PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 – VÒNG 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: NGỮ VĂN (Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1. (8, 0 điểm) Đọc câu chuyện sau: Nhớ và quên Một người hỏi nhà hiền triết: - Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên ? Nhà hiền triết trả lời: - Nếu mọi người làm điều gì tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới). Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện trên? Câu 2. (12, 0 điểm) Tình quê sâu đậm trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (Ngữ văn 8, tập 2). ----- Hết ----- Họ và tên thí sinh: .................................................................SBD: .................. (Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 – VÒNG 1 NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: NGỮ VĂN (Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề) I. Yêu cầu chung: - Hướng dẫn chỉ nêu ra một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động trong đánh giá, cho điểm tùy theo thực tế bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài làm sáng tạo, có sức thuyết phục, tránh máy móc đếm ý cho điểm. - Cho điểm 20, 0 chiết đến 0, 5. II. Yêu cầu cụ thể : Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 (8, 0 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh có kĩ năng làm bài văn trình bày những cảm xúc, suy nghĩ của mình về một câu chuyện. Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Diễn đạt trôi chảy, văn phong mạch lạc có cảm xúc, giàu sức thuyết phục. Chính tả, dùng từ, đặt câu đúng. * Yêu cầu về kiến thức: Bài làm của học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản phải đạt các ý sau: Ý 1: Ý nghĩa câu chuyện: - Giáo dục con người về một thái độ sống đúng đắn qua các tình huống giả định mà con người thường gặp: cho và nhận, làm ơn và được giúp đỡ. - Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: + Nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ. + Nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không lo vụ lợi. Ý 2: Bàn bạc: Truyện nói rất chính xác bản chất của lòng biết ơn và làm điều tốt. Quên đi điều tốt người khác làm cho mình thì trở thành vô ơn. Làm ơn mà luôn nhớ việc mình làm cho người thì không còn là làm ơn nữa (Dẫn chứng). Ý 3: Bài học nhận thức và hành động: Cần biết ơn và biết quên, hướng đến những giá trị tốt đẹp... 4, 0 3, 0 1, 0 2 (12,0 điểm) * Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn cảm nhận về tác phẩm văn chương có bố cục rõ ràng; lập luận chặt chẽ; hành văn lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết chung về nhà thơ Tế Hanh và bài thơ “Quê hương” để cảm nhận về tình quê sâu đậm trong bài thơ. Dưới đây là một số định hướng cơ bản: Ý 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nội dung cần cảm nhận. Ý 2. Tình quê sâu đậm được thể hiện qua hoài niệm: - Nhà thơ giới thiệu về làng mình một cách đầy tự hào, yêu mến: + Đó là tiếng nói tâm tình, lời thơ mộc mạc, giản dị, cách gọi làng tôi thân thương, trìu mến. + Tế Hanh luôn hướng về làng quê mình với bao tình cảm gắn bó thiết tha, bao nỗi nhớ, niềm thương da diết. - Nhớ tha thiết khôn nguôi cảnh đoàn thuyền quê mình ra khơi đánh cá: + Đoàn thuyền ra khơi trong một khung cảnh thật đẹp: không gian khoáng đạt, trong lành, yên ả... + Hình ảnh con thuyền thật ấn tượng: Hình ảnh so sánh, các động từ mạnh diễn tả khí thế dũng mãnh, băng mình vượt đại dương của con thuyền. + Hình ảnh cánh buồm: Nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ độc đáo, táo bạo... cánh buồm trở thành sức sống, linh hồn của quê hương. Biểu tượng ấy, linh hồn ấy luôn in dấu sâu thẳm trong trái tim Tế Hanh. Khái quát: Qua bức tranh quê hương ta cảm nhận được nỗi nhớ, tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng cũng như niềm tự hào về quê hương của chính nhà thơ. - Kí ức nhà thơ sống dậy trong cảnh đoàn thuyền trở về: + Tâm tưởng nhà thơ hướng về nơi bến đỗ ồn ào, tấp nập, nhộn nhịp. + Nhà thơ nhớ hình ảnh người dân chài ra khơi lúc trở về. + Tác gỉả không quên hình ảnh con thuyền đã gắn bó với người dân chài lưới quê ông bao đời. Phân tích, cảm nhận các hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật để thấy được đó là cảm nhận rất tinh tế và rất riêng của một hồn thơ sâu nặng với quê hương, yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh. Ý 3: Nỗi nhớ quê hương da diết, khôn nguôi. Phân tích khổ thơ cuối để thấy được khi sống với quê hương trong tâm tưởng, nỗi nhớ quê lại càng da diết khôn nguôi: - Điệp từ nhớ diễn tả nỗi nhớ cồn cào, da diết, trào dâng, trỗi dậy mãnh liệt...( Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi). - Nhà thơ ghi dấu đậm nét tâm trí mình cái mùi nồng mặn của biển cả... Ý 4: Đánh giá: - Bằng cách sử dụng hình ảnh vừa chính xác vừa độc đáo kết hợp với nhiều biện pháp tu từ đặc sắc, Tế Hanh đã làm hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh tươi sáng, trong trẻo, khoẻ khoắn, đầy sức sống của một làng quê miền biển. Qua đó giúp ta cảm nhận được tình yêu thiết tha sâu nặng, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với quê hương. - Liên hệ: 0, 5 8, 0 2, 0 4, 0 2, 0 2, 5 1, 0
Tài liệu đính kèm: