Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Giáo dục công dân 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1022Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Giáo dục công dân 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thẩm định học sinh giỏi cấp huyện Giáo dục công dân 8 (Có đáp án) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD & ĐT Thiệu Hóa
PHÒNG GD&ĐT THIỆU HOÁ
Đề thi chính thức
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI THẨM ĐỊNH HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: GDCD 
Thời gian: 150 phút. (Không kể thời gian giao đề)
	Ngày thi: 12/4/2016.
 Câu 1. (2.0 điểm):
Hãy điền vào chỗ trống (...) từ, cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung điều luật sau:
Điều 13: Sử dụng làn đường ( Trích Luật giao thông đường bộ 2008)
 1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được ...(1)... ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có ...(2)... và phải đảm bảo an toàn.
 2. Trên đường một chiều có ...(3)...phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
 3. Phương tiện ...(4)... đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
 Câu 2. (3.0 điểm):
Tình bạn là gì? Đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh? Ý nghĩa và cách xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh?
 Câu 3. (4.0 điểm):
 	Bảo vệ di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh có ý nghĩa như thế nào? Pháp luật có những qui định gì để bảo vệ di sản và hoá? Tính đến tháng 3 năm 2016, Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hoá được Unesco công nhận là di sản văn hoá thế giới? Hãy nêu tên các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam được công nhận năm 2010?
 Câu 4. (3.5 điểm):
Phân biệt giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? Pháp luật có qui định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo?
 Câu 5. (4.0điểm):
Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Pháp luật đã có những qui định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy lấy ví dụ cụ thể để phân biệt quyền tự do ngôn luận và tự do ngôn luận trái pháp luật.
 Câu 6. (3.5 điểm):
 	Do mâu thuẫn cá nhân nên ông Hải đã vận động một số bà con trong xóm làm đơn tố cáo ông chủ tịch UBND xã đã chiếm dụng số tiền bà con đóng để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã. Đơn tố cáo được gửi đến chủ tịch UBND Huyện. Khi các cơ quan chức năng của Huyện xuống xác minh sự việc thì không có chuyện đó và kết luận là đơn tố cáo sai sự thật. 
 Hỏi: Việc bịa đặt tố cáo sai sự thật của ông Hải có vi phạm pháp luật không? Nếu có ông Hải bị xử lí như thế nào ?
 Hết
Họ và tên thí sinh:............... ....................
Số báo danh:............... ......................... 
 Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD&ĐT THIỆU HOÁ
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI THẨM ĐỊNH HỌC SINH GIỎI LỚP 8
 NĂM HỌC 2015-2016
 Môn thi: Giáo dục công dân
 Thời gian làm bài: 150 phút 
Câu 1: (2,0 điểm) Điền đúng 1 từ, cụm từ được 0,5đ
TT
1
2
3
4
Từ, cụm từ cần điền
Chuyển làn đường
Tín hiệu báo trước
Vạch kẻ
Tham gia giao thông
Điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2. (3,0 điểm):
Nội dung
Điểm
 Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.
 Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm cơ bản sau: phù hợp với nhau về quan niệm sống; bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau; chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau; thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
Tình bạn trong sáng lành mạnh có thể có giữa những người cùng giới và khác giới.
Tình bạn trong sáng lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
Để xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh cần phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía.
Học sinh cần thể hiện tình cảm, thái độ, lời nói, cách cư xử tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong học tập, không lợi dụng bạn bè, bao che, adua theo nhau ăn chơi đua đòi, đàn đúm
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
Câu 3. (4,0 điểm):
Nội dung
Điểm
a) Bảo vệ di sản văn hoá và danh lam thắng cảnh có ý nghĩa như sau: 
0.75
* Đối với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam:
 + Di sản văn hoá, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
0.25
 + Những di sản, di tích và cảnh đẹp cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
0.25
* Đối với thế giới: Di sản văn hoá Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. Một số di sản văn hoá của Việt Nam được công nhận là di sản văn hoá thế giới để được tôn vinh, giữ gìn như những tài sản qúy giá của nhân loại 
0.25
b) Những qui định của pháp luật nước ta về bảo vệ di sản văn hoá : 
1.75
Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
0.25
Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
0.25
Điều 5: “Nhà nước thống nhất quản lí di sản văn hoá thuộc sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác theo qui định của pháp luật...”
0.25
- Điều 13- Nhà nước nghiêm cấm các hành vi :
1.0
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
 + Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá để thực hiện các hành vi trái pháp luật.
c) Tính đến tháng 3 năm 2016, Việt Nam có 22 di sản văn hoá được Unesco công nhận là DSVH thế giới
0.5
d) Các di sản văn hóa được công nhận năm 2010 :
1.0
- Hội Gióng ở Phù Đổng-Sóc Sơn 
0.25
- Khu di tích trung tâm hoàng thành Thăng Long- Hà Nội 
0.25
- 82 bia tiến sỹ văn miếu Quốc tử giám
0.25
- Cao nguyên đá đồng văn, công viên địa chất toàn cầu.
0.25
Câu 4. (3,5 điểm):
Nội dung
Điểm
* Phân biệt giữa tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan.
- Tín ngưỡng: Là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình. Ví dụ: Thần linh, thượng đế. Chúa trời 
- Tôn giáo: Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi.Tôn giáo còn gọi là đạo. Ví dụ đạo Phật, đạo Thiên Chúa
- Mê tín dị đoan: Là tin một cách mù quáng dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu. Ví dụ: Bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng phù phép 
* Một số qui định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 
+ Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như : tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo. Không được bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo.
+ Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
0.5
0.5
0.5
1.0
1.0
Câu 5. (4.0 điểm):
Nội dung
Điểm
a, Khái niệm:
0.5
Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội.
b, Qui định của pháp luật:
2.5
- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí
0.25
- Có quyền được thông tin theo qui định của pháp luật
0.25
- Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở ( tổ dân phố, trường lớp), trên các phương tiện thông tin đại chúng ( qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc với cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng
1.5
- Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo qui định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội.
0.5
c, Hs lấy ví dụ phân biệt:
1.0
Quyền tự do ngôn luận
Tự do ngôn luận trái pháp luật
- Đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở cơ sở bàn về kinh tế, chính trị văn hóa ở địa phương
- Phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề tiết kiệm điện, nước.
- Chất vấn đại biểu về đất đai, y tế, giáo dục.
- Góp ý về dự thảo văn bản luật.
- Phát biểu lung tung không có cơ sở
 về sai phạm của cán bộ địa phương.
- Đưa tin sai sự thật như “ nhân quyền của Việt Nam”
- Viết thư nặc danh để nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân
- Xuyên tạc cuộc đổi mới của đất nước qua một số tờ báo.
( HS có thể lấy ví dụ khác. Lấy đúng được từ 4 ví dụ trở lên cho 1.0)
Câu 6: (3,5 điểm)
Nội dung
Điểm
- Việc làm của ông Hải là vi phạm pháp luật về khiếu nại tố cáo. Do mâu thuẫn cá nhân mà dụ dỗ người khác làm đơn tố cáo vu oan cho người vô tội là hành vi vi phạm điều 100 Luật khiếu nại tố cáo.
1.0
- Theo qui định tại điều 100: Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật:
1. Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật
2. Lợi dụng việc khiếu nại tố cáo để xuyên tạc, vu khống gây rối trật tự, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Tố cáo sai sự thật.
1.5
- Tuỳ theo mức độ vụ việc, Ông Hải có thể bị xử lí kỷ luật, xử lí hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định tại điều 122- Bộ luật hình sự về tội “vu khống”
1.0
 Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docD. Đề GDCD 8 (2015-2016).doc