Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn: lịch sử năm học: 2014 - 2015

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1246Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn: lịch sử năm học: 2014 - 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn: lịch sử năm học: 2014 - 2015
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH OAI
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ 
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,5điểm) 
	Nêu những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 2: (6,0điểm) 
 Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới...”. (Bài 8 - SGK Lịch sử 9):
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ.
3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, “tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa”. Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
Câu 3: (5,5điểm)
 Trình bày những nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc? Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ? Hãy kể tên những tổ chức của Liên Hợp Quốc có mặt tại Việt Nam?
Câu 4: (5,0 điểm)
 	Hãy nêu và phân tích các xu thế phát triển của thế giới ngày nay ? Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta là gì?
 ---------Hết---------
 (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) 
 Người ra đề 
 Đỗ Thị Thuý
PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 9
 THANH OAI Năm học 2014 - 2015
TRƯỜNG THCS HỒNG DƯƠNG
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1:
(3,5điểm)
Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La Tinh từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay:
 Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô ở Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ.
- Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nước ở Mĩ La-tinh như Braxin, Vê-nê-xuê-la,đã giành được độc lập ngay những thập niên đầu thế kỉ XIX nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành "sân sau" của Đế quốc Mĩ. 
- Từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai tình hình Mĩ La Tinh có nhiều biến chuyển mạnh mẽ. Được mở đầu bằng cuộc cách mạng CuBa 1959. Từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX một cao trào đấu tranh vũ trang đã bùng nổ ở Mĩ La Tinh và khu vực này được ví như "Lục địa bùng cháy".
- Kết quả là chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập và đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ tiêu biểu ở Chi-lê và Ni-ca-ra-goa.
- Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mĩ La Tinh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, củng cố độc lập chủ quyền dân chủ hoá sinh hoạt chính trị, tiến hành các cải cách kinh tế và thành lập các tổ chức liên minh khu vực để hợp tác và phát triển kinh tế. 
Tuy nhiên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX do nhiều nguyên nhân, tình hình kinh tế chính trị ở nhiều nước Mĩ La-tinh gặp nhiều khó khăn, thậm chí có lúc căng thẳng.
(0,75đ)
(1,0đ)
(0,75đ)
(1,0đ)
Câu 2: 
(6,0điểm)
1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. 
+ Trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến, thu được 114 tỉ USD lợi nhuận, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. 
+ Do đất nước không có chiến tranh nên thu hút được nhiều nhân tài, nhiều nhà khoa học trên thế giới về sinh sống và làm việc. 
+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học - kĩ thuật thế giới. Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
2. Chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ.
+ Sản lượng công nghiệp: Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47% - 1948)
+ Sản lượng nông nghiệp: Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại. 
+ Nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng thế giới (24.6 tỉ USD). 
+ Về quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử. 
3. Nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm: 
+ Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ. 
+ Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng. 
+ Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ phải chi phí những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. 
 + Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ. 
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 3
(5,5điểm)
Ngày 24/10/1945 Liên Hợp Quốc chính thức thành lập, đặt trụ sở tại Niu Oóc (Mỹ).
- Nhiệm vụ:
 + Duy trì hòa bình và an ninh thế giới
    + Phát triển mối quan hệ hữu nghị các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc.
   + Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo                            
- Vai trò:
  + Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế
  + Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
  + Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế,văn hóa, khoa học kĩ thuật               
- Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam:
 + Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, giúp các vùng bị thiên tai, ngăn chặn dịch AIDS,
  + Chương trình phát triển LHQ (UNDP) viện trợ khoảng 270 triệu USD, quỹ nhi đồng LHQ (UNICEF) giúp khoảng 300 triệu USD, quỹ dân số thế giới - UNFPA gíúp 86 triệu USD, tổ chức nông lương thế giới FAO giúp 76,7 triệu USD                        
-  Những tổ chức LHQ hoạt động tại VN:
 + UNICEF (Quỹ nhi đồng)
  + FAO (Tổ chức lương thực và nông nghiệp)
  + UNESCO( Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học)
  + PAM (Chương trình lương thực)   
   + WHO: Tổ chức y tế thế giới
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(1,0 đ)
Câu 4: (5,0điểm)
* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
- Một là: Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. 
- Hai là: Sự tan rã của trật tự hai cực Ianta và Thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm. 
- Ba là: Dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Bốn là: Tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái như ở Liên bang Nam Tư cũ,châu Phi, một số nước Trung Á 
- Tuy nhiên xu thế chung của thế giới ngày nay là hoà bình hợp tác hữu nghị và phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.
* Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Việt Nam:
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính tri, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Dồn sức phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ khoa học - kĩ thuật để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
- Tập trung phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước, tích cực mở của hội nhập (những vẫn giữ được bản sắc dân tộc), phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. 
(0,5đ)
(0,75đ)
(0,75đ)
(0,75đ)
(0,75đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
(0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • dochsg_hong_duong.doc