Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 756Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Lương Tài (Có đáp án)
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Địa lý 8
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm): Cho bảng số liệu sau:
 Xuất, nhập khẩu của một số quốc gia Đông Á năm 2001 ( tỉ USD) 
Quốc gia
Nhật Bản
Trung Quốc
Hàn Quốc
Xuất khẩu
403,50
266,620
150,44
Nhập khẩu
349,09
243,520
141,10
1. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á ? 
2. Nhận xét và giải thích về tình hình xuất, nhập khẩu của một số nước Đông Á?
Câu 2: (4,0 điểm) 
 Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
 So sánh sự khác nhau về đặc điểm địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam.
Câu 3: (5,0 điểm)
 Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1. Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về tự nhiên, kinh tế - văn hoá, xã hội.
2. Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Câu 4: (6,0 điểm) 
1. Chứng minh rằng vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện qua yếu tố khí hậu và hải văn của biển ?
2. Để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển Việt Nam, theo em cần có những biện pháp nào?
Câu 5: ( 1 điểm)
 Bằng sự hiểu biết của mình, hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn tới tình hình chính trị ở một số nước Tây Nam Á gần đây thường xuyên bất ổn ?
 ---------- Hết ----------
(Đề thi gồm có 01 trang)
Thí sinh được sử dụngAtlat Địa lí Việt Nam .
 Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..............................................; Số báo danh..............
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HSG CẤP HUYỆN 
Năm học 2015 - 2016
Môn thi: Địa lý 8
Câu 1: ( 4 điểm)
Ý
 Nội dung
 Điểm
1 
* Vẽ biểu đồ:
- Vẽ biểu đồ nhóm cột
- Tên biểu đồ, chú thích
- Tỉ lệ chính xác
 2
2
 Nhận xét và giải thích:
* Nhận xét:
- Cả 3 nước đều có hoạt động ngoại thương phát triển mạnh ( dẫn chứng về tổng giá trị xuất, nhập khẩu theo thứ tự từ cao xuống thấp)
- Cả 3 nước đều là những nước xuất siêu (giá trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu), trong đó nước xuất siêu lớn nhất là Nhật Bản. (dẫn chứng)
* Giải thích:
- Do các nước duy trì được tốc độ tăng trưởng cao
- Do các nước phát triển kinh tế theo hướng đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu.
0,75
0,75
0,5 
Câu 2: ( 4 điểm)
 Sự khác nhau về đặc điểm địa hình giữa vùng núi Trường Sơn Bắc với vùng núi Trường Sơn Nam.
Ý
 Nội dung
 Điểm
Giới hạn
- Vùng núi Trường Sơn Bắc nằm từ phía nam sông cả đến dãy núi bạch Mã, còn Trường Sơn Nam giới hạn từ phía nam dãy bạch mã đến 110B ( phía bắc vùng Đông Nam Bộ)
1
Diện tích
- Vùng núi Trường Sơn Nam có diện tích lớn hơn vùng núi Trường Sơn Bắc
0,5
Các dạng địa hình
- Vùng núi Trường Sơn Nam đa dạng địa hình hơn vùng núi Trường Sơn Bắc:
+ Trường Sơn Nam bao gồm: cao nguyên, núi, đồi, đồng bằng ( diện tích cao nguyên xếp tầng lớn)
+ Trường Sơn Bắc bao gồm: núi, đồi, đồng bằng 
0,5
Độ cao
- Độ cao của vùng núi Trường Sơn Nam cao hơn Vùng núi Trường Sơn Bắc:
+ Vùng núi Trường Sơn Nam độ cao chủ yếu trên 1000m, + vùng núi Trường Sơn Bắc độ cao chủ yếu dưới 1000m
0,5
Hướng núi
+ Vùng núi Trường Sơn Nam hướng vòng cung
+Vùng núi Trường Sơn Bắc hướng Tây Bắc- Đông Nam
1
Tính chất bất đối xứng của 2 sườn núi
Sườn núi ở Trường Sơn Nam có sự bất đối xứng giữa 2 sườn đông, tây rõ rệt hơn ở Trường Sơn Bắc: Thể hiện sườn đông dốc đứng, sườn tây thoải mở rộng ra các cao nguyên ở phía tây
0,5
Câu 3: (5,0 điểm)
Ý
 Nội dung
 Điểm
1
Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta:
* Đối với tự nhiên
- Qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa => phong phú nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt, thuận lợi phát triển nông nghiệp
- Nằm ở vị trí tiếp giáp lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương – Địa Trung Hải => phong phú tài nguyên khoáng sản, sinh vật.
- Vị trí hình thể nước ta tạo nên sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên: miền Bắc – miền Nam, miền núi và đồng bằng ven biển.
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán..
* Đối với kinh tế, văn hóa - xã hội
+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế tạo điều kiện thuận lợi giao lưu với thế giới (dẫn chứng)
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động: Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương => thuận lợi phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài.
+ Là nơi giao thoa hội tụ các nền văn hóa lớn trên thế giới tạo điều kiện cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác cùng phát triển với các nước.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,75
1
2
 Kể tên các cửa khẩu nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. 
 Tây Trang, Sơn La, Na Mèo, Nậm Cắn, Cầu Treo, Cha Lo, Lao Bảo, A Đớt, Nam Giang, Bờ Y.
(* Thí sinh nêu được từ 3 cửa khẩu trở lên: được điểm tối đa)
0,5
Câu 4: (6,0 điểm) 
Ý 
 Nội dung
Điểm
1
* Chứng minh vùng biển nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa thể hiện qua yếu tố khí hậu và hải văn của biển:
- Chế độ nhiệt: Ở biển, mùa hạ mát hơn, mùa đông ấm hơn đất liền. biên độ nhiệt năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt trên 230c 
- Chế độ gió: Trên Biển Đông gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc về gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, tốc độ gió đạt 5-6m/s và cực đại đạt tới 50m/s.
- Chế độ mưa: Lượng mưa ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100- 1300 mm/năm, và thay đổi theo mùa.
- Dòng biển: Dòng biển lạnh hoạt động vào mùa đông có hướng ĐB- TN, dòng biển nóng hoạt động vào mùa hè có hướng TN- ĐB.
3
2
* Để khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên vùng biển Việt Nam, cần có những biện pháp:
- Khai thác tổng hợp các nguồn tài nguyên biển một cách hợp lý.
- Nâng cao trình độ công nghệ khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên biển.
- Quy định số lượng, kích thước thuỷ sản đánh bắt, hạn chế đánh bắt ven bờ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển cho dân cư, xử lý đúng mức các trường hợp vi phạm.
- Hợp tác với các nước trong khu vực để bảo vệ môi trường biển.
- Xử lý chất thải
- Khi khai thác tài nguyên, môi trường biển cần chú ý phòng chống ô nhiếm môi trường biển, thực hiện các biện pháp phòng tránh thiên tai và đi đôi với bảo vệ an ninh quốc phòng
 biển- đảo.
 (* Thí sinh nêu được 6 ý : được điểm tối đa)
3
Câu 5: ( 1 điểm)
Ý
 Nội dung
Điểm
* Nguyên nhân dẫn tới tình hình chính trị ở một số nước Tây Nam Á gần đây thường xuyên bất ổn :
+ Thành phần tôn giáo phức tạp
+ Do sự can thiệp chia rẽ từ nước ngoài
+ Chủ yếu các mâu thuẫn phát sinh liên quan đến việc tranh chấp về dầu mỏ
+ Vị trí chiến lược quan trọng (cửa ngõ ba châu lục) 
1

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc.doc