Đề tài Ô nhiễm môi trường không khí

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2089Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Ô nhiễm môi trường không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Ô nhiễm môi trường không khí
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI
EAKAR - ĐĂKLĂK
LỚP 9A1
MÔN: SINH HỌC
Đề tài:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 
 Thực hiện: TỔ 1:
Nguyễn Thị Kim Chi
Phan Thị Minh Thùy
 Trương Thị Hiệp Định
Bùi Thị Phương Uyên
 Lê Thị Thanh Yến
 Nguyễn Thị Nhung
 Cao Thị Xuân Hồng
 Nguyễn Thị Huyền Trang
 Đặng Duy Hiếu
 Đỗ Viết Hoàng 
 Y- Wel Mlô
.ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường không khí đang từng giờ, từng phút bị ô nhiễm trầm trọng bởi những hoạt động của con người. 
Ô nhiễm không khí là vấn nạn chung của nhân loại, cần phải có sự nỗ lực hợp tác trong việc giải quyết vấn nạn này
Điều này gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, đe doạ sự sinh tồn của con người và sinh vật. 
 KHÔNG KHÍ
1. Những hiểu biết cơ bản về không khí:
1.1 Khái niệm:
- Không khí là hỗn hợp nhiều loại chất khí và hơi nước bao quanh Trái Đất, không màu không mùi không vị. Trong đó chứa 78% N2, 21% O2, 1% các khí khác.
- Không khí bị ô nhiễm là không khí có chứa các chất độc, bụi bẩn hoặc diễn ra những biến đổi quan trọng làm thay đổi thành phần không khí,tạo ra những chất có thể gây hại lên cơ thể con người và môi trường. 
1.2 Vai trò của không khí : 
- Là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên Trái Đất khỏi các tia bức xạ nguy hiểm. 
- Oxi trong không khí là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, thực vật và động vật. 
. Là nơi chứa đựng các khí thải do các hoạt động của con người sinh ra 
º Không khí là nguồn gốc của sự sống
2. Thực trạng ô nhiễm không khí: 
 Bảng so sánh thành phần không khí sạch và không khí bị ô nhiễm
Yếu tố
Không khí sạch 
Không khí bị ô nhiễm
Các hạt vật chất
10 – 20 µg/m3
260 – 320 µg/m3
Lưu huỳnh đioxit – SO2
0,001 – 0,1 ppm
0,2 – 3,2 ppm 
Cacbon đioxit – CO2
300 – 330 ppm
350 – 700 ppm
Cacbon monoxit – CO 
1 ppm
2 – 300 ppm
Oxit của Nitơ
0,001 – 0,1 ppm
0,3 – 3,5 ppm
Các hidrocacbon
1 ppm
1 – 20 ppm
Các chất oxi hóa
0,01ppm
0,01 -1 ppm
- Ô nhiễm bụi 
- Ô nhiễm khí
- Ô nhiễm mùi
- Ô nhiễm tiếng ồn
3. Ngyên nhân gây ra ô nhiễm không khí:
+ Hoạt động giao thông vận tải
- Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư 
- Quá trình đốt nhiên liệu động cơ sinh ra: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, 
- Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển Do hoạt động công nông nghiệp 
- Quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2,CO, SO2, Nox, 
- Các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi
+ Hoạt động công nông nghiệp 
- Sản xuất công nông nghiệp thải vào không khí các hợp chất clo hữu cơ, lân, thuỷ ngân hữu cơ
+ Hoạt động sinh hoạt của con người
- Do đun nấu, lò sưởi, máy lạnh, sử dụng than, dầu, khí đốt 
- Là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ -Gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanhh
+ Cháy rừng, núi lửa, bão bụi tạo ra những đám khói bụi khổng lồ chứa nhiều khí metan, sunfua và nhiều khí khác 
+ Quá trình phân huỷ, thối rửa xác động thực vật cũng phát thải ra nhiều khí độc, gây ô nhiễm môi trường.
 4. Hậu quả của ô nhiễm không khí:
 4.1 Đối với con người:
- Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về phổi. Bụi than có độc tính cao có khả năng gây ung thư.
- CO kết hợp với Hemoglobin trong máu thành hợp chất bền vững HemoglobinCO làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu.
- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, gây rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C
 4.2 Đối với động thực vật: 
- SO2, NO2, ozon, flo, chì khi đi vào không khí ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng, giảm khả năng kháng bệnh của thực vật 
- Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì flo gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn. 
- Mưa axit gây nhiều thiệt hại cho động vật thủy sinh, làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển... 
 4.3 Đối với tài sản:
- Làm gỉ kim loại
- Ăn mòn bê tông, hư hại các công trình kiến trúc
- Làm mất màu, hư hại tranh
- Làm giảm độ bền của cao su, giấy, mất màu sợi vải...
5. Một số biện pháp giải quyết:
- Hoàn thiện chính sách, luật pháp bảo vệ môi trường.
- Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
- Sử dụng nguồn năng lượng mới không sinh ra khí thải
- Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
- Chôn lấp và đốt rác một cách khoa học
- Khuyến khích sự phát triển của các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch như khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, cồn nhiên liệu, biodiesel, điện...
KẾT LUẬN
Không khí đang ngày càng bị ô nhiễm bởi những hoạt động của con người và các thảm hoạ tự nhiên.
Những thảm hoạ mà ô nhiễm không khí mang lại là vô cùng nghiêm trọng. Sự sống sẽ bị huỷ diệt nếu không có không khí. 
Chung tay bảo vệ bầu không khí cũng chính là bảo vệ sự sống của nhân loại. 

Tài liệu đính kèm:

  • doco_nhiem_moi_truong.doc