Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 771Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Lịch sử lớp 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề gồm 01 trang)
ĐỀ THẨM ĐỊNH HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Lịch sử
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 12 tháng 4 năm 2016
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (10,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
 	Hoàn thành nội dung của bảng kê sau. Trình bày mối liên hệ giữa các sự kiện đó. 
STT
Mốc thời gian
Nội dung các sự kiện tương ứng
1
2/1917
2
7/11/1917
3
2/3/1919
Câu 2 (5,0 điểm): 
Tại sao nói “Cách mạng tư sản Pháp 1789-1794 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất ”? Vai trò của quần chúng nhân dân được thể hiện như thế nào trong tiến trình cách mạng? 
Câu 3 (3,0 điểm): 
Trình bày những nét cơ bản về sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới trong nửa đầu thế kỉ XX? Suy nghĩ của em về câu nói của nhà khoa học A.Nô-ben “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM (8,0 điểm)
Câu 4 (4,0 điểm): Em hãy cho biết:
 	a) Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam trong thời gian nào? 
 	b) Nêu vài nét về chính sách kinh tế của thực dân Pháp đối với Việt Nam. 
 	c) Những chính sách khai thác của Pháp đã tác động đến nền kinh tế nước ta như thế nào? 
Câu 5 (4,0 điểm):
 	Vì sao thế kỉ XX lại xuất hiện xu hướng cứu nước mới? So sánh điểm giống và khác nhau cơ bản về hai xu hướng cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX với xu hướng cuối thế kỉ XIX?
III. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (2,0 điểm)
Câu 6 (2,0 điểm):
 Nêu đặc điểm, ý nghĩa, vị trí của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa? 
Họ và tên:..............................................
Số Báo danh:..........................................
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN THIỆU HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THẨM ĐỊNH HSG LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Lịch sử
I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 10 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Nêu đúng sự kiện (0,75đ)
STT
Mốc thời gian
Tên sự kiện
1
2/1917
Cách mạng tháng 2 bùng nổ ở Nga (0,25)
2
7/11/1917
Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi (0,25)
3
2/3/1919
Quốc tế cộng sản thành lập( Quốc tế III) (0,25)
Mối liên hệ giữa các sự kiện (1,25 đ)
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 đã thắng lợi ở Nga (2/1917) lật đổ được chế độ Nga Hoàng. Song chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga. Hai chính quyền song song tồn tại. Trước tình hình đó Lenin và Đảng Bôn sê vich Nga tiếp tục làm cách mạng tháng 10 (10/1917) lật đổ chính phủ lâm thời chấm dứt tình trạng trên (0,75đ)
	- Dưới ánh sang của CM tháng 10/1917 phong trào công nhân ở các nước tư bản và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phát triển yêu cầu đặt ra phải có sự lãnh đạo của một tổ chức quốc tế. Quốc tế cộng sản ra đời. (0,5đ)
Câu 2: (5,0 điểm) 
Vì cách mạng tư sản Pháp đã làm được: (1,0 d)
+ Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, thiết lập nền cộng hòa, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của CNTB. (0,5đ)
+ Cách mạng thi hành nhiều biện pháp như giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, để trừng trị bọn phản cách mạng. Cách mạng đạt đến đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh. (0,5đ)
- Vai trò của nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp thể hiện ở các sự kiện: (4,0đ)
+ Ngày 14/7/1789,quần chúng được vũ trang kéo đến tấn công chiếm pháo đài nhà tù Ba-xti. (1 điểm)
+ Ngày 10/8/1792 trước tình hình “ Tổ quốc lâm nguy”, nhân dân Pa-ri cùng với quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến. (1 điểm)
+ Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân các nước phong kiến châu Âu tấn công nước Pháp cách mạng, bọn phản động nổi loạn ở Văng-đê, Tây Bắc, nạn đầu cơ tích trữ hoành hành, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân khốn khổ, phái Gi-rông-đanh không tổ chức chống ngoại xâm, nội phản, ổn định đời sống nhân dân mà chỉ lo củng cố quyền lực. Trước tình hình đó, ngày 2/6/1793, nhân dan Pa-ri, dưới sự lãnh đạo của Rô- bi-spie khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh. (1 điểm)
+ Từ ngày 26/6/1794 quần chúng hưởng ứng lệnh tổng động viên cùng với quân đội cách mạng đánh bại liên minh chống Pháp. (1 điểm) 
Câu 3 ( 3,0 điểm)
* Những thành tựu cơ bản: ( 2,0 điểm)
- Lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học A. Anh-xtanh. (0,5 đ)
- Trong các lĩnh vực Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất... đều đạt được những thành tựu to lớn. ( 1,0 đ)
- Nhiều phát minh khoa học được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, ra đa, hàng không, điện ảnh ( 0,5 đ)
* Suy nghĩ về câu nói của A.Nô-ben: ( 1,0 điểm)
- Câu nói của ông hoàn toàn chính xác vì: mỗi phát minh ra đời đều có tác động to lớn đến cuộc sống. Tác động đó tích cực hay tiêu cực là do cách ứng dụng của con người (0,25 đ).
	+ Việc sử dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. (0,25 đ)
+ Tuy nhiên chính những thành tựu đó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh giết người hàng loạt gây thảm họa cho nhân loại. (0,25 đ)
- Cần phát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt trái của những phát minh khoa học.
 - Hạn chế việc chế tạo vũ khí hủy diệt và phương tiện chiến tranh, tích cực áp dụng KHKT vào sản xuất để phát triển kinh tế, xã hội. (0,25 đ)
II. LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 8 điểm)
Câu 4 ( 4,0 điểm):
a) Thời gian: (0,75đ)
 	Thực dân Pháp khai thác thuộc địa Việt nam lần thứ nhất (1897-1914) (0,75đ)
b) Nêu chính sách kinh tế: (1,75 đ)
 * Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất của nông dân , bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. (0,25 đ)
 * Công nghiệp : + Khai thác mỏ ( than, kim loại) để xuất khẩu . (0,25 đ)
 + Xây dựng cơ sở sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay lúa(0,25 đ)
 * Thương nghiệp : Độc chiếm thị trường Việt Nam .. (0,25 đ)
 * Giao thông vận tải: được xây dựng để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. (0,25 đ)
 * Ngoài ra, chúng còn đẩy mạnh vơ vét, bóc lột sức của, sức người trong nhân dân bằng cách: Đánh thuế, thuế mới chồng lên thuế cũ, nặng nhất là thuế rượu, thuế muối, thuế thuốc phiện. Bắt phu đắp đường,, đào sông, xây cầu(0,5 đ)
c) Tác động: (1,5 đ)
- Tích cực: + Nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. (0,25 đ).
 + Tạo ra các đường giao thông mới, các đô thị mới, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế mới. (0,25đ)
 - Tiêu cực: 
 + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt. (0,25 đ)
 + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất (0,25 đ)
 + Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối (công nghiệp nặng không phát triển) (0,25 đ).
 	 + Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. (0,25 đ).
Câu 5 ( 4,0 điểm):
*Xuất hiện xu hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX. (1,25 điểm)
- Phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX mặc dù không thiếu tinh thần kháng chiến anh dũng nhưng vẫn thất bại. (0,25đ)
- Do tác động từ chính sách khai thác của thực dân pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội VN có nhiều biến đổi quan trọng. (0,25đ)
- Đầu thế kỉ XX tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo TQ. (0,25đ)
- Nhật Bản đi theo con đường TBCN và trở nên giàu mạnh đã kích thích các nhà yêu nước noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản. (0,25đ)
- Lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết của những tri thức nho học tiến bộ VN lao vào cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản. (0,25đ)
* So sánh điểm giống và khác nhau của xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX và TKXX. (2,75 điểm)
*Giống nhau (0,75 điểm)
- Mục đích muốn đánh đuổi TD Pháp giành độc lập dân tộc 
* Khác nhau (2,0 điểm)
Các nội dung chủ yếu
Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX
Xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX
Mục đích, mục tiêu
Đánh pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ PK
Đánh Pháp giành độc lập dân tộc kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ cộng hòa
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sỹ phu phong kiến yêu nước
Tầng lớp nho học trẻ đang trên con đường TS hóa
Phương thức hoạt động
Vũ trang
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội, kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài.
Tổ chức
Theo lề lối PK
Biến đấu tranh giai cấp thành tổ chức chính trị sơ khai.
Lực lượng tham gia
Đông đảo nhưng còn hạn chế
Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội
III. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG (2 điểm)
Câu 6 (2,0 điểm)
 * Đặc điểm.
- Bùng nổ sớm, kéo dài liên tục, phạm vi rộng (0,25đ)
- Thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ. (0,25đ)
- Lãnh đạo là các sĩ phu, văn thân, thổ ty, đều là những người có uy tín, ảnh hưởng lớn. (0,25đ)
 - Biết dựa vào nhân dân, sử dụng nhiều phương thức đấu tranh. (0,25đ)
 * Vị trí, ý nghĩa. 
 - Vị trí: Là một trong những trung tâm của phong trào Cần Vương. (0,25đ)
 - Ý nghĩa:
 + Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn.(0,25đ)
 + Đánh mạnh vào chính sách bình định, góp phần làm chậm kế hoạch bình định của Pháp. (0,25đ)
 + Là niềm cổ vũ lớn lao cho lớp người sau tiếp bước trên con đường đấu tranh kháng Pháp(0,25đ).

Tài liệu đính kèm:

  • docB. ĐỀ SỬ 8 15-16.doc