Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Hóa học

doc 4 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1211Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi tỉnh lớp 9 – vòng 1 năm học 2015 – 2016 - Môn: Hóa học
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: HÓA HỌC
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (4, 0 điểm)
1. Cho các chất: Na2O, Fe, P2O5, Al2O3, Cu, CO, Fe3O4 và các dung dịch H2SO4, NaOH. Hỏi cặp chất nào phản ứng được với nhau? Viết các phương trình hóa học xảy ra và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có). 
2. Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 5 chất rắn đựng trong 5 lọ riêng biệt bị mờ nhãn sau: Na2O, P2O5, Al2O3, MgO, CaO. Chỉ được dung nước và quỳ tím.
Câu 2 (5, 0 điểm)
1. Để một mẫu Na ngoài không khí ẩm, sau một thời gian thu được chất rắn A. Hòa tan chất rắn A vào dung dịch axit Clohyđric dư thì thu được dung dịch B và khí C. Dẫn khí C vào dung dịch canxi hyđroxit thu được kết tủa D. Viết các PTHH có thể xảy ra, xác định các chất có trong A,B,C,D.
2. Cho các hóa chất: KMnO4, dung dịch HCl, Zn, KClO3 và các dụng cụ cần thiết. Hãy chọn hóa chất thích hợp rồi trình bày cách tiến hành, giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra của thí nghiệm điều chế và thu khí H2.
Câu 3 (6, 0 điểm)
1. Hỗn hợp A gồm 22,4 lít SO2 và O2 có tỉ khối so với hiđro là 24, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác V2O5 và đun nóng thu được hỗn hợp B trong đó SO3 chiếm 35,29% số mol của hỗn hợp B. Tính hiệu suất của phản ứng.
2. Hòa tan hoàn toàn 6,72 lít khí lưu huỳnh trioxit vào 126 gam nước thu được dung dịch A. 
a) Hãy tính C% của dung dịch A.
b) Từ dung dịch A và các hóa chất, dụng cụ cần thiết. Hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế tạo ra 400 ml dung dịch B 4,9%( D= 1,1 g/ml). Biết dung dịch A và dung dịch B có cùng chất tan.
c) Cho 3,9 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg vào dung dịch A thì thu được dung dịch C và khí D.
- Hãy chứng minh rằng hỗn hợp X tan hết.
- Nếu sau phản ứng thoát ra 4,48 lít khí H2. Hãy tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X. Biết các khí đo ở đktc.
Câu 4. (5, 0 điểm)
1.Trộn 200 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch A. Cho 8,25 gam hỗn hợp B gồm Fe và Al phản ứng vừa đủ với dung dịch A tạo ra dung dịch C và V lít khí H2 (đktc).
a) Tính C% của chất tan có trong dung dịch A.
b) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hổn hợp B.
c) Tính giá trị V. 
d) Lấy V lít khí H2 trên khử vừa đủ 19,6 gam hỗn hợp CuO và một oxit của sắt tạo ra hỗn hợp kim loại D, ngâm D trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,5V lít H2(đktc). Hãy xác định công thức hóa học của oxit sắt ?
2. Đốt cháy hoàn toàn x gam mẫu các bon (chứa 6% tạp chất trơ không cháy) bằng khí oxi dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí A(đktc). Sục từ từ khí A vào 2000 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M sau phản ứng thu được 15 gam kết tủa.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
b) Tính giá trị x và % thể tích các khí trong A.
(Cho biết Cu = 64; Fe = 56; O = 16; S = 32; Ca = 40; H= 1; Al = 27; Mg = 24; Cl = 35,5; C = 12).
---- Hết----
Họ và tên thí sinh: .................................................................SBD: ..................
(Học sinh không dùng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GDĐT HOÀNG MAI
HƯỚNG DẪN CHÁM
(Đề thi gồm 03 trang)
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
 LỚP 9 – VÒNG 1
NĂM HỌC 2015 – 2016 - Môn: Hóa học 
(Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 
Nội dung
Điểm
Câu 1(4đ)
1.(2,75 đ)
Viết đúng mổi PTHH được 0,15đ( 18 p/ứ)
2,75
2.(1,75đ)
Nhận biết đúng mổi chất được 0,25đ
1,75
Câu 2(5đ)
1(3,0đ)
+ Viết đúng mổi PTHH được 0,15đ( 14 PTHH)
+ Xác định đúng thành phần chất có trong A,B,C,D 
-Không khí ẩm gồm: O2, H2O, CO2
- Để mẩu Na ngoài kk ẩm thì có các phản ứng:
4Na + O2 2Na2O
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
Na2O + CO2 Na2CO3
Na2O + H2O 2NaOH
2NaOH + CO2 Na2CO3 + H2O
Hoặc: NaOH + CO2 NaHCO3 
=>Rắn A gồm: Na dư, Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3
Cho rắn A + dd HCl dư:
2Na + 2HCl 2NaCl + H2
Na2O + 2HCl 2NaCl + H2O
NaOH + HCl NaCl + H2O
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2
NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + 
=>dd B gồm: HCl dư, NaCl , Khí C gồm H2; CO2
Dẫn khí C gồm H2; CO2 vào dd Ca(OH)2 thì:
TH1: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
TH2: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Hoặc : 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2 
=>kết tủa D là: CaCO3
2,0
1,0
2.(2đ)
- Xác định được hóa chất để đ/c khí H2 : Zn, dd HCl
- Nêu được các bước tiến hành
- Giải thích hiện tượng
- Viết đúng PTHH
- Nêu được 2 cách thu khí H2 vào lọ
0,25
0,5
0,5
0,25
0,5
Câu 3(6đ)
1.(2đ)
- số mol hh A = 1mol
- Gọi x,y lần lượt là số mol của SO2 và O2 có trong 1mol A 
( x,y > 0)
- Theo bài ra ta có: dhhA/H2 = => x= y = 0,5 mol
- Gọi a là số mol của khí SO2 phản ứng(a>0)
-PTHH: 2SO2 + O2 2SO3
 a 0,5a a
=>nB = 0,5-a + 0,5- 0,5a + a = 1 – 0,5a = => a= 0,3
Vậy H% = 
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,5
0,5
2.(4đ)
a, nSO= (mol)
m SO = 0,3.80 = 24 (gam)
PTHH : SO3 + H2O H2SO4
- Theo PTHH : nHSO = nSO = 0,3 (mol)
m HSO = 0,3.98 = 29,4 (gam)
mdd = 24 + 126 = 150 (gam)
C% HSO= = 19,6 (%)
b, - mdd B = Vx D = 400 x 1,1 = 440 gam
=>(ddB) =
=>(19,6%) cần lấy = 
Khối lượng H2O cần pha vào = 440 -110 = 330 gam = 330 ml
-Nêu đúng cách pha
c. – Viết đúng 2 PTHH
– Chứng minh được hổn hợp X tan hết 
- Tính được % khối lượng mổi kim loại trong X
 % Al = 
% Mg = 
0,15
0,1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1,0
Câu 4(5đ)
1.(3đ)
2.(2đ)
 a. nHCl = 0,2 mol; nH2SO4 = 0,2 mol
C% HCl = C%H2SO4 = 
b. Gọi số mol của Fe, Al ban đầu trong hh B là a,b (a,b>0)
Gọi số mol của Fe, Al phản ứng với dd HCl là x,y (x,y > 0)
PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (1)
 x-> 2x x
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (2)
 y-> 3y 1,5y
Ta có: 2x + 3y = 0,2 -> x + 1,5y = 0,1 (*)
 Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 (3)
 a-x -> a-x a-x
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (4)
 b-y -> 1,5(b-y) 1,5(b-y)
Ta có: a-x + 1,5(b-y) = 0,2 => a + 1,5b –( x + 1,5y) = 0,2(**)
Thay (*) vào (**) ta được: a + 1,5b = 0,3(I)
Mặt khác : 56a + 27b = 8,25(II)
Từ (I) và (II) ta có: a= 0,075; b = 0,15.
%Fe = 
%Al =100% - 50,91% = 49,09%.
c. Tính V: Theo (1) (2) (3) (4) ta thấy: 
nH2 == mol -> V= 0,3 x 22,4 = 6,72 lit
d, Xác định được CTHH của oxit sắt là Fe3O4
2.
a. Các PTHH xảy ra:
 C + O2 CO2 (1)
->hổn hợp khí A gồm: CO2 và O2 dư
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (2)
CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2 (3)
b. Tính x và %V các khí trong A:
nA = 0,5 mol , nCa(OH)2 = 0,2 mol, nCaCO3 = 0,15 mol
Vì khi sục A vào dd Ca(OH)2 tạo ra kết tủa nên ta xét 2 TH:
TH1: Ca(OH)2 dư tức chỉ tạo ra muối CaCO3( không có p.ứ 3)
Khi đó nC = nCO2 = nCaCO3 = 0,15 mol
=>x = mC = (0,15x 12). 
Theo (1) -> trong A: nCO2 = 0,15; nO2 dư = 0,5 – 0,15 = 0,35
-Vì khi ở cùng điều kiện tỉ lệ V chính là tỉ lệ số mol nên:
%VCO2 = %VO2dư = 100% - 30% = 70%.
TH2: Ca(OH)2 hết p/ứ tạo ra 2 muối( có p.ứ 3)
Khi đó nC = nCO2 = 0,25 mol
=>x = mC = (0,25x 12). 
Theo (1) -> trong A: nCO2 = 0,25; nO2 dư = 0,5 – 0,25 = 0,25
-Vì khi ở cùng điều kiện tỉ lệ V chính là tỉ lệ số mol nên:
%VCO2 = Vo2 dư = 50%.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
1,0
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
* Lưu ý: nếu thí sinh có phương pháp giải khác đúng vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docHÓA.doc