Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Hóa học

doc 5 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1611Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 vòng 2 năm học 2014-2015 môn: Hóa học
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: HÓA HỌC.
 (Đề thi gồm 01 trang) 	Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề).
	 	 ----------------------
Câu 1. (5,0 điểm)
 Có 5 bình kín mỗi bình chứa m gam của một trong các chất rắn: Na, Fe, Al, P, Ag riêng biệt và một lượng khí oxi dư so với lượng cần phản ứng. Nung nóng cả 5 bình ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi khối lượng chất rắn trong mỗi bình không thay đổi nữa.
Viết phương trình hóa học xẩy ra (nếu có) trong mỗi bình.
Gọi tên các chất rắn có trong mỗi bình sau khi kết thúc phản ứng.
Khối lượng chất rắn trong bình nào lớn nhất, nhỏ nhất? Vì sao? 
Sản phẩm nào trong bình sau phản ứng tác dụng được với H2O? Với dung dịch HCl. Viết các phương trình hóa học xẩy ra.
Câu 2. (5,0 điểm)
 1. Nhận biết các khí sau đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn gồm: O2, N2, CO2, CO
 2. Trình bày, giải thích hiện tượng và viết PTHH xẩy ra trong thí nghiệm của phản ứng hóa học giữa khí hidro tác dụng với đồng (II) oxit (Hóa học 8).
Câu 3. (6,0 điểm)
 1. Đốt cháy hoàn toàn 4,2 gam một hợp chất hữu cơ A với khí oxi. Sau khi kết thúc, phản ứng thu được 6,72 lít khí cacbon dioxit (CO2) ở đktc và 5,4 gam hơi nước. Biết tỷ khối của A so với khí oxi bằng 0,875.
 a) Xác định CTHH của A.
 b) Tính % m mỗi nguyên tố trong A.
 2. Cho 11,2 lít khí CO ở đktc đi chậm qua 23,6 bột của hỗn hợp X gồm oxit của kim loại R và CuO nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được khí A và hỗn hợp kim loại B. Sục khí A vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 35 gam chất rắn C. Hòa tan hoàn toàn B bằng dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít khí D ở đktc và còn lại 9,6 gam chất rắn E không tan.
Lập phương trình hóa học xẩy ra.
Tính tỷ khối của A so với H2.
Xác định tên kim loại R và CTHH oxit của nó.
Xác định % m mỗi oxit trong X.
Câu 4. (4,0 điểm).
 1. Cho 12,4 gam Na2O vào nước được 200 ml dung dịch A.
Tính CM của dung dịch A.
Từ dung dịch A hãy tính toán và trình bày cách pha để thu được 150 ml dung dịch B có nồng độ 0,5M (A và B có cùng chất tan).
 2. Hòa tan 1,02 gam bột của hỗn hợp Y gồm Mg và Al vào 150 gam dung dịch HCl 3,65% được dung dịch A và 1,12 lít khí B ở đktc.
 a) Chứng minh trong A còn dư axit.
 b) Nếu cô cạn dung dịch A thì thu được bao nhiêu gam muối khan.
 c) Tính C% của dung dịch A.
	(Cho biết Cu = 64, Fe = 56, O = 16, S = 32, Na = 23, Mg = 24, Cl = 35,5, Zn = 65,
C = 12, Ag = 108, Ca = 40, H = 1).
------ Hết ------
Họ và tên thí sinh: ...................................................................... 	SBD:............. 
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHÒNG GD&ĐT HOÀNG MAI
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG TỈNH LỚP 9 VÒNG 2
NĂM HỌC 2014-2015
Môn: HÓA HỌC.
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 (5,0 đ)
a) Các PTHH xẩy ra:
4Na + O2 2Na2O. 4Al + 3O2 2Al2O3.
3Fe + 2O2 Fe3O4. 4P + 5O2 2P2O5.
1,0
b) Gọi tên
Natri oxit, oxit săt từ, nhôm oxit, điphotpho penta oxit, kim loại bạc.
1,0
c) Khối lượng chất rắn trong mỗi bình sau phản ứng lần lượt là khối lượng của Na2O, Fe3O4, Al2O3, P2O5 và Ag. Khối lượng chất rắn trong bình đựng Ag bé nhất vì Ag không phản ứng với oxi.
4Na + O2 2Na2O. 4Al + 3O2 2Al2O3.
m gam 31/23m gam m gam 17/9m gam
3Fe + 2O2 Fe3O4. 4P + 5O2 2P2O5.
m gam 29/21m m gam 71/31m 
Vậy khối lượng chất rắn trong bình đựng P sau phản ứng lớn nhất. 
2,0
d) Sản phẩm trong bình sau phản ứng tác dụng được với nước
Na2O + H2O 2NaOH.
P2O5 + 3H2O 2H3PO4.
Sản phẩm trong bình sau phản ứng tác dụng được với dung dịch axit clo hidric.
Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O.
Na2O + H2O 2NaOH.
Fe3O4 + 8HCl FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O.
Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O.
P2O5 + 3H2O 2H3PO4.
