Đề thi chính thức môn Hoá học 9 năm học: 2014 – 2015 - Trường THCS Phan Thanh

docx 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 896Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chính thức môn Hoá học 9 năm học: 2014 – 2015 - Trường THCS Phan Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chính thức môn Hoá học 9 năm học: 2014 – 2015 - Trường THCS Phan Thanh
PHÒNG GD & ĐT BẮC BÌNH
TRƯỜNG THCS PHAN THANH
HỘI ĐỒNG THI HSG HUYỆN
Khoá ngày:.
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 + 9
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN HOÁ HỌC 9
Năm học: 2014 – 2015
( Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian phát đề )
ĐỀ BÀI
Bài 1: ( 5 điểm)
Xác định các chất phản ứng và tạo thành với các chữ cái A,B,C,D,E và viết phương trình phản ứng.
FeS2 + O2 → A + B
A + O2 	→ C 
C + D → axít E
E + Cu → F + A + D
A + D → axít G
Bài 2: ( 5điểm) 
Hòa tan 6 gam hợp kim gồm Cu,Fe và Al trong axitclohidric dư thì tạo thành 3,024 lít khí H2(đktc) và còn 
lại1,86 gam kim loại không tan.
a.Viết PTHH.
b.Xác định thành phần phần trăm khối lượng các kim loại.
Bài 3: ( 5 điểm)
a. Phải cần bao nhiêu tấn quặng pirit chứa 90% FeS2 để sản xuất 0,5 tấn dung dịch H2SO4 49%. Biết hiệu suất của quá trình là 80% 
b. Hoà tan 5,6lít khí HCl ( đktc ) vào 0,1lít nước để tạo thành dung dịch HCl. Tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm của dung dịch HCl. Biết khối lượng riêng của H2O là 1g/ml
Bài 4: (5 điểm)
Một thanh kim loại R được ngâm trong dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, thanh kim loại có khối lượng nhẹ bớt đi so với ban đầu. Cũng thanh kim loại R như vậy, sau khi ngâm trong dung dịch AgNO3 , kết thúc phản ứng thì khối lượng thanh kim loại bây giờ lại nặng thêm so với ban đầu. Cho biết: R có hoá trị II; tất cả kim loại sinh ra đều bám vào thanh R; phần khối lượng nặng thêm gấp 75,5 lần phần khối lượng nhẹ bớt đi; số mol kim loại bám vào thanh R trong hai thí nghiệm trên đều bằng nhau.
Xác định kim loại R.
Nếu thanh R đem thí nghiệm có khối lượng 20g ; dung dịch CuSO4 có thể tích 125 ml và nồng độ 0,8M thì trong thí nghiệm với dung dịch AgNO3, thanh kim loại tăng bao nhiêu phần trăm về khối lượng ? Thể tích dung dịch AgNO3 0,4M cần dùng là bao nhiêu ml ?
( Cho Fe= 56; O= 16; S= 32; Cu= 64; Zn= 65; Ag= 102; N= 14; Cl= 35,5; H= 1)
----------------------------------------------------------
( Giám thị coi thi không giải thích gì thêm )
Họ và tên thí sinh:SBD
 Người lập đề Duyệt của chuyên môn
 Trần Thị Thanh Hồng Lâm Lư Nữ Bích Thủy
PHÒNG GD & ĐT BẮC BÌNH HD CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN 
 NĂM HỌC: 2014– 2015. Môn thi: Hoá học 9. 
Bài 1: ( 5 điểm)
1/Các chất phản ứng và tạo thành với các chữ cái A,B,C,D,E 2 điểm mỗi chất 0,25 điểm
A: SO2 (0,25 ñieåm)
B: Fe2O3 (0,25 ñieåm)
C: SO3 (0,25 ñieåm)
D: H2O (0,25 ñieåm)
E: H2SO4 (0,25 ñieåm)
F: CuSO4 (0,25 ñieåm)
Axít E: H2SO4 (0,25 ñieåm)
Axít G: H2SO3 (0,25 ñieåm)
 2/Viết PTHH: ( 3đ )	
FeS2 + O2 → SO2 + Fe2O3 (0,75 ñieåm)
SO2 + O2 → SO3 (0,5 ñieåm)
SO3 + H2O → H2SO4 (0,5 ñieåm)
H2SO4 đ,n + Cu → CuSO4 + SO2 + H2O (0,7 5 ñieåm)
SO2 + H2O → H2SO3 (0,5 ñieåm)
Bài 2:( 5 điểm)
	Viết PTHH:
Fe + 2HCl + H2 (0,25 điểm)
2Al + 6HCl + 3H2 (0,25 điểm)
Gọi x,y lần lượt là số mol của Fe và Al (x,y > 0)
Ta có hệ phương trình:
56 x + 27 y = 4,14	 (0,5 điểm)
x + 3/2 y = 0,135	 (0,5 điểm)
Giải hệ pt ta được:
x = 0,045 (0,25 điểm)
y = 0,06 (0,25 điểm)
mFe = 2,52 g (0,5 điểm)
 m Al = 1,62 g (0,5 điểm)
m Cu = 1,86 g (0,5 điểm)
% mFe = 42 % (0,5 điểm)
% mAl = 27 % (0,5 điểm)
% mCu = 31 % (0,5 điểm)
Bài 3: (5 điểm)
a. ( 3đ )
Từ quặng pirit muốn thu được H2SO4 phải trải qua các phản ứng sau:
4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 (1) (0,25 điểm)
2SO2 + O2 2SO3 (2) (0,25 điểm)
SO3 + H2O ® H2SO4 (3) (0,25 điểm)
Từ (1), (2) và (3) ta có sơ đồ hợp thức:
FeS2 ® 2SO2 ® 2SO3 ® 2H2SO4 (0,5 điểm)
Số mol H2SO4 là : ( mol ) (0,5điểm)
 ( mol ) (0,5 điểm)
Khối lượng FeS2 chứa 90% là: 
 = 166,6 ( kg ) (0,5 điểm)
Vì hiệu suất 80% nên: (0,25 điểm)
b. ( 2đ )
- Trong dung dịch HCl: ( mol ) (0,25 điểm)
 0,1 ( lít ) (0,25 điểm)
Vậy CM = 0,25 : 0,1 = 2,5 M (0,5 điểm)
- Khối lượng chất tan: mHCl = 0,25 . 36,5 = 9,125 ( g ) (0,25 điểm)
Khối lượng dung dịch = 
mdd = 9,125 + 100. 1 = 109,125 ( g ) (0,25 điểm)
Vậy 8,36% (0,5 điểm)
Bài 4: (5 điểm)
Xác định R: 3 điểm
R + CuSO4 RSO4 + Cu	 ( 0,25 điểm)
x	 x
R + 2AgNO3 R(NO3)2 + 2Ag	 	 (0,25 điểm)
0,5x	x	 x
Đặt x là số mol kim loại bám vào thanh R.
Phần khối lượng nhẹ bớt đi = (MR -64)x	 (0,5 điểm)
Phần khối lượng tăng thêm = (216 - MR ).0,5x	 	( 0,5 điểm)
Theo đề ta có:	(216 - MR ).0,5x = 75,5.(MR -64)x	 	(0,5 điểm)
Giải ra MR = 65.	Suy ra kim loại R là kẽm (Zn) 	(1 điểm)
Số mol CuSO4 = 0,1 = x 
suy ra % khối lượng tăng thêm = 0,5.0,1(216 – 65).100 / 20
	 = 37,75(%)	(1 điểm)
 Thể tích dung dịch AgNO3 cần dùng = 250 ml	(1 điểm)
 Người lập đề	 Duyệt của chuyên môn
 Trần Thị Thanh Hồng Lâm Lư Nữ Bích Thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐề thi HSG Hóa 9 năm 2014-2015-PHANTHANH.docx