TRƯỜNG T.H.C.S SƠN TÂY ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN : VẬT LÍ LỚP 8 ( Vòng 02) Thời gian làm bài : 120 phút ( không kể thời gian giao đề ) Câu 1: a) Một người dự định đi bộ về thăm quê, may nhờ được bạn đèo đi xe đỡ một quãng nên chỉ sau 2 giờ 05 phút đã về đến nơi. Biết vận tốc lúc đi bộ là 6 km/h, lúc đi nhờ xe là 25 km/h, đoạn đường đi bộ dài hơn đoạn đườ ng đi xe là 2,5km. Hãy tính độ dài đoạn đường về thăm quê. b) Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai cùng xuất phát một lúc với vận tốc tương ứng là v1 = 10 km/h và v2=12 km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai người nói trên 30 phút. Khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau của người thứ ba với hai người trước là 1 giờ. Tìm vận tốc của người thứ ba? Câu 2: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40 cm2, cao h = 10cm có khối lượng m = 160g. Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước.Cho khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3. Câu 3 : Chiếu một tia sáng nghiêng một góc 45o chiều từ trái sang phải xuống một gương phẳng đặt nằm ngang . Ta phải quay gương phẳng một góc bằng bao nhiêu so với vị trí của gương ban đầu để tia phản xạ có phương nằm ngang. 45o Câu 4: Mắt anh ở cao hơn mắt em 37cm. Nếu anh đứng sát sau em và cùng nhìn vào ảnh mặt Trời qua lớp nước mỏng trên sân gạch thì thấy ảnh mặt Trời ở hai chỗ khác nhau cách nhau một khoảng theo phương ngang. Tính khoảng cách đó, nếu lúc ấy tia sáng mặt trời nghiêng với mặt sân một góc 450. Câu 5 : Một xe ô tô có khối lượng 1,5 tấn. Xe có 4 bánh, mỗi bánh có diện tích tiếp xúc với mặt đường là 100cm2. Tính áp suất của xe lên mặt đường khi xe đứng yên. Coi mặt đường bằng phẳng. ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Câu Đáp án vắn tắt Thang điểm Câu 1 6,0 điểm a) - Viết được biểu thức tính t1,t2 từ công thức tính vận tốc - Từ đó có t1 + t2 = 125/60 s => t1 = 125/60 - t2 (1) - Theo đàu bài có: S1 = S2 + 2,5 ( 2) - Giải (1) và (2) tìm được t1 = 105/60 ; t2 = 20/60 Từ đó tìm được S1 = 10,5km ; S2 = 8km - Độ dài đoạn đường về thăm quê là S = S1 + S2 = 18,5km b) - Tính được quãng đường người thứ nhất và người thứ hai đi được sau 30 phút. S1 = 5km ; S2 = 6km - Người thứ ba xuất phát sau hai người trên 30 phút. Gọi t1 ,t2 là thời gian người thứ ba xuất phát cho đến khi gặp lần lượt hai người trên.Khi đó người thứ ba đi được các quãng đường tương ứng là: S3 = v3. t1 ; S3’ = v3. t2 - Sau t1 ,t2 người thứ nhất và người thứ hai đi được các quãng đường: S1’ = 5 + v1. t1 ; S2’ = 6 + v2. t2 -Người thứ ba gặp người thứ nhất khi: S3 = S1’=> v3. t1 = 5 + v1. t1 => t1 = 5/ (v3 – 10) -Người thứ ba gặp người thứ nhất khi: S3’ = S2’=> v3. t2 =6 + v2. t2 => t2 = 6/ (v3 – 12) Theo đầu bài : t2 – t1 = 1 => v32 - 23 v3 +120 = 0 Giải pt ta có v3 = 15 và v3 = 8 Xuất phát từ đầu bài cho v3 = 15 km/h là phù hợp. Vậy vận tốc của người thứ ba là 15 km/h 1,0đ 1,0đ 1,0đ 1,0đ 0,5 đ 0,5 đ 1,0đ Câu 2 3,0 điểm -Vẽ hình ,đặt x là phần nổi trên mặt nước .lập luận chỉ ra khi khối gỗ nổi thì trọng lực cân bằng với lựcđẩy Ác – si – mét: P = FA - Viết các biểu thức tương ứng: 10.m = d0.S.(h-x) -Thay các dữ kiện tính được x = 6 ( cm) 1,0 đ 1,0đ 1,0đ Câu 3 4,0 điểm TH1: tia phản xạ hướng từ trái qua phải: Vẽ tia sáng SI tới gương cho tia phản xạ ID theo phương ngang (như hình vẽ) Ta có = 1800 - = 1800 - 450 = 1350 IN là pháp tuyến của gương và là đường phân giác của góc SID. Góc quay của gương là: mà i + i, = 1800 – 450 = 1350 Ta có: i’ = i = IN vuông góc với AB = 900 =- i’ = 900- 67,5 =22,50 Vậy ta phải xoay gương phẳng một góc α = 22,5 0 S I N D A B TH2: Tia phản xạ hướng từ phải qua trái Tương tự ta có α = 67,5o 2,0 đ 2,0đ Câu 4 4,0 điểm Có thể coi lớp nước mỏng trên sân gạch như một gương phẳng. Mặt Trời ở xa Trái Đất nên các tia sáng từ mặt trời tới có thể coi là các tia sáng song song. Trên hình vẽ hai tia sáng mặt Trời S1I1 và S2I2 phản xạ trên lớp nước và đi vào mắt M1 của anh và M2 của em. Hai anh em thấy ảnh của mặt trời ở hai chỗ khác nhau S’1 và S’2 S2 450 S1 N M1 M2 I2 I1 S’1 S’2 Dựa vào hình vẽ ta có: S/1S/2=I1I2; I2N=M1M2 Mà I1I2=I2N( vuông cân) M1M2=S/1S/2=37cm 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ 1,0 đ Câu 5 3,0 điểm Đổi m = 1,5 t = 1500 kg S1 = 100 cm2 = 0,01 m2 P = ? Trọng lượng của ô tô là : p1 = 10 m = 1500.10 = 15 000 (N ) Diện tích tiếp xúc của các bánh xe lên mặt đất là : S = 4 S1 = 4 . 0,01 = 0,04 ( m2 ) Áp suất ô tô tác dụng lên mặt đường là : P = ( N/ m2 ) 0,5 đ 1,0 đ 0,5 đ 1,0 đ
Tài liệu đính kèm: