Đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành vật lý 12

doc 41 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1350Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành vật lý 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành vật lý 12
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I – MỞ ĐẦU
2
PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5
A - TÌM HIỂU CHUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KỸ NĂNG THỰC HÀNH 
5
I. Một số thí nghiệm vật lý 12
5
1. Thí nghiệm biểu diễn
5
2. Thí nghiệm thực hành khảo sát
5
II. Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị 
5
1. Cấu tạo 
5
2. Cách sử dụng
10
III. Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số 
14
1. Cấu tạo 
14
2. Cách sử dụng
16
IV. Cách tính sai số trong thí nghiệm thực hành
18
1. Cách tính sai số của phép đo trực tiếp
2. Cách tính sai số của phép đo gián tiếp và ghi kết quả đo lường
18
3. Biểu diễn sai số trong đồ thị
21
4. Một số ví dụ về xử lí số liệu thực nghiệm đo được
21
V. Một số lưu ý khi làm thí nghiệm
28
1. Phân loại thí nghiệm
28
2. Các yêu cầu trong khi tiến hành thí nghiệm
28
3. Kỹ thuật làm thí nghiệm
29
B - HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA KỸ NĂNG THỰC HÀNH VẬT LÝ 12 
30
I. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng
30
II. Câu hỏi trắc nghiệm về các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm khảo sát 
 vật lý 12
34
III. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng xử lý số liệu trong thực hành
36
Phần III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
39
Phụ lục: ĐÁP SỐ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
40
PHẦN I – MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một trong những mục tiêu lớn của ngành giáo dục. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thì phương tiện dạy học đóng vai trò rất quan trọng. Sử dụng phương tiện dạy học góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần hình thành cho học sinh khả năng tư duy tích cực, sáng tạo và vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống. Tuy nhiên, tình hình dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng hiện nay vẫn còn được tiến hành theo hình thức chủ yếu là: “ thông báo – tái hiện”, học sinh có rất ít cơ hội để nghiên cứu, quan sát, tham gia tiến hành làm thí nghiệm. Hơn nữa, vật lý là môn khoa học thực nghiệm vì vậy thí nghiệm vật lý đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy vật lý. Song song đó, việc kiểm tra đánh giá thể hiện qua các kỳ thi Đại học – Cao đẳng đã qua và các kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, hình thức ra đề đặt yêu cầu cao về sự hiểu biết chính xác, cũng như ứng dụng hiệu quả các kiến thức được học của học sinh vào thực tiễn. 
Tuy nhiên như các thầy cô đều biết, hàng năm Sở GD - ĐT có yêu cầu các thầy cô đăng kí danh hiệu từ CSTĐ cấp cơ sở trở lên đều phải có SKKN. Với số lượng hơn 40 trường THPT trong toàn tỉnh cùng với 9 năm (từ 2007 – đến 2015) Bộ GD tổ chức thi ĐH –CĐ môn vật lý theo hình thức TNKQ. Vậy nên tôi thấy các đề tài ngày càng mang tính truyền thống, tức là đa phần viết về việc phân loại – phương pháp giải các dạng bài tập, trong khi đó thị trường sách tham khảo cũng tràn ngập các tài liệu viết về những vấn đề này. Hơn nữa qua việc tìm hiểu nghiên cứu đề thi các năm chúng ta đều nhận thấy các bài tập khó, có tính mới, thì không phải khó về mặt phương pháp, kiến thức nữa mà chủ yếu khó về mặt toán, tính mới thì thường liên hệ với thực tiễn, mà khi nói đến thực tiễn thì không thể không nói tới những vấn đề liên quan đến thí nghiệm vật lý.
Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của thí nghiệm vật lý trong việc đáp ứng mục tiêu của bộ môn Vật lý, cũng như mong muốn đề tài ít nhiều có tính mới, hữu ích hơn nên tôi đã chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành vật lý 12” làm nội dung báo cáo chuyên đề của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này có mục đích nâng cao kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng xử lý số liệu và kỹ năng làm thí nghiệm vật lý một cách khoa học, hiệu quả và an toàn. Đồng thời góp phần giúp học sinh giải quyết tốt các tình huống thực tiễn liên quan đến các thí nghiệm vật lý 12. 