1,0
Câu 2
1(2,0đ)
- Dẫn các khí qua dung dịch nước vôi trong dư, khí nào làm đục nước vôi trong là CO2. Dẫn các khí còn lại qua bột CuO nung nóng khí nào làm cho bột CuO từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ là khí CO. Hai khí còn lại dẫn qua que đóm có mẫu than hồng, khí nào làm than hồng bùng cháy là khí O2. Khí còn lại là khí N2.
- PTHH: CuO + CO Cu + CO2.
 O2 + C CO2.
1,5
0,5
2.(3,0đ)
- Cho một luồng khí H2 (sau khi đã kiểm tra độ tinh khiết) qua bột đồng (II) oxit có màu đen. Ở nhiệt độ thường không thấy có phản ứng hóa học xẩy ra. Đốt nóng bột CuO tới nhiệt độ khoảng 400oC rồi cho luồng khí H2 đi qua, bột CuO màu đen chuyển dần thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trong ống nghiệm đặt trong cốc nước.
PTHH: CuO + H2 Cu + H2O.
2,75
0,25
Câu 3
1.(2,0đ)
a) Khi đốt A với oxi thu được CO2 và H2O nên A chứa C, H có thể có O.
nCO= (mol); nC = nCO= (mol); mC = 0,3.12 = 3,6 gam.
nHO = (mol); nH = 2 nHO = 2.0,3 = 0,6 mol
mH = 0,6.1 = 0,6 gam.
Ta có: mC + mH = 3,6 + 0,6 = 4,2 gam = mA. Vậy A không có oxi
Gọi CTHH của A là CxHy.
Ta có : x : y = nC : nH = 0,3 : 0,6 = 1 : 2. hay y = 2x (*).
MA = 0,875.32 = 28 gam/mol
Ta có: 12x + y = 28 (**)
Từ (*) và (**) ta được x = 2, y = 4. Vậy CTHH của A là C2H4.
b) %mC = ; %mH = 100 – 85,7 = 14,3%
0,5
0,5
0,5
0,5
2.(4,0đ)
a) Gọi CTHH oxit của kim loại R là RxOy
 PTHH : RxOy + yCO xR + yCO2 (1)
 CuO + CO Cu + CO2 (2)
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 (r) + H2O (3)
 2R + 2aHCl 2RCla + aH2 (4)
b) nCO = = 0,5 (mol)
nCaCO= (mol)
- Theo PTHH (3): nCO = nCaCO= nO trong oxit = 0,35 mol.
- Theo PTHH (1) và (2): nCO (phản ứng) = nCO= 0,35 mol.
nCO dư = 0,5 – 0,35 = 0,15 (mol)
dA/H= 
c) Chất rắn E chính là Cu.
nCu = (mol)
- Theo PTHH (2): nCuO = nCu = nO trong CuO = 0,15 (mol)
mCuO = 0,15.80 = 12 gam; mRO = 23,6 – 12 = 11,6 gam
mO = 0,35.16 = 5,6 gam
mO trong CuO = 0,15.16 = 2,4 gam
mO trong RxOy = 5,6 – 2,4 = 3,2 gam
mR = 11,6 – 3,2 = 8,4 gam
nH= (mol)
- Theo PTHH (4): nR = = mol
MR = 
Vì a là hóa trị của R trong muối nên 1 a 3, a N
 a = 2; MR = 56, R là Fe
Ta có: x : y = 
Vậy CTHH oxit của R là Fe3O4.
d) %mFe = 
%mO = 100 – 74,4 = 25,6 %
1,0
0,75
1,5
0,75
Câu 4
1.(2,0đ)
2.(2,0đ)
1. 
a) PTHH: 
* Na2O + H2O 2NaOH
nNaO = mol
- Theo PTHH: nNaOH = 2 nNaO = 2. 0,2 = 0,4 (mol)
CM NaOH = 
 b) Khi pha loãng hay cô đặc thì n chất tan không đổi.
CM 1.V1 = CM 2V2 V1 = ml.
- Nêu đúng cách pha.
2. a) PTHH: Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1)
 a a
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (2).
 b 3/2b
mHCl = (gam)
nHCl = 0,15 mol
nH= 0,05 mol
- Theo PTHH (1) và (2): nHCl phản ứng = 2 nH= 2.0,05 = 0,1 < 0,15 mol
Vậy HCl dư
b) Theo ĐLBTKL ta có:
mKl + mHCl phản ứng = mmuối + m nH
mMuối = 1,02 + 0,1.36,5 – 0,05.2 = 4,57 gam.
c) vì khối lượng hỗn hợp kim loại bằng 1,02 gam nên ta có
24a + 27b = 1,02 (*)
Vì số mol H2 bằng 0,05 nên ta có: a + b = 0,05 (**)
Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình:
mMgCl = 0,02.95 = 1,9 gam
mAlCl = 0,02.133,5 = 2,67 gam
mHCl dư = (0,15 – 0,1)36,5 = 1,825 gam
mdd = 1,02 + 150 – 0,05.2 = 150,92 gam
C% MgCl= 
C% AlCl= 
C%HCl dư = 
 0,25
0,5
0,75
0,5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,75
* Lưu ý : nếu thí sinh có phương pháp giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docHóa.doc