Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2012 - 2013 môn thi: Địa lý – lớp 12 – thpt

doc 6 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1373Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2012 - 2013 môn thi: Địa lý – lớp 12 – thpt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Bắc Ninh năm học 2012 - 2013 môn thi: Địa lý – lớp 12 – thpt
UBND TỈNH BẮC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2012 – 2013
MÔN THI: ĐỊA LÍ - LỚP 12 - THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013
================
Câu I (5,0 điểm)
1/ Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm của nước ta
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng I (0C)
Nhiệt độ trung bình tháng VII (0C)
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1
(Nguồn: Sách giáo khoa địa lí lớp 12-NXBGD)
Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?
2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ với Duyên hải miền Trung.
Câu II (3,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta.
2/ Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Nêu một số phương hướng chính để khắc phục tình trạng phân bố dân cư chưa hợp lí ở nước ta hiện nay.
Câu III (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ Phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007.
2/ Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân?
Câu IV (4,0 điểm) 
Cho bảng số liệu:
Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2010
Năm
Số dự án
Vốn đăng kí 
(triệu USD)
Trong đó: vốn thực hiện (triệu USD)
1991
152
1292
329
1997
349
5591
3115
2000
391
2839
2414
2006
987
12004
4100
2010
1237
19886
11000
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011)
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 – 2010.
2/ Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn trên.
Câu V (4,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
2/ Phân tích các thế mạnh để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
--------------Hết--------------
(Đề thi gồm 01 trang)
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: ĐỊA LÍ 
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 06 trang)
Câu I (5,0 điểm)
1/ Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình tháng I (0C)
Nhiệt độ trung bình tháng VII (0C)
Nhiệt độ trung bình năm (0C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Hà Nội
16,4
28,9
23,5
Vinh
17,6
29,6
23,9
Huế
19,7
29,4
25,1
Quy Nhơn
23,0
29,7
26,8
TP Hồ Chí Minh
25,8
27,1
27,1
Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?
2/ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ với Duyên hải miền Trung của nước ta.
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
I
Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân?
2,50
1
* Nhận xét:
- Nhiệt độ trung bình tháng I: 
+ Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam (D/c:).
+ Sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa các địa điểm phía Bắc với các địa điểm phía Nam (D/c:).
- Nhiệt độ trung bình tháng VII: 
+ Ít có sự thay đổi từ Bắc vào Nam, nhiệt độ trung bình của Vinh cao hơn Huế và của Quy Nhơn cao hơn TP Hồ Chí Minh.
+ Sự chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rất ít (D/c:).
- Nhiệt độ trung bình năm cũng có sự thay đổi, càng vào Nam nhiệt độ càng tăng (D/c: ).
- Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam (D/c: ).
* Giải thích: 
- Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì: 
+ Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc cũng yếu dần khi vào đến Huế chỉ còn thời tiết lạnh, vào đến phía Nam thì hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
- Tháng I có sự chênh lệch nhiệt độ lớn từ Bắc vào Nam vì đây là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc ở miền Bắc.
- Tháng VII do hoạt động của gió mùa mùa hạ nên sự chênh lệch nhiệt độ ít. Huế và TP Hồ Chí Minh do có lượng mưa nhiều nên nhiệt độ thấp hơn so với Vinh và Quy Nhơn
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Trình bày và giải thích sự khác biệt về thời gian mùa mưa giữa Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ với Duyên hải miền Trung.
2,50
* Trình bày:
- Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thời gian mưa vào khoảng từ tháng V đến tháng X, tháng có lượng mưa cao nhất thường là tháng VIII, tháng IX.
- Duyên hải miền Trung có thời gian mưa vào khoảng tháng IX đến tháng XII (mưa vào thu - đông), tháng có lượng mưa cao nhất thường là tháng X, XI.
* Nguyên nhân:
- Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có thời gian mưa vào khoảng từ tháng V đến tháng X do chịu tác động của gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào:
+ Ở Bắc Bộ là do gió Đông Nam thổi từ vịnh Bắc Bộ. Ở Tây Nguyên và Nam Bộ là do gió Tây Nam thổi từ Ấn Độ Dương vào.
+ Vào thời gian còn lại (từ tháng XI đến tháng IV năm sau) ở Bắc Bộ do chịu tác động của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh khô , Tây Nguyên và Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong có tính chất khô nên ít mưa.
- Duyên hải miền Trung có thời gian mưa vào khoảng tháng IX đến tháng XII do nằm ở vị trí đón gió Đông Bắc từ biển thổi đến (do tác động kết hợp của địa hình với hướng gió), cùng với đó là tác động của các nhân tố gây mưa khác như bão, dải hội tụ nhiệt đới,
+ Vào mùa hạ vùng này có lượng mưa ít do khuất gió, chịu tác động của hiệu ứng phơn,
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,50
0,25
Câu II (3,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta.
2/ Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Nêu phương hướng khắc phục tình hình phân bố dân cư chưa hợp lí hiện nay ở nước ta.
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
II
3,0 điểm
1
Nhận xét về mạng lưới đô thị của nước ta.
1,00
- Về quy mô dân số: chia làm 5 loại (DC)
- Về phân cấp đô thị: chia 5 loại (theo Atlat) (DC)
- Về chức năng: đa dạng bao gồm chức năng kinh tế, hành chính và tổng hợp (DC)
- Về phân bố: các đô thi tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển, 
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí. Nêu phương hướng khắc phục tình hình phân bố dân cư chưa hợp lí hiện nay ở nước ta.
2,00
* Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí: 
- Giữa các vùng đồng bằng với miền núi, cao nguyên:
+ Đồng bằng: tập trung khoảng 75% dân số, mật đô dân số cao (DC)
+ Miền núi và trung du: mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng (DC)
- Giữa thành thị với nông thôn: dân cư nước ta phần lớn sống ở nông thôn, tỉ lệ dân thành thị còn thấp (DC)
- Phân bố dân cư còn chưa hợp lí ngay trong nội vùng và cùng khu vực (DC) .
* Phương hướng:
+ Phân bố lại dân cư và lao động trong địa bàn cả nước, trong từng vùng nhằm sử dụng hợp lí lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng và cả nước. 
+ Phát triển kinh tế xã hội ở miền núi để thu hút lao động ở vùng khác lên.
+ Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
+ Phương hướng khác : hạn chế nạn di dân tự do, ...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu III (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000 - 2007.
2/ Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân?
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
III
4,0 điểm
1
Nhận xét và giải thích về tình hình phát triển và phân bố ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản của nước ta giai đoạn 2000-2007.
2,00
* Đánh bắt hải sản:
- Sản lượng thủy sản khai thác tăng liên tục: năm 2007 đạt 2.074,5 nghìn tấn, gấp 1,2 lần năm 2000.
- Phân bố: Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, phát triển mạnh nhất ở các tỉnh Duyên hải Nam trung Bộ và Nam Bộ, dẫn đầu là các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau.
* Nuôi trồng thủy sản:
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng tăng liên tục: năm 2007 đạt 2.123,3 nghìn tấn, gấp 3,6 lần năm 2000.
- Do có tốc độ tăng nhanh hơn ngành đánh bắt nên ngành nuôi trồng ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu (DC)
- Đối tượng thủy sản nuôi trồng ngày càng đa dạng, trong đó nuôi tôm và cá nước ngọt phát triển mạnh.
- Phân bố: 
+ ĐBSCL là vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước, nổi bật là các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang.
+ Nuôi cá nước ngọt tập trung ở ĐBSCL và ĐBSH, đặc biệt là các tỉnh An Giang, Đồng Tháp...
0,25
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. Giải thích nguyên nhân?
2,00
* Chứng minh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta:
- Về quy mô: đều có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước, trên 120 nghìn tỉ đồng.
- Về cơ cấu ngành:
+ Trung tâm công nghiệp Hà Nội có cơ cấu ngành khá đa dạng, (DC)
+ Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cơ cấu ngành khá hoàn chỉnh(DC)
 + Cả hai trung tâm đều có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm , mũi nhọn có hàm lượng kĩ thuật cao (DC)
* Giải thích nguyên nhân
- Vị trí địa lí : đều nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, tiếp giáp, liền kề với nhiều vùng có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp( DC)
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: cả hai đều nằm trong các vùng có địa hình khá bằng phẳng, nguồn nước dồi dào
- Dân cư, nguồn lao động: đều có dân cư đông, nguồn lao động có chuyên môn và trình độ kĩ thuật cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Nguyên nhân khác: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật khá đồng bộ, hiện đại; thu hút mạnh đầu tư nước ngoài;
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu IV (4,0 điểm) Cho bảng số liệu:
Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991- 2010
Năm
Số dự án
Vốn đăng kí 
(triệu USD)
Trong đó: vốn thực hiện (triệu USD)
1991
152
1292
329
1997
349
5591
3115
2000
391
2839
2414
2006
987
12004
4100
2010
1237
19886
11000
1/ Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2010
2/ Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn trên.
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
IV
4,0 điểm
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 2010
2,00
- Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường
- Yêu cầu:
 + Chính xác về khoảng cách năm
 + Có chú giải và tên biểu đồ
 + Đẹp, chính xác về số liệu trên biểu đồ
( Chú ý: Nếu học sinh sai dạng biểu đồ không cho điểm; sai hoặc thiếu một trong các nội dung trên thì bị trừ 0,25 điểm)
2
Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn trên.
2,00
* Nhận xét:
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta trong giai đoạn 1991- 2010 có xu hướng ngày càng tăng lên: số dự án tăng; vốn đăng kí và vốn thực hiện đều tăng( DC)
- Sự gia tăng có khác nhau theo từng giai đoạn: tăng nhanh trong giai đoạn 1991- 1997, giảm trong giai đoạn 1997- 2000, sau đó tiếp tục tăng 
( DC)
* Giải thích 
- Nước ta đang tiến hành đổi mới, là thị trường mới, có nhiều hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nên đầu tư nước ngoài vào nước ta có xu hướng tăng lên
- Sự khác nhau giữa các giai đoạn do sự thay đổi của chính sách trong nước, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 1997 nên vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta giảm 
0,50
0,50
0,50
0,50
Câu V (4,0 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
1/ So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
2/ Phân tích các thế mạnh để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng .
Câu
Ý
Hướng dẫn chấm
Điểm
V
4,0 điểm
1
So sánh thế mạnh về tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
2,00
* Giống nhau:
- Có các cao nguyên và đồi núi thấp, thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,(CN Mộc Châu, Sơn La, Pleiku, Đắklắk..)
- Đất đai: nhóm đất feralit với diện tích rộng tạo điều kiện thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực hoa màu
- Khí hậu phân hóa, có cả khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, cho phép hai vùng có thể sản xuất nông nghiệp với sản phẩm đa dạng.
* Khác nhau:
- Đất
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi (Than Uyên, Nghĩa Lộ,) tạo điều kiện trồng nhiều loại cây.
+ Tây Nguyên: badan màu mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu trên quy mô lớn
- Khí hậu: 
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi, là thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi); khí hậu núi cao (vùng núi Hoàng Liên Sơn, vùng núi giáp biên giới ở Cao Bằng, Lạng Sơn,..) thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý, cây ăn quả, rau ôn đới, hoa xuất khẩu
+ Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới. Trên các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu mát mẻ thuận lợi cho việc trồng cây chè.
- Điều kiện khác:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số đồng cỏ khá lớn (so với Tây Nguyên) trên các cao nguyên (Mộc Châu, Sơn La..) để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê
+ Tây Nguyên: có một số đồng cỏ nhỏ tạo điều kiện cho chăn nuôi trâu, bò..
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Phân tích các thế mạnh để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
2,00
- Vị trí địa lí: ĐBSH nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa TD&MN Bắc Bộ với Biển Đông rộng lớn; nằm ở trung tâm Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc do đó, việc giao lưu giữa ĐBSH với các vùng khác trong cả nước và với các nước trên thế giới trở nên thuận lợi
- Tài nguyên thiên nhiên: tương đối đa dạng, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp; tài nguyên nước phong phú, đường bờ biển dài thuận lợi trong sự phát triển các ngành kinh tế biển..
- Dân cư - nguồn lao động: đông, có chuyên môn kĩ thuật cao thuận lợi cho việc phát triển nhiều ngành kinh tế.
- Cơ sở hạ tầng: đồng bộ, hoàn chỉnh đáp ứng tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện (DC)
- Các thế mạnh khác: lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, vùng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào loại nhất nước ta, 
0,50
0,50
0,25
0,25
0,25
0,25
Lưu ý ; nếu học sinh trình bày theo cách khác so với đáp án nhưng vẫn đảm bảo những nội dung theo yêu cầu vẫn có thể cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docDIA LI.doc