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài này tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến kỹ năng sử dụng dụng cụ thí nghiệm, kỹ năng làm thí nghiệm vật lý và kỹ năng xử lý số liệu thu được. 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành các thí nghiệm vật lý 12.
- Trên cơ sở những kết quả đã nghiên cứu sẽ giúp cho các em học sinh áp dụng để giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến các thí nghiệm vật lý 12.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 12A6 trường THPT Yên Lạc – huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài này tìm hiểu chi tiết kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng, kỹ năng làm thí nghiệm vật lý và kỹ năng xử lý số liệu thực nghiệm thu được. 
- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành các thí nghiệm vật lý 12.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng một số phương pháp sau :
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh.
- Phương pháp mô tả.
- Phương pháp vật lý.
7. Cấu trúc của chuyên đề
Để đạt được những mục đích nói trên và có thể thấy được ý nghĩa khoa học của những lý thuyết mà đề tài này xây dựng được. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo. Nội dung đề tài này được chia thành hai phần chính, bao gồm:
A – Tìm hiểu chung một số vấn đề liên quan đến kỹ năng thực hành.
I. Một số thí nghiệm vật lý 12
II. Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị
III. Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số
IV. Cách tính sai số trong thí nghiệm thực hành
V. Một số lưu ý khi làm thí nghiệm
B – Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kỹ năng thực hành các thí nghiệm vật lý 12.
I. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng sử dụng đồng hồ vạn năng
II. Câu hỏi trắc nghiệm về các thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm khảo sát vật lý 12
III. Câu hỏi trắc nghiệm về kỹ năng xử lý số liệu trong thực hành
8. Dự kiến thời lượng dạy chuyên đề
Chuyên đề dự kiến sẽ được dạy trong 4 tiết, cụ thể như sau:
- Tiết 1, 2: Tìm hiểu cấu tạo, cách sử dụng đồng hồ vạn năng và kỹ năng xử lý số liệu thực nghiệm.
- Tiết 3: Thực hành sử dụng đồng hồ vạn năng.
- Tiết 4: Chữa bài tập tự luyện.	PHẦN II – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
A - TÌM HIỂU CHUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN 
KỸ NĂNG THỰC HÀNH
I. Một số thí nghiệm Vật lý 12
1. Thí nghiệm biểu diễn
- Thí nghiệm về con lắc lò xo, con lắc đơn.
- Thí nghiệm tạo sóng mặt nước trong hộp bằng kính.
- Thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây.
- Thí nghiệm tạo giao thoa sóng mặt nước.
- Thí nghiệm cộng hưởng âm.
- Mô hình máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha, động cơ không đồng bộ 3 pha, máy biến áp.
- Thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng trắng, tổng hợp ánh sáng trắng.
- Thí nghiệm về hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng, giao thoa ánh sáng.
2. Thí nghiệm thực hành khảo sát
- Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn.
- Thực hành: Xác định tốc độ truyền âm.
- Thực hành: Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nồi tiếp.
- Thực hành: Đo bước sóng ánh sáng bằng phương pháp giao thoa.
II. Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị 
	Trong các bài thực hành vật lý nói chung và trong các bài thực hành vật lý 12 nói riêng đòi hỏi cần sử dụng rất nhiều dụng cụ khác nhau. Một số dụng cụ như: máy phát âm tần, máy biến thế, đồng hồ đo thời gian, đèn laze, kính lọc sắc, âm thoa, là những dụng cụ rất thông dụng, cách sử dụng tương đối đơn giản, hơn nữa vì điều kiện thời gian hạn hẹp nên chuyên đề chỉ lưu ý cách sử dụng một dụng cụ khá phức tạp và không thể thiếu trong phần lớn các thí nghiệm về điện, đó là đồng hồ vạn năng. 
1.Cấu tạo
a. Cấu tạo bên ngoài
1 –  Kim chỉ thị
7 – Mặt chỉ thị 
2 – Vít điều chỉnh điểm 0 tĩnh
8 – Mặt kính
3 –  Đầu đo điện áp thuần xoay chiều
9 – Vỏ sau
4 – Đầu đo dương (+), hoặc P (Bán dẫn dương)
10 – Nút điều chỉnh 0Ω (0Ω ADJ)
5 – Đầu đo chung (Com), hoặc N (Bán dẫn âm)
11 – Chuyển mạch chọn thang đo
6 – Vỏ trước
12 – Đầu đo dòng điện xoay chiều 15A
b. Một số kí hiệu sử dụng trên đồng hồ
Trên đồng hồ vạn năng kim chỉ thị có một số kí hiệu như sau:
·        Nội trở của đồng hồ: 20 KΩ /VDC 9KΩ/VDC
·        Kí hiệu đo cả dòng xoay chiều và một chiều 
·        Phương đặt đồng hồ: 
o   ┌┐ hoặc →: Phương đặt nằm ngang
o   ┴  hoặc ↑: Phương đặt thẳng đứng
o   Р        : Phương đặt xiên góc (thường là 450)
·        Điện áp thử cách điện: 5 KV 
·        Bảo vệ bằng cầu chì và diode
·        DC.V (Direct Current Voltage): Thang đo điện áp một chiều.
·        AC.V (Alternating Current Voltage): Thang đo điện áp xoay chiều.
·        DC.A (Direct Current Ampe): Thang đo dòng điện một chiều.
·        AC.A (Alternating Current Ampe): Thang đo dòng điện xoay chiều
·        Ω: Thang đo điện trở
·        0Ω ADJ (0Ω Adjust): Chỉnh không ôm (chỉnh điểm không động)      
·        COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen 
·        + : Đầu đo dương
·        OUTPUT cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo điện áp thuần xoay chiều
·        AC15A cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng xoay chiều lớn cỡ A
c. Cung chia độ
Hình 1.17: Các cung chia độ trên mặt đồng hồ Kyoritsu KEW 1109S
- (A) Là cung chia thang đo điện trở Ω : Dùng để đọc giá trị khi sử dụng thang đo điện trở. Cung chia độ thang đo Ω có giá trị lớn nhất bên trái và nhỏ nhất bên phải (ngược lại với tất cả các cung còn lại). 
- (B) Là mặt gương: Dùng để giảm thiểu sai số khi đọc kết quả, khi đọc kết quả hướng nhìn phải vuông góc với mặt gương – tức là kim chỉ thị phải che khuất bóng của nó trong gương.
- (C) Là cung chia độ thang đo điện áp: Dùng để đọc giá trị khi đo điện áp một chiều và thang đo điện áp xoay chiều 50V trở lên. Cung này có 3 vạch chia độ là: 250V; 50V; 10V.
- (D) Là cung chia độ điện áp xoay chiều dưới 10V: Trong trường hợp đo điện áp xoay chiều thấp không đọc giá trị trong cung C. 
- (E) Là cung chia độ dòng điện xoay chiều tới 15A.
- (F) Là cung chia độ đo hệ số khuếch đại dòng 1 chiều của transistor - hfe.
- (G, H) Là cung chia độ kiểm tra dòng điện và điện áp của tải đầu cuối. 
- (I) Là cung chia độ thang đo kiểm tra dB: Dùng để đo đầu ra tín hiệu tần số thấp hoặc âm tần đối với mạch xoay chiều. Thang đo này sử dụng để độ khuếch đại và độ suy giảm bởi tỷ số giữa đầu vào và đầu ra mạch khuếch đại và truyền đạt tín hiệu theo đơn vị đề xi ben. 
d. Các đại lượng đo được trên đồng hồ vạn năng
Các đại lượng cơ bản: V – A – Ω  (Hình 1.19 a)
[1] DC.V: đo điện áp một chiều có 7 thang đo, từ 0,1V đến 1000V
[2] DC.mA: Đo dòng điện 1 chiều, có 4 thang đo, từ 50mA đến 250mA
[3] AC.V: Đo điện áp xoay chiều, có 4 thang đo, từ 10V đến 1000V 
[4] AC 15A: Đo dòng điện xoay chiều đến 15A
[5] Ω: Đo điện trở, có 4 thang đo, từ X1Ω đến X 10kΩ
e. Cách đọc giá trị trên các cung chia độ của đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng có rất nhiều thang đo, mà mặt hiển thị có kích thước giới hạn, không thể ghi tất cả các cung chia độ cho mỗi thang. Chính vì vậy, khi đo chúng ta phải đọc giá trị của các cung chia độ cơ bản sau đó nhân (hoặc cộng) với hệ số mở rộng thang đo theo bảng sau.
Đại lượng đo
Thang đo
Cung chia độ
Hệ số mở rộng
DC.V
(Điện áp 1 chiều)
0,1V
C10
X 0,01 (chia 100)
0,5V
C50
X 0,01 (chia 100)
2,5V
C250
X 0,01 (chia 100)
10V
C10
X 1
50V
C50
X 1
250V
C250
X 1
1000V
C10
X 100
AC.V
(Điện áp xoay chiều)
10V
D10
X 1
50V
C50
X 1
250V
C250
X 1
1000V
C10
X 100
DC.A
50mA
C50
X 1
2,5mA
C250
X 0,01 (chia 100)
25mA
C250
X 0,1 (chia 10)
250mA
C250
X 1
AC.A
15A
E15
X 1
Ω
(Điện trở)
X 1Ω
A0 - 2k
X 1
X 10Ω
A0 - 2k
X 10
X 1kΩ
A0 - 2k
X 1000
X 10kΩ
A0 - 2k
X 10.000
Bảng 1.1: Đọc giá trị trên cung chia độ với mỗi thang đo
Một số chú ý chung khi sử dụng đồng hồ vạn năng
 	[1] Đối với đồng hồ kim chỉ thị đặt đồng hồ đúng phương qui định (thẳng đứng, nằm ngang hay xiên góc được kí hiệu trên mặt đồng hồ), nếu đặt sai sẽ gây sai số.
[2] Cắm que đo đúng vị trí.
 [3] Trước khi tiến hành đo đạc cần xác định đại lượng cần đo để chọn chức năng thang đo phù hợp.
[4] Xác định khảng giá trị của đại lượng đo để lựa chọn thang đo phù hợp. Khi chưa biết giá trị của đại lượng cần đo phải để đồng hồ ở thang cao nhất.
[5] Khi chuyển thang đo phải ngắt que đo ra khỏi điểm đang đo.
[6] Khi không sử dụng đồng hồ, đặt chuyển mạch về vị trí OFF hoặc thang đo điện áp xoay chiều lớn nhất
Khi đặt nhầm thang đo tùy mức độ có thể làm hỏng đồng hồ hoặc kết quả phép đo không chính xác.
Đại lượng
DC.V
AC.V
DC.A
AC.A
Ω
Điện áp DC
OK
Sai KQ
HỎNG
HỎNG
HỎNG
Điện áp AC
Khôngcó KQ
OK
HỎNG
HỎNG
HỎNG
Dòng điện DC
Sai KQ
Sai KQ
OK
HỎNG
HỎNG
Dòng điện AC
Khôngcó KQ
Sai KQ
Không có KQ
OK
HỎNG
Điện trở
Khôngcó KQ
Khôngcó KQ
Không có KQ
Khôngcó KQ
OK
Bảng 1.2: Hư hỏng đồng hồ vạn năng khi đặt nhầm thang đo
2. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng kim chỉ thị
2.1. Đo điện áp 
2.1.1. Đo điện áp một chiều V.DC
a. Chú ý:
- Khi điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.
- Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
- Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ. 
b. Cách thực hiện
- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. 
Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
- Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao. 
- Tính kết quả đo được V = A x (B/C)
                                Với V là giá trị điện áp thực
                                A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ
                                B – Là thang đo đang sử dụng
                                C – Là giá trị MAX của cung chia độ
                                Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng (Tham khảo bảng 1.1)
2.1.2. Đo điện áp xoay chiều V.AC
a. Chú ý:
- Khi đo điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.
- Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
- Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
- Đặt chuyển mạch đồng hồ ở vị trí đo điện áp xoay chiều mà đo điện áp 1 chiều, kim đồng hồ vẫn lên nhưng kết quả là không chính xác.
- Đối với thang đo xoay chiều 10V cần đọc ở cung chia độ riêng của nó thì kết quả mới chính xác (cung D10)
b. Cách thực hiện
- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Đặt chuyển mạch ở thang đo AC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
- Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
- Tính kết quả đo được giống trường hợp đo điện áp một chiều.
                                Với V là giá trị điện áp thực 
                                A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ
                                B – Là thang đo đang sử dụng
                                C – Là giá trị MAX của cung chia độ
                                Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng (Tham khảo bảng 1.1)
2.2. Đo dòng điện 
2.2.1. Đo dòng điện một chiều A.DC
a. Chú ý:
- Phạm vi đo được của đồng hồ lớn nhất là 250mA.
- Các đầu đo của đồng hồ phải được kết nối chắc chắn với mạch điện cần đo. Nếu kết nối chập chờn có thể phát sinh những xung điện gây nguy hiểm cho mạch hoặc đồng hồ đo.
- Không bao giờ thực hiện đo điện áp với các thang đo dòng điện. Các cầu chì có thể bị nổ hoặc hỏng đồng hồ.
- Đặc biệt là khi có điện áp cao hơn 250V được đặt vào thang đo dòng điện, cầu chì có thể không bảo vệ được mạch điện bên trong, nhiều linh kiện sẽ bị hỏng.
b. Cách thực hiện:
- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A - 250mA.
- Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
- Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương  (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
- Bật điện cho mạch thí nghiệm.
- Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn.
Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA.
Tức là bắt đầu từ thang lớn nhất, sau đó giảm dần thang đo đến khi chọn được thang lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị dòng điện cần đo.
- Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó (xem phần tính giá trị đo điện áp 1 chiều).
2.2.2. Đo dòng điện xoay chiều A.AC
a. Chú ý:
- Phạm vi đo được dòng điện xoay chiều lên đến 15A. 
- Thang đo này không có cầu chì bảo vệ nên nếu nhầm lẫn sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng.
- Không dùng thang đo dòng điện xoay chiều để đo điện áp.
b. Cách thực hiện:
- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu AC – 15A
- Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang AC – 15A.
- Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
- Kết nối 2 que đo của đồng hồ về phía 2 điểm cần đo dòng điện của mạch thí nghiệm (Mắc nối tiếp).
- Bật điện cho mạch thí nghiệm.
- Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ E15, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó (xem phần tính giá trị đo điện áp 1 chiều).
2.3. Đo điện trở 
a. Chú ý: 
- Không bao giờ được đo điện trở trong mạch đang được cấp điện.Trước khi đo điện trở trong mạch hãy tắt nguồn trước.
- Không để đồng hồ ở thang đo điện trở mà đo điện áp và dòng điện - đồng hồ sẽ hỏng ngay lập tức (Bảng 1.2).
- Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác.
- Khi đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo, vì nếu tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.
b. Cách thực hiện:
- Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
- Đặt 2 que đo vào 2 đầu điện trở (Đo song song). Chọn thang đo sao cho khi đo điện trở cần xác định, độ lệch của kim ở khoảng ½  thang đo. 
-  Giữ nguyên thang đo này, bỏ điện trở, chập que đo vặn núm chỉnh 0ΩADJ để kim chỉ ở điểm 0 động. 
-  Đo điện trở lại một lần nữa, kết quả lần này là chính xác. 
-  Tính kết quả đo được
R = A x B
R -  Giá trị thực của điện trở
A - Là số chỉ của kim trên cung chia độ
B - Là thang đo
II. Tìm hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số
1. Cấu tạo đồng hồ vạn năng hiển thị số
a. Các kí hiệu trên đồng hồ vạn năng hiển thị số.
·        V~: Thang đo điện áp xoay chiều.
·        V- : Thang đo điện áp một chiều.
·        A~: Thang đo dòng điện xoay chiều.
·        A- : Thang đo dòng điện một chiều.
·        Ω: Thang đo điện trở
b. Cấu tạo bên ngoài
Hình 1.32 Cấu tạo mặt đồng hồ vạn năng hiển thị số EXCEL-DT9205A
c. Các thang đo đồng hồ vạn năng hiển thị số.
d. Đồng hồ có các đầu cắm que đo như sau:
·        COM (Common): Đầu chung, cắm que đo màu đen 
·        V/Ω : Đầu đo dương màu đỏ, được sử dụng để đo điện trở và điện áp (một chiều và xoay chiều)
·        20A: Đầu cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng điện lớn cỡ A
·        mA: Đầu cắm que đo màu đỏ trong trường hợp đo dòng điện nhỏ cỡ mA
2. Cách sử dụng đồng hồ vạn năng hiển thị số
2.1. Đo dòng điện 
a. Chú ý:
- Để đồng hồ ở thang đo A~ để đo dòng điện xoay chiều và thang A- để đo dòng điện một chiều. 
- Que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng 20A nếu đo dòng có cường độ lớn cỡ A và cổng mA n

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO CAO CHUYEN DE_2015.doc