Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên

pdf 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thủy Nguyên
 UBND HUYỆN THỦY NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2015-2016 
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 8 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
Đề thi gồm 02 câu và 01 trang 
Câu 1: (3,0 điểm) 
CHUYỆN LOÀI ỐC SÊN 
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra 
phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!” 
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không 
nhanh- Mẹ nói . 
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo 
cái bình vừa nặng vừa cứng đó?’’ 
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy’’. 
“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không 
biến hóa được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?’’ 
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”. 
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ 
chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”. 
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!-Ốc sên mẹ an ủi con-Chúng ta không dựa vào 
trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”. 
 (Theo nguồn Internet) 
Suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện. 
Câu 2. (7,0 điểm) 
Sự gặp gỡ và khác biệt ở hai bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu và “Ngắm 
trăng” (Vọng nguyệt) của Hồ Chí Minh. 
------------------- HẾT------------------- 
* Lưu ý: - Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. 
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
UBND HUYỆN THUỶ NGUYÊN 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2015 - 2016 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
MÔN: NGỮ VĂN 8 
------------ 
A. YÊU CẦU CHUNG 
 Do yêu cầu của kỳ thi và đặc thù của môn thi, giám khảo cần: 
1- Vận dụng “Hướng dẫn chấm” phải chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy 
móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài việc kiểm tra kiến thức 
cơ bản, giám khảo cần phát hiện và trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của 
một học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, có năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm 
bài tốt, diễn đạt có cảm xúc, có giọng điệu riêng...); đặc biệt khuyến khích những bài làm 
có sự sáng tạo, có phong cách. 
2- Đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả bài nhằm 
đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kỹ năng. 
3- “Hướng dẫn chấm” chỉ nêu những ý chính và các thang điểm cơ bản, trên cơ sở 
đó, giám khảo có thể thống nhất để định ra các ý chi tiết và các thang điểm cụ thể . 
4- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp 
lý, có sức thuyết phục giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để đánh giá, cho điểm một 
cách chính xác, khoa học, khách quan. 
B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
Câu Yêu cầu cần đạt điểm 
Câu 1 
(3,0đ) 
1. Hình thức: Học sinh có thể trình bày dưới dạng một bài văn ngắn. 
Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, hợp lí, lời văn lưu loát, sắc sảo, 
không sai lỗi chính tả. 
2. Nội dung: 
 Hiểu đúng vấn đề: Trong cuộc sống cần phải dựa vào chính mình 
để tồn tại và phát triển. 
- Học sinh có thể có nhiều cách trình bày và lí giải khác nhau. Cần 
trình bày được các nội dung cơ bản sau: 
a. Ý nghĩa câu chuyện của mẹ con ốc sên 
- Câu chuyện hai mẹ con ốc sên là hình tượng về con người trong 
cuộc sống. Trong cuộc sống , có những con người, có những lúc may 
mắn được nương dựa, che chở, bảo vệ Trong sự thắc mắc của con 
ốc sên con, sâu róm và giun đất chính là hình ảnh để nói về thời khắc 
may mắn đó của con người. 
- Nhưng có phải con người lúc nào cũng gặp được may mắn như thế. 
Điều quan trọng là con người biết chấp nhận hoàn cảnh, vươn lên, dựa 
vào nội lực chính mình. Đó vừa là quy luật có tính tất yếu , vừa là một 
yêu cầu đối với con người. 
b. Chứng minh ý nghĩa câu chuyện qua cuộc sống 
Hoc sinh tìm dẫn chứng thực tế để chứng minh 
c. Bàn luận vấn đề; 
Đây là một ý kiến đúng đắn có ý nghĩa sâu sắc; 
0,25 
 0,75 
0,5 
1,0 
+ Con người không bao giờ tồn tại một cách đơn lẻ mà bao giờ cũng 
gắn mình với môi trường tự nhiên, xã hội và trong môi trường sinh 
tồn ấy, rất tự nhiên, con người được cưu mang che chở. 
+ Nhưng mặt khác, mỗi con người cũng là một cá thể độc lập đơn 
nhất. Tồn tại phát triển bằng chính sự nỗ lực của mình. Đó chính là 
cái lâu dài, bền vững và quan trọng hơn cả. 
+ Từ cá nhân đến xã hội, đến mọi quốc gia, dân tộc đều gắn mình vào 
sự đảm bảo đó. 
Chúng ta cần phải biết dựa vào chính mình. Điều đó có ý nghĩa đối 
với sự phát triển của con người chân chính 
d. Liên hệ bản thân: 
- Dựa vào chính mình để sinh tồn, hòa nhập, để sáng tạo và phát 
triển. Dựa vào chính mình là yếu tố quan trọng nhất nhưng không phải 
là duy nhất cho cuộc sống. Con người cần biết kết hợp hài hòa giữa cá 
nhân và và tập thể. Đó là con đường dẫn tới hạnh phúc cho bản thân 
cho cộng đồng và cho nhân loại. 
 0,5 
Câu 2 
(7,0) 
Điểm 7: Đáp ứng xuất sắc các yêu cầu trên. Bài miêu tả hay, đặc sắc; 
kết hợp có hiệu quả với yếu tố tự sự và biểu cảm. Sử dụng được 
những hình ảnh so sánh, liên tưởng,... cùng những suy ngẫm độc đáo, 
thú vị nhưng cũng hết sức hồn nhiên, trong sáng. Diễn đạt mạch lạc, 
tự nhiên. Bài viết sạch đẹp, không mắc các lỗi về diễn đạt, chính tả. 
- Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu của điểm 7 song còn hạn chế ở bố 
cục, cách trình bài và lỗi văn phạm. 
- Điểm 5-4: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bố cục bài văn chặt 
chẽ, lời văn miêu tả có sáng tạo, sử dụng được nhiều hình ảnh so 
sánh, tưởng tượng độc đáo, thú vị. Bộc lộ cảm xúc tốt. Trình bày khá 
sạch đẹp. Mắc 2-3 lỗi diễn đạt hoặc chính tả. 
- Điểm 3: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Song sức viết chưa 
tốt, miêu tả còn hời hợt, cảm xúc sáo mòn. Còn mắc nhiều lỗi về văn 
phạm và lỗi chính tả. 
 Điểm 2: Đơn thuần là tả cảnh mùa xuân mà chưa gắn với chủ thể và 
hoàn cảnh của thể thể như đề yêu cầu (chưa hiểu đề); chưa đáp ứng 
được các yêu cầu trên . 
- Điểm 1: Lạc sang kiểu bài văn tự sự hoặc một dạng bài khác mà 
không phải là miêu tả. Trình bày quá cẩu thả, sai quá nhiều lỗi chính 
tả. 
 6,0 
- Điểm 0: Không làm bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_HSG_mon_Ngu_van_8.pdf