SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT LÝ TỰ TRỌNG (Đề gồm 4 trang, 40 câu trắc nghiệm) BÁO CÁO ĐỀ TẬP HUẤN Ề THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: khoa học xã hội; Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm A. vùng đất, hải đảo, thểm lục địa. B. vùng đất, vùng biển, vùng núi. C. vùng đất, vùng biển, vùng trời. D. vùng đất liền, hải đảo, vùng trời. Câu 2: Nhiệt độ trung bình của đai ôn đới gió mùa trên núi là A. Thấp hơn 15°C. B. 15°C. C. Lớn hơn 15°C. D. Luôn lớn hơn 15°C. Câu 3: Nhiễu động về thời tiết ở nước ta thường xảy ra vào A. thời gian chuyển mùa. B. nửa sau mùa hè đối với cả vùng Duyên hải miền Trung. C. nửa đầu mùa hè ở Bắc Trung Bộ. D. mùa đông ở miền Bắc và mùa khô ở Tây Nguyên. Câu 4: Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao ở hai đầu là đặc điểm của vùng núi A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 5: Loại hình giao thông vận tải thuận lợi nhất để nước ta giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á là A. đường bộ. B. đường sông. C. đường biển. D. đường hàng không. Câu 6: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn của nước ta thay đổi theo hướng A. giảm tỉ trọng thủy điện, tăng tỉ trọng nhiệt điện. B. tăng tỉ trọng thủy điện, giảm tỉ trọng nhiệt điện. C. thủy điện và nhiệt điện đều tăng tỉ trọng. D. thủy điện và nhiệt điện đều giảm tỉ trọng. Câu 7: Tình trạng khô hạn khắc nghiệt và kéo dài nhất nước ta diễn ra ở A. các thung lũng đá vôi ở miền Bắc. B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. C. các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên. D. ven biển Cực Nam Trung Bộ. Câu 8: Dân số của nước ta còn tăng nhanh biểu hiện ở A. gia tăng cơ học lớn hơn gia tăng tự nhiên của dân số B. tỉ suất sinh thô cao trong giai đoạn cuối thế kỷ XX C. tỉ suất tử thô thấp trong những giai đoạn gần đây D. mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng trên 1 triệu người. Câu 9: Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ A. việc đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. B. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước phát triển. C. những thành tựu trong phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. D. tăng cường giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông. Câu 10: Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do A. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước. B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao. C. người dân Việt Nam thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp. D. nước ta không có nhiều thành phố lớn. Câu 11: Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành của khu vực I diễn ra theo hướng nào? A. Tỉ trọng các ngành trồng cây lương thực, chăn nuôi tăng. B. Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. C. Ngành trồng cây công nghiệp, cây lương thực nhường chỗ cho chăn nuôi và thuỷ sản. D. Tăng cường độc canh cây lúa, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp. Câu 12: Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi nhất để nuôi trồng hải sản là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Duyên hải miền Trung. D. Đông Nam Bộ. Câu 13: Vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất nước ta là A. Bắc Trung Bộ B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Câu 14: Biển Đông nằm trong vùng nội chí tuyến, nên có đặc tính là A. độ mặn không lớn. B. nóng ẩm. C. có nhiều dòng hải lưu D. biển tương đối lớn. Câu 15: Miền khí hậu có sự bất ổn định về chế độ nhiệt ở nước ta là A. miền khí hậu phía Nam. B. miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. C. miền khí hậu phía Bắc. D. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Câu 16. Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 17: Điểm khác nhau cơ bản nhất trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là địa hình. B. đất đai. C. khí hậu. D. nguồn nước. Câu 18: Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp là do A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. B. giàu có nhất cả nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có của vùng. D. dân số đông, lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao. Câu 19: Trong các ngành công nghiệp sau, ngành nào của nước ta có thế mạnh đặc biệt và cần đi trước một bước so với các ngành khác? A. Công nghiệp điện tử. B. Công nghiệp hóa chất. C. Công nghiệp năng lượng. D. Công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm. Câu 20: Hiện nay, sự phân bố các hoạt động du lịch của nước ta phụ thuộc nhiều nhất vào sự phân bố dân cư. B. sự phân bố các ngành sản xuất. C. sự phân bố các tài nguyên du lịch. D. sự phân bố các trung tâm thương mại, dịch vụ. Câu 21: Khu vực có hoạt động tập trung công nghiệp cao nhất ở nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên. D. Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 22. Vùng Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, vịnh Bắc Bộ. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, vịnh Bắc Bộ. Câu 23. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là A. dãy núi Bạch Mã. B. dãy núi Tam Điệp. C. dãy núi Hoành Sơn. D. dãy núi Kẻ Bàng. Câu 24. Các tỉnh thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. B. Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa. D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Câu 25: Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng Đồng bằng sông Hồng là A. tăng nhanh tỉ trọng của khu vực I, II, giảm tỉ trọng của khu vực III. B. giảm nhanh tỉ trọng của khu vực I, II, tăng tỉ trọng của khu vực III. C. tăng nhanh tỉ trọng của khu vực I, giảm tỉ trọng của khu vực II, III. D. giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II, III. Câu 26: Phải hình thành cơ cấu kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ vì A. có ý nghĩa quan trọng để phát triển kinh tế vùng. B. nâng cao đời sống, tạo việc làm cho người dân. C. vừa hình thành cơ cấu ngành nông nghiệp, vừa tạo thế liên hoàn trong việc phát triển kinh tế theo không gian. D. khai thác thế mạnh về đất đai, khí hậu, sinh vật để tạo vốn phát triển công nghiệp. Câu 27: Nhân tố được coi là có ảnh hưởng nhất đến sự phân bố cây cà phê ở Tây Nguyên là A. khí hậu nhiệt đới. B. đất đỏ badan. C. kinh nghiệm sản xuất. D. địa hình cao nguyên xếp tầng. Câu 28: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy cho biết Đông Nam Bộ gồm các tỉnh, thành phố nào? TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Dương, Bình Phước. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bến Tre, Bình Dương, Bình Phước. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Bình Dương. Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. Câu 29: Ý nào sau đây nói về ý nghĩa của việc đẩy mạnh đánh bắt thủy sản ở ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học ven bờ? A. Góp phần nâng cao sản lượng thủy sản khai thác. B. Bảo vệ sự đa dạng hệ sinh thái trên các đảo. C. Hạn chế việc suy giảm quá mức nguồn lợi ven bờ. D. Bảo vệ hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn. Câu 30: Động lực quan trọng nhất đối với việc phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là A. khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa. B. khai thác tài nguyên sinh vật biển. C. phát triển du lịch biển và giao thông vận tải biển. D. khai thác tài nguyên sinh vật biển, phát triển du lịch biển. Câu 31: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết trong số 3 vùng khí hậu của miền khí hậu phía Nam không có vùng khí hậu nào? A. Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 32: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4, 5; hãy cho biết các nước có phần biển chung với Việt Nam? Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây. Trung Quốc, Philippin, Đông Timo, Campuchia, Malaysia, Brunây. Trung Quốc, Philippin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây. Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Thái Lan, Inđônêxia. Câu 33: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây lúa phân bố chủ yếu ở các vùng nào của nước ta? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng ven biển Miền Trung. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 34: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? Sự biến động diện tích rừng của nước ta giai đoạn 1943 – 2014. Sự thay đổi cơ cấu diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2014. Sự thay đổi quy mô và cơ cấu diện tích rừng nước ta giai đoạn 1943 – 2014. Tốc độ tăng trưởng diện tích rừng nước ta qua các năm. Câu 35: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam, vùng kinh tế có nhiều khu kinh tế ven biển nhất là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. . Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 36: Cho bảng số liệu sau: CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THỦY SẢN NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ NĂM 2010. (Đơn vị: %) Năm 2000 2010 Nông nghiệp 79,1 76,3 Lâm nghiệp 4,7 2,6 Thủy sản 16,2 21,1 Tổng số 100 100 Hãy cho biết nhận xét nào sau đây là đúng: Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thủy sản giảm, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và lâm nghiệp giảm, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và thủy sản tăng. Câu 37: Để tăng sản lượng lương thực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải A. thâm canh, tăng vụ, khai thác những diện tích còn hoang hóa. B. đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản. C. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật cho sản xuất nông nghiệp, trong đó thủy lợi là vấn đề hàng đầu. D. thay đổi cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích vụ hè thu, giảm diện tích lúa mùa, đẩy mạnh thâm canh vụ đông xuân. Câu 38: Cho biểu đồ: Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? Sự thay đổi quy mô diện tích lúa phân theo vùng của nước ta năm 2005 và năm 2010. Sự thay đổi quy mô và cơ cấu diện tích lúa phân theo vùng nước ta năm 2005 và năm 2010. Sự thay đổi diện tích lúa phân theo vùng nước ta năm 2005 và năm 2010. Tốc độ tăng trưởng diện tích lúa phân theo vùng nước ta năm 2005 và năm 2010. Câu 39: Cho bảng số liệu: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2010 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm 2000 2002 2005 2010 Tổng sản lượng 2.250,5 2.647,4 3.465,9 5.127,6 - Khai thác 1.660,9 1.802,6 1.987,9 2.420,8 - Nuôi trồng 589,6 844,8 1.478,0 2.706,8 Để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta giai đoạn 2000 – 2010, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? Biểu đồ tròn. Biểu đồ miền. Biểu đồ cột. Biểu đồ đường. Câu 40: cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành (Đơn vị: tỉ đồng) Năm Công nghiệp khai thác Công nghiệp chế biến Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước 1996 20 698 119 438 9 306 2005 110 949 824 718 55 382 Theo bảng số liệu trên, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng? Năm 2005 so với năm 1996, ngành luôn chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất và có xu hướng tăng là A. công nghiệp chế biến. B. công nghệp khai thác. C. công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước. D. công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: