UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn thi: LỊCH SỬ 8 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3 điểm). Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi (1911). Vì sao khẳng định Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? Câu 2 ( 3 điểm). “Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939-1945 ) là cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất lớn nhất về người và của trong lịch sử nhân loại ”. (Sách giáo khoa Lịch sử 8- trang 104). a/ Vì sao Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? b/ Kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới hai. c/ Kết cục của Chiến tranh thế giới hai có ảnh hưởng gì tới Việt Nam trong thời kì này? Câu 3 ( 5 điểm). Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859 ? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của nhân dân và triều đình Huế ? Câu 4 ( 5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX. Trong bối cảnh ấy, lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào ? Câu 5 ( 4 điểm) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897- 1914) đã tác động đến xã hội Việt Nam ở vùng đô thị như thế nào? ---------- Hết ---------- (Đề thi gồm có 01 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh.............. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP HUYỆN Năm học 2015-2016 Môn thi: LỊCH SỬ 8 Câu 1 ( 3 điểm). Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ( 1911). Vì sao khẳng định Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? Đáp án Điểm a/Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ( 1911). 2,5đ * Diễn biến: - Tháng 8- 1905 Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra Học thuyết Tam dân nhằm “đánh đổ Mãn Thanh, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”. - Dưới sự lãnh đạo của Đồng minh hội, cuộc khởi nghĩa vũ trang bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương ngày 10-10-1911. 0,25 0,25 - Phong trào nhanh chóng lan sang các tỉnh miền Nam từ Quảng Đông, Quảng Tây đến Tứ Xuyên. Chính phủ Mãn Thanh chỉ còn giữ mấy tỉnh miền Bắc và cuối cùng sụp đổ. 0,25 -Ngày 29-12-1911, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. - Những người lãnh đạo vội vã thương lượng, đưa Viên Thế Khải- đại thần nhà Thanh lên thay Tôn Trung Sơn. 0,25 0,25 * Kết quả: Cách mạng coi như kết thúc. 0,25 * Ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi 1911: - Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, có ý nghĩa lịch sử lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộng hòa ra đời - Cách mạng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. 0,5 0,5 b/ Khẳng định Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì: - Đây là cuộc cách mạng còn nhiều hạn chế, không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến. Cuộc cách mạng mới lật đổ được chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh nhưng chưa động chạm tới giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 0,5 Câu 2 ( 3 điểm). Đáp án Điểm a/Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì: 1,0 - Mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt giữa các nước đế quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 với sự hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau. Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, I-ta-li-a, và Nhật Bản, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới. 0,5 - Tuy mâu thuẫn với nhau nhưng hai khối đế quốc đều có cùng kẻ thù cần phải tiêu diệt, đó là Liên Xô. Vì vậy Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện đường lối thỏa hiệp khối phát xít nhằm chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ của Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho khối phát xít phát động chiến tranh. 0,5 b/ Kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới hai. 2 * Kết cục: - Chiến tranh thế giới hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe phát xít Đức- Ita-li-a, Nhật Bản. Tuy nhiên nhân loại phải chịu những hậu quả tàn khốc. - Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất lên tới 10 lần so với CTTG I... - Chiến tranh kết thúc dẫn tới sự biến đổi căn bản của tình hình thế giới... 0,25 0,5 0,25 * Tính chất: - Giai đoạn đầu: CTTG II mang tính chất chiến tranh đế quốc,phi nghĩa. - Khi Liên Xô tham chiến: Tính chất CTTG II thay đổi, là chiến tranh chính nghĩa của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đứng đầu là Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít. 0,5 c/ Kết cục của Chiến tranh thế giới hai có ảnh hưởng tới Việt Nam trong thời kì này: - CTTG II với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Nhật ở châu Á, Đảng ta đã chớp lấy thời cơ khách quan cùng với sự chuẩn bị lực lượng lâu dài lãnh đạo nhân dân ta làm nên Cách mạng tháng Tám thần kì,mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc. 0,5 Câu 3 ( 5 điểm). Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào trong những năm 1858-1859 ? Em có nhận xét gì về thái độ chống giặc của nhân dân và triều đình Huế ? Đáp án Điểm a) Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam trong những năm 1858-1859: 4,0 - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiểm các nước phương Đông; trong đó thực dân Pháp đã đẩy mạnh kế hoạch thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam. 0,5 - Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. 0,5 - Chiều 31.8.1858, 3000 quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng. 0,5 - Rạng sáng 1.9.1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Sau 5 tháng xâm lược, thực dân Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. 0,5 - Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng, tháng 2-1859, quân Pháp kéo vào Gia Định với âm mưu chiếm vựa lúa Nam Bộ, triệt nguồn tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn, dò đường sang xâm lược Cam-pu-chia. 0,5 -Ngày 17-2-1859, Pháp tấn công chiếm thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã mặc dù có nhiều binh khí,lương thực. - Đêm 22 rạng 23/2/1961 Pháp tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hòa. Đại đồn Chí Hòa thất thủ. Pháp lần lượt chiếm Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long. 0,75 - Ngày 5-6-1862, triều đình kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuấn nhượng cho chúng nhiều quyền lợi... 0,75 b) Nhận xét về thái độ chống giặc của nhân dân và triều đình Huế: 1 - Nhân dân ta luôn một lòng kiên quyết chống giặc, anh dũng chiến đấu chống thực dân Pháp bằng mọi thứ vũ khí trong tay, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất nặng nề 0,5 - Triều đình tỏ thái độ cầu hòa, sợ giặc, do dự, thiếu quyết đoán, không kiên quyết chống giặc, không có đường lối kháng chiến rõ ràng, đã kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho chúng nhiều quyền lợi... 0,5 Câu 4 ( 5 điểm) Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX. Trong bối cảnh ấy, lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào ? Đáp án Điểm a) Những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam ở nửa cuối thế kỉ XIX: 2 * Về kinh tế: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn 0,5 * Về chính trị: Trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược Nam kì, chuẩn bị tấn công đánh chiếm cả nước ta thì triều đình Huế vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu; bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục ruỗng, 0,75 * Về xã hội: xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt thêmPhong trào khởi nghĩa nông dân lại tiếp tục bùng nổ dữ dội 0,75 b) Trong bối cảnh ấy, lòng yêu nước của các tầng lớp nhân dân Việt Nam được thể hiện qua những hành động: 3 - Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi ở Nam kì và lan rộng ra toàn quốc Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp, khởi nghĩa Trương Định làm địch thất điên bát đảo.... Nhân dân Bắc Kì kiên quyết kháng chiến chống Pháp tiêu biểu trận Cầu Giấy lần thứ nhất 21-12-1873, trận Cầu Giấy lần hai 19-5-1883... 0,75 - Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước (tiêu biểu là khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo,..) 0,75 - Phong trào khởi nghĩa của nông dân, tiêu biểu là khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám. 0,5 - Trào lưu đề nghị cải cách duy tân của một số quan lại sĩ phu yêu nước (tiêu biểu là các đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ) nhằm đưa nước nhà trở nên giàu mạnh 1 Câu 5 ( 4 điểm) Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ( 1897- 1914) đã tác động đến xã hội Việt Nam ở vùng đô thị như thế nào? Đáp án Điểm - Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi không chỉ ở vùng nông thôn mà cả ở thành thị -Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều. - Cùng với sự phát triển của đô thị, nhiều tầng lớp mới đã ra đời. 0,25 0,75 - Tầng lớp t s¶n: là chủ các xưởng thủ công, chủ nhà máy, chủ các hãng buôn bán, nhà thầu khoán. Họ bị Pháp chèn ép, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, chứ chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. 1 - Tầng lớp tiểu tư sản: gồm các chủ xưởng thủ công nhỏ,các trí thức, học sinh, giáo viên, viên chức, lµm c«ng ¨n l¬ng... Đời sống bÊp bªnh, cã tinh thÇn yªu níc hăng hái, tích cực tham gia cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. 0,5 0,5 - Đội ngũ công nhân: xuất thân từ nông dân, lµm thuª trong các nhà máy xí nghiệp, đồn điền, số lượng ngày càng đông, bị bóc lột sức lao động tàn bạo. Họ sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ ,đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt. * Ghi chú: Học sinh có thể ghi giai cấp công nhân vẫn cho điểm. 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: