PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TĨNH GIA Năm học 2016 - 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Lịch sử – Lớp 9 Thời gian làm bài : 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. Lịch sử thế giới Câu 1(2.0 điểm): Điền các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian sau: Thời gian Sự kiện 17/8/1945 12/10/1945 01/10/1949 8/01/1949 14/5/1955 01/01/1959 1960 1961 8/8/1967 21/12/1991 Câu 2 (5.0 điểm): Bằng kiến thức đã học hãy làm rõ những thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ la tinh trong các năm 1945, 1949, 1959, 1960. Vị trí, ý nghĩa của phong trào trong sự phát triển quan hệ quốc tế? Câu 3 (5.0 điểm): Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế của Liên Xô và Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Nêu nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này? II. Lịch sử Việt Nam Câu 4 (6.0 điểm): Trên cơ sở trình bày diễn biến chính của phong trào Đông Du và Duy Tân ở nước ta đầu thế kỷ XX, hãy làm rõ điểm giống và khác nhau trong xu hướng cứu nước của người lãnh đạo các phong trào này? Nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của hai xu hướng cứu nước này? III. Lịch sử địa phương Câu 5 (2.0 điểm): Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa? Phong trào có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp của dân tộc cuối thế kỉ XIX? Họ tên học sinh: .....................................................................................; Số báo danh: .......................... HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016- 2017 Môn: Lịch sử – Lớp 9 Câu 1: (2.0 điểm): Hoàn thiện bảng sau: (Mỗi ý đúng 0,2 điểm) Thời gian Sự kiện 17/8/1945 In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập 12/10/1945 Lào tuyên bố độc lập 01/10/1949 Thành lập nước CHND Trung Hoa. 8/01/1949 Hội đồng tương trợ kinh tế SEV thành lập 14/5/1955 Thành lập khối Hiệp ước Vác-sa-va 01/01/1959 Cách mạng Cu Ba thành công 1960 17 nước châu Phi giành độc lập (năm Châu Phi) 1961 Lần đầu tiên Liên Xô đưa con người vào vũ trụ 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời 21/12/1991 Thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG Câu Nội dung Điểm Câu 2 5,0 đ * Thắng lợi trong năm 1945: - Tháng 8/1945, khi phát xít Nhật đầu hàng, các dân tộc Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân. Tiêu biểu là thắng lợi của nhân Inđônêxia (17/8/1945) đưa tới sự thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia; Ngày 19/8/1945, nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Tháng 8/1945, nhân dân Lào nổi dậy và ngày 12/10/1945, tuyên bố Lào là một vương quốc độc lập có chủ quyền. - Ý nghĩa: Mở đầu cho phong trào đấu tranh GPDT sau CTTG thứ Hai. 0,75 0,25 * Thắng lợi trong năm 1949: - Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đến cuối năm 1949, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thua trận và phải rút chạy ra Đài Loan. - Ngày 01/10/1949, Mao Trạch Đông đã tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của nước CH nhân dân Trung Hoa. - Ý nghĩa: Đây là một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với Trung Quốc và thế giới: + Đối với Trung Quốc: Kết thúc hơn 100 năm nô dịch của Đế quốc, và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến. Đưa TQ bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do. + Đối với thế giới: Nối liền hệ thống CNXH từ châu Âu sang châu Á. 0,25 0,25 0,25 0,25 * Thắng lợi trong năm 1959: - Tháng 3/1952, chế độ độc tài Batixta được thiết lập ở Cu ba đã xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam hàng chục vạn người yêu nước.Nhân dân Cu ba đã đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ độc tài Batixta, mở đầu là cuộc tấn công vào pháo đài Môncađa ngày 26/7/1953. - Ngày 01/01/1959, chế độ độc tài Batixta bị lật đổ, cuộc cách mạng của nhân dân Cu ba đã giành được thắng lợi. - Ý nghĩa: Là lá cờ đầu trong PT GPDT ở Mĩ latinh, làm thất bại mưu đồ thôn tính Cuba của Mĩ. Đây là thắng lợi to lớn của nhân dân Cu ba, có ảnh hưởng sâu sắc tới các nước khu vực Mĩ la tinh và thế giới. 0,25 0,25 0,5 * Thắng lợi trong năm 1960: - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. - Năm 1960, 17 nước ở châu Phi đã tuyên bố độc lập và được lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi”. - Ý nghĩa:Thắng lợi của nhân dân châu Phi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc đã góp phần làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ ở lục địa này cũng như trên thế giới 0,25 0,25 0,5 *Vị trí: Là một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các lực lượng phản cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ hai. 0,25 * Ý nghĩa: - Từng bước phá vỡ hệ thống thuộc địa - một trong những cơ sở tồn tại của chủ nghĩa đế quốc, thu hẹp phạm ảnh hưởng của Mĩ và các nước phương Tây, từng bước xói mòn trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai - Phong trào đã đưa đến sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập và ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, - Tất cả các quốc gia độc lập tiếp tục đấu tranh để thiết lập một thế giới công bằng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh của các dân tộc... 0,25 0,25 0,25 Câu 3 5,0 đ * Quá trình khủng hoảng và sụp đổ (2.5đ) - Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tiếp đến là những cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chình,... cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới đòi hỏi các nước phải cải cách về kinh tế- xã hội...Nhà nước Liên Xô không tiến hành các cải cách nên lâm vào khủng hoảng toàn diện. - Tháng 3 – 1985 Gioóc-Ba-Chốp lên nắm quyền và tiến hành cải tổ: + Kinh tế: Có đưa ra các phương án nhưng ko thực hiên-> kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng. + Chính trị: Đẩy mạnh cải cách: Thực hiện chế độ tổng thống tập trung quyền lực. Đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng. Dân chủ, công khai mọi mặt... =>Liên Xô lún sâu hơn vào khủng hoảng: mâu thuẫn sắc tộc bùng nổ, phong trào li khai, các tệ nạn xã hội phát sinh, các thế lực phản động chống phá. - Ngày 19/8/1991 diễn ra cuộc đảo chính lật đổ Gioóc-Ba-Chốp hậu quả cực kì nghiêm trọng (Đảng cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước cộng hoà đòi tách khỏi liên bang,...). - Ngày 21/12/1991 lãnh đạo 11 nước kí hiệp định giải tán liên bang Xô Viết thành lập khối SNG. - Ngày 25/12/1991 Gioóc-Ba-Chốp từ chức, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,25 0,25 * Nguyên nhân: (2.5đ) - Khách quan: + Khủng hoảng kinh tế 1973 đòi hỏi các nước trên thế giới phải tiên hành cải cách về kinh tế- xã hội. + Do sự chống phá của các thế lực thù địch. - Chủ quan: +Trước yêu cầu của cuộc khủng hoảng năm 1973, Liên xô chủ quan , duy ý chí ko tiến hành những cải cách cần thiết cải cách => đi ngược lại yêu cầu thời đại. + Đến 1985 mới tiến hành cải cách, tuy nhiên cải cách lại sai lầm (cải cách chính trị) và thiếu sót (không cải tổ kinh tế). + Mô hình CNXH sau cải cách của Giôc-ba-chốp chưa đúng dắn, chưa phù hợp( Xóa bỏ nguyên tắc 1 đảng lãnh đạo : Đảng cộng sản. Chế độ tổng thống, nhiều đảng tham gia lãnh đao ..) làm mất đi bản chất của CNXH. +Một số lãnh đạo đảng, nhà nước tha hóa, biến chất... 0.5 0.25 0.5 0.5 0.5 0.25 * Lưu ý: Nên khuyến khích những bài làm có thêm phần liên hệ thực tế với công cuộc xây dựng CNXH hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới. Câu 4 6.0 đ * Diễn biến chính: Phong trào Đông Du( 1.0đ) - Người khởi xướng: Phan Bội Châu (quê Nam Đàn - Nghệ An) năm 1902 ông lên đường vào Nam ra Bắc tìm những người cùng chí hướng và tháng 5/1904 Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành lập Hội Duy Tân và tổ chức phong trào Đông Du đưa học sinh sang Nhật học. - Tháng 8/1908 chính phủ Nhật câu kết với thực dân pháp trục xuất học sinh Việt Nam về nước, phong trào Đông Du tan rã. - Tháng 6/1912 tại Quảng Châu (Trung Quốc), tập hợp những người cùng chí hướng trong và ngoài nước thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hoà Dân Quốc Việt Nam” tiến hành bạo động, cử người về nước trừ khử những tên thực dân đầu sỏ, Pháp đàn áp ngày 24/12/1913 Phan Bội Châu bị giới quân phiệt bắt giam vào tù tại Quảng Đông. Phong trào Duy Tân: (1.0đ) - Người khởi xướng: Phan Chu Trinh (quê ở Tam Kỳ - Quảng Nam) ông cùng với nhóm sỹ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy Tân ở Trung kỳ - Hình thức hoạt động chủ yếu là vận động cải cách, mở trường học...phong trào Duy tân là một cuộc vận động yêu nước chủ yếu là cải cách về văn hoá xã hội nhằm thức tỉnh lòng yêu nuớc, đấu tranh cho dân tộc. - Năm1908 Pháp đàn áp, Phan Chu Trinh bị bắt và đầy ra Côn Đảo, đến năm 1911 Pháp đưa ông sang Pháp. Trước sau ông vẫn theo đường lối cải cách kêu gọi thực hiện dân quyền, cải thiện dân sinh 0.25 0.25 0.5 0.25 0.25 0.5 * So sánh: + Điểm giống: (1,5đ) - Mục đích: Cả hai xu hướng đều có chung một mục đích là đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc. - Khuynh hướng cách mạng : Dân chủ tư sản. - Lãnh đạo : Tầng lớp nho học - tiểu tư sản trí thức. - Lực lượng tham gia: Đông đảo các tầng lớp nhân dân. - Kết quả: Đều thất bại. - Ý nghĩa:Thể hiện tinh thần đấu tranh của một bộ phận tiểu tư sản trí thức, khích lệ lòng yêu nước. Là sự thử nghiệm mới của phong trào độc lập dân tộc đầu thế kỉ XX... +Khác nhau: (2đ) + Phan Bội Châu: chủ trương bạo động, dựa vào Nhật để đánh Pháp, khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.Đây là chủ trương sai lầm, thể hiện nhận thức chưa đúng đắn về bạn và thù . Vì vậy chủ trương này khó có khả năng thực hiện được. + Phan Chu Trinh: chủ trương cải cách kinh tế, văn hoá xã hội. Bằng các hình thức như mở trường học, đề nghị Pháp chấn chỉnh lại bộ máy phong kiến...thể hiện sự ảo tưởng về kẻ thù, là khuynh hướng cải lương, không triệt để .Chủ trương này trái với đường lối của pháp nên không thể thực hiện được. 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 1.0 1.0 * Nguyên nhân: Cả hai xu hướng trên cuối cùng đều thất bại, do cả hai ông đều không thoát ra khỏi ý thức hệ của tư tưởng phong kiến . Sự thất bại này đã đặt dấu chấm hết cho khuynh hướng đấu tranh Dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX. 0.5 Câu 5 2.0 đ * Kể tên các cuộc khởi nghĩatrong phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa - Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887). - Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1885-1892). - Khởi nghĩa của Hà Văn Mao. - Khởi nghĩa của Cầm Bà Thước. 0,5 *Ý nghĩa..... - Thanh Hóa là một trong những trung tâm của phong trào Cần Vương, phong trào thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân các dân tộc Thanh Hóa, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự tồn vong của dân tộc. - Gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề, góp phần cùng nhân cả nước làm chậm lại quá trình bình định của Thực dân Pháp... - Tuy chưa giành được thắng lợi cuối cùng nhưng phong trào đã nêu cao chủ nghĩa anh hùng, tinh thần yêu nước, lòng quả cảm trung kiên xả thân vì nền độc lập, là nguồn cổ vũ lớn lao cho lớp người sau tiến bước trên con đường đấu tranh chống Pháp 0,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: