo danh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: ĐỊA LÍ
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
So sánh và giải thích sự khác nhau về chế độ mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên .
3,00
* So sánh sự khác nhau:
- Tổng lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm của Duyên Hải Nam Trung Bộ thấp hơn so với Tây Nguyên, thể hiện rõ qua bản đồ (P) TB năm và trạm khí hậu Nha Trang và Đà Lạt.
 + Tây Nguyên: lượng mưa trung bình năm lớn 1800mm – 2800mm. Tại Trạm Đà Lạt: trên 1800mm. 
+ Duyên hải Nam Trung Bộ (Trạm Nha Trang): 1200mm đến 1600mm
- Chế độ mưa có sự phân hóa theo thời gian: 
 ./ DHNTB: mùa mưa trùng với mùa thu đông, từ tháng 8 đến tháng 12, chiếm hơn 70% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa lớn nhất là tháng 10 hoặc tháng 11. (Dẫn chứng trạm khí hậu Nha Trang)
 ./ Tây Nguyên: mùa mưa trùng với mùa hạ, từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9. Sự tương phản giữa mùa mưa và mùa khô sâu sắc hơn so với DHNTB (D/c: Trạm khí hậu Đà Lạt) 
- Có sự phân hóa theo không gian:
 + DHNTB: Phía Bắc (Đà Nẵng – Quảng Nam) mưa nhiều hơn so với phía Nam (Ninh Thuận – Bình Thuận)
 + Tây Nguyên: ít có sự phân hóa hơn.
*. Giải thích:
- Về tổng lượng mưa: 
 + Tây Nguyên: có địa hình cao, đón gió nên lượng mưa lớn.
 + DHNTB: có địa hình thấp, khu vực Ninh Thuận – Bình Thuận có địa hình song song với hướng gió nên có lượng mưa rất thấp.
- Về thời gian mưa: Do tác động của gió với địa hình dãy Trường Sơn Nam
./ Tây Nguyên (phía Tây dãy TSN): mưa vào mùa hạ do chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Tây Nam từ Vịnh Bengan thổi vào, gặp bức chắn địa hình, gây mưa lớn 
 ./ DHNTB phía Đông dãy TSN): mưa vào mùa thu đông do tác động của địa hình đón gió tín phong đông bắc từ biển vào, bão nhiệt đới, dải hội tụ nhiệt đớinên gây mưa.
- Về sự phân hóa theo không gian: ở phía Bắc của DHNTB do có địa hình cao, đón gió nên mưa nhiều trong khi phía Nam của vùng có địa hình song song với hướng gió nên mưa ít hơn.
0.50
0,50
0,50
0,50
0,50
0,50
2
Tại sao quá trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta? 
1,00
- Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, mưa tập trung theo mùa đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phong hóa hình thành một lớp đất dầy. Mưa nhiều thúc đẩy quá trình rửa trôi các chất hòa tan như Ca, Mg, K... làm cho đất bị chua, đồng thời có sự tích tụ các oxit sắt (Fe203) và oxit nhôm (Al2O3) làm cho đất có màu đỏ vàng, gọi là đất feralit.
- Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp dưới 1000m trên đá mẹ axit, đá mẹ badan, nên quá trình phong hóa, rửa trôi và tích tụ diễn ra mạnh.
0,50
0,50
II
1
Nhận xét về mật độ dân số trung bình của tỉnh Bắc Ninh so với cả nước và Đồng bằng sông Hồng. Giải thích vì sao tỉnh Bắc Ninh là nơi có mật độ dân số cao của nước ta?
1,50
* Nhận xét: 
- Bắc Ninh là tỉnh có mật độ dân số rất cao (1354 người/km2)
- Mật độ dân số TB của Bắc Ninh cao gấp gần 5 lần cả nước và gấp 1,05 lần so với ĐBSH.
* Giải thích:
- Tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất nước và dân số khá đông ( Năm 2013 trên 1 triệu người)
- Vị trí địa lí rất thuận lợi (Diễn giải)
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi (Địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước)
- Lịch sử khai thác và định cư sớm so với nhiều địa phương khác trong cả nước; .
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Đề xuất một số biện pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở Bắc Ninh hiện nay
1,50
- Kết hợp với các địa phương khác trong cả nước để phân bố lại dân cư và nguồn lao động
- Thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, nhằm giảm sức ép về vấn đề việc làm
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, đặc biệt đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
- Nâng cao chất lượng nguồn lao động
- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
- Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, để đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
III
1
Trình bày tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp ở nước ta. Phân tích ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
3,50
a/ Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp:
* Tình hình phát triển:
- Vai trò: Giá trị sản xuất cây CN trong tổng GTSX ngành trồng trọt nước ta liên tục tăng (từ 24% năm 2000 tăng lên 25,6% năm 2007)
- Cơ cấu cây công nghiệp đa dạng: (Diễn giải)
- Diện tích gieo trồng cây công nghiệp:
+ Tổng diện tích gieo trồng tăng liên tục qua các năm (từ 2.229 nghìn ha năm 2000 tăng lên 2.667 nghìn ha năm 2007, tăng 1,2 lần)
+ Trong đó diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm (1,3 lần so với 1,1 lần)
- Một số cây công nghiệp quan trọng của nước ta có diện tích và sản lượng lớn là cà phê, cao su, điều(Dẫn chứng). 
- Trên phạm vi cả nước đã hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp (Dẫn chứng)
* Tình hình phân bố:
- Có sự phân hóa theo vùng: 
+ Các vùng có mức độ tập trung cây công nghiệp cao: ĐNB, Tây Nguyên, TDMNBB
+ Các vùng còn lại có mức độ tập trung cây công nghiệp thấp hơn
- Sự phân bố của một số loại cây công nghiệp chủ yếu: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều
b/ Ý nghĩa của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
- Tạo điều kiện khai thác hợp lí các tiềm năng của từng vùng và phát triển hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội:
+ Giảm được chi phí vận chuyển, tạo sức cạnh tranh trên thị trường.
+ Các nhà máy chế biến lại chính là cơ sở để các vùng chuyên canh tồn tại và mở rộng quy mô đầu tư sản xuất
+ Tạo điều kiện gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Tại sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng?
1,50
- Do 2 vùng này có:
+ Vị trí địa lí thuận lợi (nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, gần biển, gần các vùng giàu có về tài nguyên thiên nhiên,)
+ Kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là hệ thống GTVT, TTLL, điện, nước.
+ Tập trung nguồn lao động đông đảo, có chất lượng cao
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn 
+ Kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác 
+ Nguyên nhân khác: đổi mới cơ chế quản lí, năng động, thích ứng với cơ chế thị trường)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
IV
Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện tình hình phát triển mạng điện thoại của nước ta trong giai đoạn 2005 - 2012.
2,00
- Yêu cầu: 
+ Vẽ đúng dạng biểu đồ kết hợp cột chồng-đường
+ Chính xác về khoảng cách năm
+ Có chủ giải và tên biểu đồ
 + Đẹp chính xác về số liệu trên biểu đồ 
( Chú ý: Nếu học sinh sai dạng biểu đồ không cho điểm; sai hoặc thiếu một trong các nội dung trên thì bị trừ 0,25 điểm)
Nhận xét và giải thích tình hình phát triển mạng điện thoại.
2,00
a/ Nhận xét:
- Số thuê bao điện thoại của nước ta không ngừng tăng qua các năm (Dẫn chứng). Trong đó: 
 + Mạng điện thoại cố định đang có chiều hướng giảm (Dẫn chứng) 
 + Di động tăng rất nhanh và chiếm đa số trong tổng số thuê bao điện thoại của nước ta (Dẫn chứng) 
- Số thuê bao điện thoại trên 100 dân cũng tăng nhanh (Dẫn chứng)
b/ Giải thích:
- Tổng số thuê bao điện thoại không ngừng tăng do mạng lưới viễn thông ngày càng phát triển, đa dạng và hiện đại; do đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng tăng; giá cả phù hợp với đa số người tiêu dùng.
- Số thuê bao điện thoại di động tăng nhanh do tính cơ động, linh hoạt, tiện lợi của loại sản phẩm này; trong khi thuê bao cố định thì ngược lại.
- Số thuê bao điện thoại/100 dân ngày càng tăng là do tổng số thuê bao điện thoại có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dân số.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
0,25
V
1
Chứng minh Đông Nam Bộ là vùng có tiềm năng lớn trong phát triển tổng hợp kinh tế biển.
2,00
* Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa
- Vùng có trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước: với các bể trầm tích chứa dầu, khí lớn, đặc biệt là 2 bể trầm tích Cửu Long, Nam Côn Sơn, nhiều mỏ đã được khai thác: Rồng, Bạch Hổ, 
- Là tiềm năng lớn cho ĐNB phát triển công nghiệp khai thác dầu, khí, công nghiệp lọc hóa dầu.
* Khai thác và nuôi trồng thủy sản:
- Vùng biển ĐNB có nguồn lợi hải sản phong phú: trữ lượng cá biển chiếm gần 40% cả nước. ĐNB nằm gần 2 ngư trường trọng điểm, có một bộ phận là ngư trường trọng điểm (Dẫn chứng)
- Có nhiều đảo ven bờ, rừng ngập mặn, thuận lợi nuôi trồng thủy sản.
* Du lịch biển: có nhiều bãi biển đẹp, khu dự trữ sinh quyển,  có khả năng thu hút khách du lịch (Dẫn chứng)
* Giao thông vân tải biển: vùng có khả năng xây dựng và mở rộng hệ thống cảng biển, lại liền kề với tuyến hàng hải quốc tế thuận lợi mở rộng giao lưu 
0,5
0,5
0,5
0,5
2
Phân tích khả năng, hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc của vùng.
2,00
a/ Khả năng:
* Thuận lợi: 
- Có nhiều đồng cỏ chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700 m để phát triển chăn nuôi trâu, bò ( lấy thịt, lấy sữa), ngựa, dê
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp cho việc chăn nuôi trâu.
- Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn do giải quyết tốt vấn đề lương thực cho người.
* Khó khăn :
- Đồng cỏ năng suất chưa cao chủ yếu là cỏ tạp khó cải tạo, nâng cao năng suất.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt cao dễ phát sinh dịch bệnh, đôi khi có hiện tượng cực đoan.
- Mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật cho chăn nuôi còn lạc hậu. Giao thông đi lại còn khó khăn nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
b/ Hiện trạng : 
- Trâu được nuôi rộng rãi, đàn trâu có khoảng 1,7 triệu con (năm 2005) chiếm 3/5 tổng đàn trâu cả nước.
- Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu ( Sơn La). Đàn bò có khoảng 900 nghìn con ( năm 2005) bằng 16% đàn bò của cả nước.
- Đàn lợn trong vùng tăng nhanh. Năm 2005 có hơn 5 triệu con chiếm 21% đàn lợn cả nước. Tập trung nhiều hơn ở khu vực trung du.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
Lưu ý : Nếu học sinh trình bày theo cách khác so với đáp án nhưng vẫn đảm bảo những nội dung theo yêu cầu vẫn có thể cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 12.doc