Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa
PHÒNG GD&ĐT THIỆU HOÁ
Đề chính thức
 ( Đề thi gồm có 01 trang)
 ĐỀ THI THẨM ĐỊNH HỌC SINH GIỎI LỚP 8 
 NĂM HỌC 2015 - 2016
Ngày thi: 12/4/2016.
Môn: Ngữ văn 
 Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
 Câu 1. (4.0 điểm): Xác định các trường từ vựng và chỉ ra, nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ sau (không cần viết thành bài phân tích):
 “...Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm;
 Mực đọng trong nghiên sầu...”
 (Ông đồ - Vũ Đình Liên)
 Câu 2. (6.0 điểm):
 	Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào".
	Bằng một bài văn ngắn (một trang giấy), hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề được nêu trong câu ngạn ngữ.
 Câu 3. (10.0 điểm):
 Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
 Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An - đéc- xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
 Hết
Họ tên thí sinh:............................................................................. Chữ kí của giám thị:1:.................................................. 
Số báo danh:.................................................... Chữ kí của giám thị 2:................................................... 
* Giám thị không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT THIỆU HOÁ
Đề chính thức
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI THẨM ĐỊNH HỌC SINH GIỎI LỚP 8
 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: Ngữ văn 
Câu
Nội dung kiến thức cần đạt
điểm
1
(4.0đ)
* Các trường từ vựng. 
- Vật dụng: giấy, mực, nghiên.	
- Tình cảm: buồn, sầu.	
- Màu sắc: đỏ, thắm.	
* Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ.
 - Điệp ngữ (mỗi).
 - Câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu?).
 - Nhân hoá (giấy-buồn, mực-sầu).	
 * Tác dụng.	
- Điệp ngữ (mỗi) -> Sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.
- Câu hỏi tu từ -> Hình ảnh ông đồ già tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông ngồi thì vắng vẻ, thưa thớt người thuê viết, tâm trạng xót xa ngao ngán.
- Nhân hóa -> Cái buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô tri vô giác ấy cũng buồn cùng ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn lạc lõng
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.75
2
(6.0đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân. 
2. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.
- Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào - Tạo nên nghĩa hàm súc, cô đọng.
- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.
- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu, bại không nản.
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học lừng danh trên thế giới, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm... Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người mà mình biết để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.
* Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm).
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử thách.
- Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập đạt được sẽ rất cao.
0.5
1.5
0.25
0.25
0.5
0.5
0.5
3.0
0.75
0.5
0.75
1.0
1.0
0.5
0.5
Câu 3
(10đ)
I. Yêu cầu về kỹ năng, hình thức:
- Kiểu bài: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề cần chứng minh: Nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.
- Phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen).
II. Yêu cầu cơ bản về kiến thức:
1. Mở bài: 
- Dẫn dắt vấn đề: Vai trò, nhiệm vụ của văn chương: Phản ánh cuộc sống thông qua cách nhìn, cách cảm của mỗi nhà văn...về cuộc đời, con người.
- Nêu vấn đề: trích ý kiến...
- Giới hạn phạm vi dẫn chứng: Hai văn bản Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An-đéc-xen)
2. Thân bài: 
2.1. Giải thích ý kiến “nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người” -> Đồng cảm, chia sẻ, tiếng nói đòi quyền sống cho con người, tinh thần nhân đạo cao cả...
2.2. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận những người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc. 
* Nhân vật lão Hạc: 
- Sống lương thiện, trung thực, có nhân cách cao quí nhưng số phận lại nghèo khổ, bất hạnh.
+ Sống mòn mỏi, cơ cực: (dẫn chứng)...
+ Chết đau đớn, dữ dội, thê thảm: (dẫn chứng)...
- Những băn khoăn thể hiện qua triết lí về con người của lão Hạc: "Nếu kiếp chó là kiếp khổ.... may ra có sướng hơn kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn"
- Triết lí của ông giáo: Cuộc đời chưa hẳn...theo một nghĩa khác.
* Nhân vật con trai lão Hạc: Điển hình cho số phận không lối thoát của tầng lớp thanh niên nông thôn...(dẫn chứng)...
2.3. Những băn khoăn trăn trở của Nam Cao về số phận của những trí thức nghèo trong xã hội: 
- Ông giáo là người có nhiều chữ nghĩa, có nhân cách đáng trọng... nhưng phải sống trong cảnh nghèo túng: bán những cuốn sách...
2.4. Những băn khoăn của An-đéc-xen về số phận của những trẻ em nghèo trong xã hội: 
- Cô bé bán diêm khổ về vật chất: (dẫn chứng)...
- Cô bé bán diêm khổ về tinh thần, thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình và xã hội: (dẫn chứng)...
2.5. Đánh giá chung: 
- Khắc họa những số phận bi kịch... -> giá trị hiện thực sâu sắc
- Đồng cảm, chia sẻ, cất lên tiếng nói đòi quyền sống cho con người ... -> tinh thần nhân đạo cao cả.
3. Kết bài: 
- Khẳng định lại vấn đề...
- Liên hệ...
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
8.5
0.75
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
1.0
1.0
0.5
0.75
0.5
0.5
0.5
 * Lưu ý: Hướng dẫn chấm:
- Câu 2, chỉ nêu nội dung cơ bản mang tính định hướng, giám khảo cần linh hoạt khi vận dụng hướng dẫn chấm; phát hiện, trân trọng những bài có ý kiến và giọng điệu riêng. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lý, có sức thuyết phục. 
 - Câu 3: đáp án mang tính định hướng các ý cơ bản. HS có thể tách từng bài từng ý để làm rõ và có thể lồng ghép các ý giữa các văn bản (dẫn chứng) với nhau. Giám khảo cần linh hoạt để chấm điểm cho học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docH. ĐỀ NGỮ VĂN 8 2015-2016.doc