PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN CHÂU THÀNH Năm Học: 2013-2014 Môn: Vật Lý – Lớp 6 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Học sinh làm tất cả các bài toán sau đây: Bài 1: (3 điểm) Một học sinh định đổ đầy nước vào một chai thủy tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn nước đá của tủ lạnh. Có nên làm như vậy không? Hãy giải thích tại sao? Bài 2: (4 điểm) a). Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng? b). Hai chiếc cầu thép giống nhau, mỗi nhịp dài 100m. Một chiếc nằm ở phương Bắc có nhiệt độ thay đổi trong năm từ -200C đến 200C . Chiếc cầu thứ hai ở phương Nam có nhiệt độ thay đổi trong năm từ 200C đến 500C. Hỏi khoảng trống dự phòng ở chỗ nối các nhịp phải bằng bao nhiêu khi ở 00C. Biết rằng, khi nhiệt độ tăng thêm 10C thì chiều dài của thép làm cầu tăng thêm 0,000012 chiều dài ban đầu. Bài 3: (4 điểm) Một người muốn lấy 0,7 kg gạo từ một túi gạo có khối lượng 1 kg, người đó dùng cân Rôbecvan, nhưng trong bộ quả cân chỉ còn lại một số quả cân loại 200g. Chỉ bằng một lần cân, hãy tìm cách lấy ra 0,7 kg gạo ra khỏi túi 1kg nêu trên. Bài 4: (4 điểm) Một đòn bẩy có OA = 2OB, người ta treo các A O B quả nặng vào hai đầu A và B (như hình vẽ, O cố định), nếu khối lượng các quả nặng bằng nhau, đòn bẩy có cân bằng không? Nếu không thì phải làm thế nào để đòn bẩy cân bằng? Bài 5: (5 điểm) Biết 10 lít cát có khối lượng 15 kg. a). Tính thể tích của 2 tấn cát. b). Tính trọng lượng của một đống cát 6m3. _____Hết_____ PHÒNG GD-ĐT CHÂU THÀNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI VÒNG HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014 VẬT LÝ – KHỐI 6 BÀI CÂU NỘI DUNG BÀI GIẢI BIỂU ĐIỂM 1 Không nên làm như vậy. Đối với nước khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước co lại chứ không nở ra, điều này cũng có nghĩa là khi nước ở nhiệt độ bình thường trong chai đặt trong ngăn đá của tủ lạnh làm giảm nhiệt độ xuống 00C, nước đông thành đá sẽ có thể tích lớn hơn thể tích nước ban đầu. Như vậy, khi đông thành đá, chai sẽ bị vỡ, rất nguy hiểm. 3 điểm 1 0,5 0,5 0,5 0,5 2 a).Theo công thức D=mV , Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể của vật giảm nên khối lượng riêng của vật sẽ tăng. b). So với 00C, chiếc cầu ở phương Bắc tăng nhiệt độ lên 200C (khoảng hạ nhiêt xuống -200C, cầu bị co lại và ta không quan tâm đến điều này). Chiều dài nhịp cầu tăng thêm: 0,000012.200C. 100m = 0,024m = 24mm. Vậy khoảng hở dự phòng là 24mm. So với 00C , chiếc cầu ở phương Nan tăng nhiệt độ lên 500C . Chiều dài nhịp cầu tăng thêm: 0,000012. 500C.100m = 0,06m = 6cm. Vậy khoảng hở dự phòng là 6cm. 4 điểm 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 3 Đặt hai quả cân loại 200g lên một đĩa cân, rồi lấy gạo trong túi đổ lên hai đĩa cân. San xẻ gạo ở hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng. Khi đó phần gạo ở đĩa không có quả cân có khối lượng đúng bằng 0,7 kg. Thực vậy, khối lượng hai đĩa cân bằng nhau: m = 1000 +2.2002 = 700g = 0,7kg 4 điểm 0,75 0,75 0,75 0,75 0,5 0,5 4 Ta thấy OA = 2.OB mà PA = 2PB nên đầu A bị hạ xuống. Để đòn bẩy cân bằng thì phải: Khi giữ nguyên hai điểm treo (OA = 2.OB) thì cần phải có: PA = 2PB . Vậy ta phải dời bớt một vật ở đầu A sang B. Nếu giữ nguyên các vật treo (PA = 2PB) thì ta cần phải có OB = 2.OA. Vật ở đầu B không thể dời xa hơn. Vậy phải dời vật ở đầu A lại gần điểm tựa O sao cho OB = 2.OA Có thể bỏ bớt một vật ở đầu A, đồng thời dời điểm treo vào để OA =OB. 4 điểm 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 5 a).Thể tích của một tấn cát: 1 lít = 1dm3 = 11000 m3 , tức là cứ 1100 m3 cát nặng 15kg. Khối lượng riêng của cát là: D=mV =151100 = 1500kg/m3. Vậy 1 tấn cát có thể tích: V=mD =10001500 = 23 m3. Thể tích của 2 tấn cát: V = 2.23 m3 = 43 m3 b). Trọng lượng của 6 m3 cát: Khối lượng cát có trong 1 m3 cát là 1500kg. Khối lượng cát có trong 6 m3 cát là 6.1500 = 9000kg. Trọng lượng của 6 m3 cát là P = 10.m = 10. 9000 = 90000 N 5 điểm 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 0,5 0,5 Chú ý : Học sinh làm cách khác, nếu đúng cho đủ điểm theo từng câu.
Tài liệu đính kèm: