Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Ngữ Văn

pdf 5 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1129Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tập huấn thi THPT quốc gia năm 2017 môn: Ngữ Văn
SỞ GD&ĐT BẮC NINH 
PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH 
ĐỀ TẬP HUẤN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 
Môn: Ngữ văn 
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: 
[1] Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó 
trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca 
hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay 
chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng 
hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào 
đó như thế nào? 
[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu 
loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia 
sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không 
phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền 
văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc 
không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc 
người Việt trong bối cảnh quốc tế. 
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van 
Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 
Câu 2: Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào? 
Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của 
biện pháp tu từ đó. 
Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng 
ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân 
tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước 
ra thế giới”. 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý 
kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực 
xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh 
quốc tế. 
Câu 2. (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất nước trong đoạn trích Đất Nước - Trường 
ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm (Ngữ văn 12, Tập một). 
====Hết==== 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Môn: Ngữ văn 
(Hướng dẫn chấm có 04 trang) 
Phần Câu Đáp án Điểm 
I 3,0 
 1 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 
 2 - Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong những hoàn cảnh: 
+ khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca 
+ khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài 
của đất nước 
+ chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê 
hương mình. 
0,5 
 3 - Biện pháp tu từ: Lặp cấu trúc cú pháp: “Tự hào dân tộc không phải 
mà là” 
- Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về 
niềm tự hào dân tộc. 
1,0 
 4 Khẳng định đây là một ý kiến đúng đắn, xác đáng bởi lẽ: 
- Bản sắc dân tộc là những nét riêng ưu việt nhất của dân tộc đó cần 
được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập. 
- Cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc về văn hoá dân tộc, tích cực quảng 
bá những nét độc đáo của văn hoá quê hương, những hình ảnh đẹp trên 
khắp mọi miền đất nước, luôn gìn giữ, phát huy những vẻ đẹp truyền 
thống. 
1,0 
II 1 Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy 
nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc 
hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ 
các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối 
cảnh quốc tế. 
2,0 
 A. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng yêu cầu một đoạn văn nghị luận 
ngắn khoảng 200 chữ. Yêu cầu trình bày rõ ràng mạch lạc, không mắc 
lỗi chính tả dùng từ đặt câu 
B. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách 
khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: 
* Giải thích ngắn gọn khái niệm tự hào dân tộc: Đó là thái độ 
ngưỡng mộ, trân trọng, sự tự tôn trước những vẻ đẹp trong bản sắc văn 
hoá dân tộc. Tự hào dân tộc là biểu hiện của tình yêu đất nước, ý thức 
trách nhiệm công dân đối với đất nước... 
* Bàn luận : 
- Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ: 
+ Tự hào dân tộc không phải là sự tự tôn mù quáng đề cao văn hoá dân 
tộc mình mà hạ thấp văn hoá các dân tộc khác. 
+ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần hoà nhập để thể hiện bản sắc 
văn hoá nhưng không hoà tan và luôn có ý thức trong việc giữ gìn bản 
sắc văn hoá Việt Nam. 
- Cần nhận thức sâu sắc và đầy đủ về văn hoá dân tộc, những nét đẹp và 
cả những điểm hạn chế, phát huy nét đẹp và loại trừ những hủ tục lạc 
hậu, thói quen xấu 
0,25 
1,5 
- Phê phán những người quay lưng lại với văn hoá dân tộc, bài xích, 
xem thường văn hoá cha ông, chạy theo lối sống lai căng, học đòi, sùng 
ngoại... 
* Bài học nhận thức hành động: Mỗi cá nhân cần có những hành 
động thiết thực, trực tiếp để thể hiện niềm tự hào dân tộc. 
0,25 
 2 Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất nước trong đoạn 
trích Đất Nước - Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa 
Điềm (Ngữ văn 12, Tập một). 
5,0 
 A. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng yêu cầu một bài văn nghị luận văn 
học. Trình bày rõ ràng mạch lạc, không mắc lỗi chính tả dùng từ đặt 
câu 
B. Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách 
khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: 
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm 
- Nguyễn Khoa Điềm là đại diện tiêu biểu cho thế hệ các nhà thơ trưởng 
thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm tài hoa, 
uyên bác, truyền thống, hiện đại, đĩnh đạc nghiêm cẩn mà cũng rất tinh 
tế, trữ tình. 
- Đất nước là hình tượng xuyên suốt các sáng tác văn học Việt Nam 
những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đoạn trích Đất 
Nước thuộc chương V trường ca Mặt đường khát vọng thể hiện cái nhìn 
toàn vẹn và sâu sắc về hình tượng Đất Nước của tác giả Nguyễn Khoa 
Điềm.Tác phẩm ra đời năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang 
bước vào giai đoạn ác liệt 
2. Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng Đất Nước 
a. Vẻ đẹp của Đất Nước được cảm nhận trên nhiều bình diện 
- Chiều dài thời gian: 
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay 
kể 
 Thời gian nghệ thuật mang tính chất phiếm chỉ, không xác định, huyền 
ảo, thời gian mang sắc màu huyền thoại. Đất Nước có từ rất lâu, rất xa 
trong sâu thẳm của thời gian lịch sử. 
- Chiều rộng của không gian: đó là không gian của núi, sông, rừng, bể: 
“nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “nơi con cá ngư 
ông móng nước biển khơi”,... không gian văn hóa: nơi anh đến trường, 
không gian sinh hoạt đời thường, lứa đôi riêng tư: nơi em tắm, nơi em 
đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm... không gian sinh tồn của cộng 
đồng: nơi dân mình đoàn tụ 
- Gắn liền với thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông ấy là hình 
ảnh Đất Nước cùng với bề dày truyền thống văn hóa tốt đẹp: những 
phong tục tập quán quen thuộc, giản dị từ bao đời, truyền thống yêu 
thương tình nghĩa, thủy chung son sắt, truyền thống 
đánh giặc và bảo vệ quê hương... 
- Chiều sâu của sự gắn bó thiêng liêng, máu thịt: Đất Nước là kỉ niệm 
bao đời của mẹ cha, là những kỉ niệm ngọt ngào của anh và em, là quá 
khứ - hiện tại - tương lai của mỗi người. 
- Đất Nước được cảm nhận từ xa đến gần, từ những gì lớn lao kì vĩ đến 
những điều nhỏ bé, gần gũi (câu chuyện cổ, miếng trầu, cây tre, gừng 
cay muối mặn, cái kèo, cái cột, hạt gạo). Hình ảnh Đất Nước không 
0,5 
1,5 
chỉ là đối tượng để con người quan sát chiêm nghiệm mà đã được hóa 
thân thành một phần trong cơ thể, trong mỗi con người Việt Nam: 
“Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước” 
b. Nét đặc sắc bao trùm toàn bộ hình tượng Đất Nước trong thơ 
Nguyễn Khoa Điềm chính là tư tưởng: “Đất Nước của nhân dân”: 
- Nhân dân - người làm nên không gian địa lí dân tộc: Nhà thơ đã có 
một cái nhìn khám phá đậm chất nhân văn. Những danh lam thắng cảnh 
của Đất nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà còn hình thành từ 
cuộc đời, số phận của nhân dân. Không gian địa lý không còn là những 
hình thể vật chất thuần tuý, những sự vật vô tri vô giác mà đó là dáng 
hình, ao ước, lối sống ông cha: Núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái : biểu 
trưng của đất nước tình nghĩa, Chuyện Thánh Gióng: sức mạnh bất 
khuất, lẽ sống anh hùng, Núi Bút Non Nghiên: truyền thống hiếu học, 
vượt khó, Núi Vọng Phu, hòn Trống Mái: Đất nước tươi đẹp... 
 Trên không gian địa lí Đất nước, mỗi địa danh đều là một địa 
chỉ văn hóa được làm ra bởi sự hóa thân bao đời của tâm hồn bao con 
người Việt Nam. Tấm bản đồ Đất nước được phác hoạ từ Bắc vào Nam 
trở thành tấm bản đồ văn hoá của dân tộc, là nơi kí thác tâm hồn ước 
mơ, khát vọng của nhân dân. 
- Nhân dân cũng chính là người làm nên lịch sử, bề dày văn hoá, cốt 
cách tâm hồn dân tộc: 4000 năm lịch sử - nhân dân vô danh đã làm nên 
Đất Nước, những con người bình thường mà phi thường, giản dị mộc 
mạc mà cao cả kì vĩ. Những con người vô danh, giữ gìn và truyền lại 
cho đời sau mọi giá trị vật chất và tinh thần (hạt lúa, ngọn lửa, ngôn 
ngữ, phong tục tập quán). Và cũng chính Nhân dân đã tạo nền móng 
cho truyền thống yêu nước, luôn phát huy sẵn sàng vùng lên chống 
ngoại xâm, đánh quân thù để giữ gìn Đất nước: “Có biết bao người con 
gái con trai...làm nên Đất nước”. 
 Nguyễn Khoa Điềm không phải là người đầu tiên cảm nhận về 
Đất Nước bằng tư tưởng Đất Nước của nhân dân nhưng nhà thơ chính 
là người khẳng định tư tưởng này một cách mạnh mẽ, nâng lên thành 
tuyên ngôn, chân lí. 
c. Nghệ thuật 
- Nguyễn Khoa Điềm sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian như ca 
dao, dân ca, truyền thuyết, cổ tích, thần thoại cùng những phong tục tập 
quán... tạo nên một hình ảnh Đất nước vừa giản dị, thân thiết gần gũi 
vừa lớn lao, thiêng liêng và mang sắc màu huyền thoại. 
- Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, ngọt ngào, nhân vật trữ tình xưng anh: 
đây là lời của người con trai với người con gái, một người yêu với một 
người yêu, một người chồng với một người vợ... 
- Sự thay đổi kiểu câu, biến đổi giọng điệu linh hoạt làm tăng sức mạnh 
biểu hiện, vừa trữ tình vừa giàu chất chính luận, khái quát, trí tuệ đúng 
như tâm niệm của Nguyễn Khoa Điềm: “Tôi cố gắng thể hiện một hình 
ảnh đất nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách dễ đi vào lòng người, 
đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường của riêng tôi, không lặp lại 
người khác...” 
2,0 
0,5 
3. Nhận xét, đánh giá 
- Nét mới của Nguyễn Khoa Điềm trong suy cảm về Đất nước: không 
đi từ quan niệm của những nhà tư tưởng trong quá khứ mà đi từ lịch sử 
của nhân dân, nhân dân là chủ thể sáng tạo và gìn giữ Đất nước. Kết 
hợp sáng tạo những bình diện: thời gian lịch sử, không gian địa lý, bề 
dày văn hoá cốt cách tâm hồn dân tộc, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng 
lên tư tưởng chủ đề: “Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân, Đất 
nước của ca dao, thần thoại” 
- Đoạn trích Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng đã tác 
động mạnh mẽ vào nhận thức và tình cảm của hế hệ trẻ đương thời, 
hình thành ý niệm về Đất Nước, có trách nhiệm với Đất Nước và xuống 
đường đấu tranh hoà chung vào cuộc đấu tranh của dân tộc. 
0,5 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN.pdf