Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Sinh học 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HÓA
Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 8
Thời gian làm bài 150 phút
Câu 1.(3.0 điểm): 
a. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân?
b. Giải thích cơ chế phản xạ của sự co cơ?
Câu 2.(2.0 điểm):
a. Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim?
b. Giải thích hiện tượng: Khi cơ thể vận động nhiều thì nhịp thở tăng, mồ hôi tiết ra nhiều?
Câu 3.(3.0 điểm): 
a. Anh Hạnh và anh Phúc cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Hạnh mà không ngưng kết hồng cầu của anh Phúc. Cho biết bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích? Anh nào có thể tiếp máu cho bệnh nhân?( Biết anh Hạnh có nhóm máu A, anh Phúc có nhóm máu B)
b. Huyết áp là gì? Khi huyết áp tăng cao có phải lúc đó lượng máu trong cơ thể tăng lên không? 
Câu 4.(2.5 điểm):
a. Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?
b. Em hiểu thế nào là ăn uống hợp vệ sinh?
Câu 5.(2.0 điểm): 
a. Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra nhờ các yếu tố nào?
b. Các cơ, xương ở lồng ngực đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra? 
Câu 6.(2.0 điểm): 
a. Phân biệt quá trình trao đổi chất với quá trình chuyển hóa?
b. Giải thích vì sao da người thường hồng hào vào mùa hè và xanh tái vào mùa đông?
Câu 7.(3.0 điểm):
a. Nêu chức năng hai loại tế bào thụ cảm ở màng lưới của mắt? Vì sao người bị quáng gà không nhìn thấy hoặc nhìn thấy rất kém vào lúc hoàng hôn?
b. Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng?
Câu 8.(2.5 điểm): 
a. Thế nào là tuyến nội tiết? tuyến ngoại tiết? Cho ví dụ.
b. Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha?
........................................................Hết..........................................................
Họ và tên thí sinh:., Số báo danh...
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
HƯỚNG DẤN CHẤM ĐỀ THẨM ĐỊNH HSG 8
 NĂM HỌC : 2015 – 2016
MÔN SINH HỌC
 Thời gian làm bài 150 phút
Câu
Đáp án
Biểu điểm
 Câu 1:
(3.0điểm)
a. Những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân:
- Họp sọ và xương mặt:
+ Họp so lớn hơn chứa não phát triển, lồi cằm phát triển, xương hàm nhỏ hơn;
 + Diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước, giữ cho đầu ở vị trí cân bằng trong tư thế đứng thẳng; 
- Xương thân:
+ Cột sống cong 4 chỗ -> trọng tâm cơ thể rơi vào 2 bàn chân trong tư thế đứng thẳng; 
+ Lồng ngực rộng về 2 bên -> cân bằng trong tư thế đứng thẳng;
+ Xương chậu rộng;
- Xương chi:
+ Xương chi phân hóa; 
+ Tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận động của tay tự do hơn-> thuận lợi cho lao động.
+ Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể đứng và đi lại chắc chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyển linh hoạt.
b. 
- Khi có một kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể -> xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm -> trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm -> cơ quan phản ứng => cơ co
- Khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại, đĩa tối dày lên => bắp cơ ngắn lại phình to 
0.25 đ
0.25đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2:
(2.0điểm)
a. Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu sau:
- Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ quanh thành mạch;
- Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào;
- Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra;
- Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu chảy ngược chiều trọng lực) còn có sự hỗ trợ của các van nên máu không bị chảy ngược
b. 
- Khi vận động nhiều, cơ thể tăng dị hóa để sinh năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ. Một phần năng lượng tạo ra dưới dạng nhiệt làm cơ thể tăng nhiệt độ.
- Để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định 370C, cơ thể tăng cường tỏa nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ mang theo một lượng nhiệt của cơ thể.
- Đồng thời cơ thể cần nhiều ôxi hơn để cung cấp cho quá trình dị hóa đó =>hô hấp nhanh, mạnh hơn.
=> Vậy tiết mồ hôi, tăng nhịp thở khi vận động nhiều chính là sự tự điều hòa hoạt động của cơ thể.
0.25 đ
0.25 đ
0.25đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 3:
(3.0điểm)
a. 
- Huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Hạnh (Nhóm máu A) =>Huyết tương của bệnh nhân có kháng thể α (1)
- Huyết tương của bệnh nhân không làm ngưng kết hồng cầu của anh Phúc (Nhóm máu B) => Huyết tương của bệnh nhân không có kháng thể b (2)
 Từ (1) và (2) => bệnh nhân có nhóm máu B
=> Chỉ có anh Phúc truyền được máu cho bệnh nhân (2 người có cùng nhóm máu)
b. 
- Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch (do tim tạo ra) khi máu vận chuyển trong mạch.
- Khi huyết áp cao không phải lượng máu trong cơ thể tăng, mà đó là một hiện tượng bệnh lí của tim mạch cần được chữa trị để khỏi nguy hiểm đến tính mạng
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 4:
(2.5điểm)
a. Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng là:
- Mặt trong của thành ruột non có nhiều nếp gấp => diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn (400-500m2) là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên đơn vị thời gian)
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua các niêm mạc ruột được vào mao mạch máu và mạch bạch huyết).
 b. Ăn uống hợp vệ sinh là phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đã đun sôi;
- Rau sống và các loại trái cây tươi cần được rửa sạch trước khi ăn;
- Không ăn thức ăn bị ôi thiu; Không ăn thức ăn có ruồi, nhặng đậu vào;
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn;
-...
0.75đ
0.75đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 5:
(2.0điểm)
a.
 - Sự trao đổi khí ở phổi diễn ra nhờ yếu tố:
+ Sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (CO2, O2) giữa máu và phế nang;
+ Thành phế nang, thành mao mạch rất mỏng.
- Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra nhờ các yếu tố:
+ Sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào;
+ Màng tế bào và thành mao mạch rất mỏng.
b. Để làm tăng thể tích lồng ngực khi hít vào và làm giảm thể tích lồng ngực khi thở ra thì các cơ, xương của lồng ngực đã phối hợp hoạt động như sau:
- Cơ liên sườn ngoài co làm tập hợp xương ức và xương sườn có điểm tựa linh động với cột sống sẽ chuyển động theo 2 hướng: lên trên và sang 2 bên =>lồng ngực nở rộng;
- Cơ hoành co => lồng ngực nở rộng thêm về phía dưới -> thể tích lồng ngực tăng;
- Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn => lồng ngực thu nhỏ về vị trí cũ;
- Ngoài ra còn có sự tham gia của một số cơ khác (cơ ức đòn chũm, cơ nâng sườn, cơ hạ sườn,...) trong các trường hợp hít vào và thở ra gắng sức.
0.25 đ
0.25đ
0.25 đ
0.25đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
Câu 6:
(2.0điểm)
a.
Trao đổi chất
Chuyển hóa
- Trao đổi chất là hiện tượng trao đổi các chất giữa tế bào với môi trường trong và giữa cơ thể với môi trường ngoài.
- Diễn ra bên ngoài tế bào.
- Chuyển hóa là quá trình tổng hợp các chất đặc trưng, tích lũy năng lượng và quá trình phân giải các chất đặc trưng thành chất đơn giản, giải phóng năng lượng
- Diễn ra bên trong tế bào.
b. Giải thích:
- Mùa hè nhiệt độ cao, cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch máu ở dưới da => lưu lượng máu qua các mao mạch dưới da tăng lên => da hồng hào.
- Mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể chống lại bằng phản xạ co các mao mạch dưới da để giữ nhiệt cho cơ thể => lưu lương máu qua các mao mạch dưới da giảm => da thường tái.
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 7:
(3.0điểm)
a.
- Tế bào nón: Tiếp nhận kích thích ánh sáng và kích thích màu sắc.
- Tế bào que: Nhận kích thích ánh sáng yếu không nhận kích thích về màu sắc.
- Những người bị quáng gà, tế bào que hoạt động kém, vì vậy vào lúc hoang hôn (ánh sáng yếu) mắt không nhìn thấy hoặc thấy kém.
b. 
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cung phản xạ vận động
- Có hạch thần kinh.
- Đường li tâm đi qua sợi trước hạch và sợi sau hạch.
- Trung khu ở sừng bên của tủy sống và trụ não.
- Điều khiển hoạt động của các nội quan.
- Không có hạch thần kinh.
- Đường li tâm đến thẳng cơ quan phản ứng.
- Trung khu ở chất xám của đại não, tủy sống.
- Điều khiển hoạt động của hệ cơ, xương.
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
 0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
Câu 8:
(2.5điểm)
a. 
- Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài. Ví dụ: Tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt,...
- Tuyến nội tiết: Sản phẩm là hoocmôn, được ngấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: Tuyến yên, tuyến tụy,...
b.
 Nói tuyến tụy là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.Cụ thể:
- Tuyến tụy là tuyến ngoại tiết: Các sản phẩm tiết theo ống dẫn đổ vào tá tràng giúp cho sự biến đổi thức ăn trong ruột non.
- Tuyến tụy là tuyến nội tiết: Ngoài ra, tuyến tụy còn có các tế bào α tiết hoocmôn glucagôn và tế bào b tiết hoocmôn insulin có chức năng điều lượng đường huyết trong cơ thể .
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
*Lưu ý: Học sinh lý giải khác nhưng đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa.

Tài liệu đính kèm:

  • docG. De Sinh hoc lop 8 15 - 16.doc