Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn: Dịa lí lớp 8

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn: Dịa lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2014 - 2015 môn: Dịa lí lớp 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
Đề thi có 2 trang
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2014-2015
 MÔN: ĐỊA LÍ LỚP 8 
Thời gian làm bài: 120 phút 
Trắc nghiệm: 3 điểm
	Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong số A; B; C; D cho các câu sau:
 1. Đỉnh núi cao nhất thế giới có tên là
A. Chô-mô-lung-ma	B. Phú Sĩ
C. Phan-xi-păng	D. Hi-ma-lay-a
 2. Ngành kinh tế phát triển mạnh nhất ở Tây Nam Á hiện nay là
A. trồng lúa mì, lúa gạo, chà là	B. chăn nuôi du mục
C. khai thác và chế biến dầu mỏ	 D. du lịch
 3. Khu vực Nam Á ít lạnh hơn các khu vực cùng vĩ độ là do 
A. chịu hưởng của biển và đại dương ở phía nam 	
B. có dãy Hi-ma-lay-a chắn gió lạnh ở phía bắc 
C. phần lớn diện tích nằm trong vùng nội chí tuyến 
D. ven biển có dòng biển nóng chảy qua
 4. Điểm nào dưới đây không đúng với châu Á?
	A. Có số dân đông nhất thế giới 	
 B. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới 
	C. Có nhiều chủng tộc cùng chung sống 
	D. Dân cư phân bố không đều 
 5. Cảnh quan biển nào của nước ta được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? 
	A. Cố đô Huế 	B. Bãi biển Nha Trang	
C. Vịnh Hạ Long	D. Phong Nha-Kẻ Bàng
6. Yếu tố địa hình đã làm khí hậu nước ta có sự phân hóa rõ rệt theo chiều 	
A. từ bắc vào nam 	 	B. từ đông sang tây
C. từ thấp lên cao	 D. thời gian
7. Ở nước ta, vùng nào và vào mùa nào tính chất nóng ẩm bị xáo trộn nhiều nhất?
	A. Mùa hè ở miền Bắc 	B. Mùa hè ở miền Nam 
C. Mùa đông ở miến Nam	D. Mùa đông ở miền Bắc	
 8. Ở nước ta, các mỏ khoáng sản sắt, than đá, thiếc, bô xít tập trung nhiều nhất ở vùng
	A. Đông Bắc	B. Tây Bắc 
	C. thềm lục địa	D. Tây Nguyên
9. Mạng lưới sông hình nan quạt làm lũ tập trung nhanh và đột ngột là đặc điểm của 
 	A. hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang	B. hệ thống sông Hồng 
	C. hệ thống sông Trung bộ 	D. hệ thống sông Mê Công
10. Nam Định là một tỉnh ven biển. Đất ở đây chủ yếu thuộc nhóm 	
	A. đất mặn ven biển 	B. đất feralit
	C. đất phù sa	D. Đất mùn 
11. Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc hệ sinh thái: 
	A. Rừng tre nứa	B. Rừng rụng lá 
	C. Rừng kín thường xanh	 D. Rừng ngập mặn
12. Đặc điểm chua, nghèo mùn có màu đỏ hoặc vàng là của loại
	A. đất mặn ven biển 	B. đất feralit
	C. đất phù sa	D. đất mùn 
II. Tự luận: 17 điểm
Câu 1 (3 điểm): Chứng minh rằng khí hậu châu Á có sự phân hóa rất đa dạng và giải thích nguyên nhân 
Câu 2 (5 điểm): Dựa vào Atlat và kiến thức đã học: 
	a, Nêu đặc điểm hình dáng lãnh thổ phần đất liền nước ta và ý nghĩa của hình dáng đó đối với điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ? 
	b, Nêu một số tài nguyên của vùng biển nước ta? Chúng là cơ sở cho sự phát triển của những ngành kinh tế biển nào ?
	c, Xác định tên các dãy núi lớn khi đi từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung dọc theo vĩ tuyến 220 B và hướng các dãy núi đó ?
Câu 3 (5 điểm): Dựa vào Atlat và kiến thức đã học:
	a, Hãy trình bày về tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta? Nêu 2 câu ca dao tục ngữ phản ánh thời tiết khí hậu nước ta. 
b, Cho biết nét khác biệt của khí hậu Việt Nam với các nước cùng vĩ độ là gì? Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó?
c, Nhân xét về sự thay đổi lưu lượng nước các tháng của sông Hồng tại Sơn Tây và giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó ?
Câu 4 (4 điểm):
	Cho bảng số liệu sau :
Diện tích rừng nước ta ( Đơn vị: triệu ha)
Năm
1943
1993
2001
Diện tích rừng
14,3
8,6
11,8
	a, Tính tỉ lệ % che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha)
	b, Vẽ biểu đồ tròn thể hiện tỉ lệ trên
	c, Nêu nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng nước ta. 
Hết
Họ và tên thí sinh:Họ, tên chữ ký GT1:..
Số báo danh: Họ, tên chữ ký GT2:..
Ghi chú: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản từ năm 2009.

Tài liệu đính kèm:

  • docDia_8_nam_hoc_1415.doc