Đề tài Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn lịch sử

doc 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1233Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Đổi mới việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn lịch sử
đổi mới việc kiểm tra
đánh giá kết quả học tập môn lịch sử
I.Vai trò – ý nghĩa
1.Vai trò KTĐG: - Là khâu quan trọng không thể thiếu của quá trình dạy học là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng bộ môn.
 - KTĐG liên quan mật thiết với nhau( Kiểm tra là phương tiện để đánh giá, đánh giá bao gồm cả kiểm tra).
2. ý nghĩa: Là cơ sở để đánh giá kết quả học tập góp phần củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời giáo dục tư tưởng đạo đức để hình thành nhân cách cho các em.
- Qua KTĐG hình thành năng lực nhận thức biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn từ đó khuyến khích thúc đẩy các em hứng thú học tập bộ môn Lịch sử.
II. Thực trạng hiện nay
 - Một số GV chưa thực sự đầu tư vào việc đổi mới KTĐG.
 - Một số GV còn lúng túng trong quá trình đổi mới nên phụ thuộc câu hỏi sách giáo khoa , một số quan niệm lệch lạc chưa thật sự yêu thích bộ môn nên động lực đổi mới bị suy giảm. Quan niệm học lịch sử là học thuộc lòng, điểm số để đánh giá mức độ thuộc bài chứ không phải đánh giá về trí tuệ.
- Về học sinh một số động cỏ và thái độ học tập chưa tốt nên kết quả chất lượng bộ môn còn thấp, một số đề kiểm tra đáp án và biểu điểm còn sơ sài nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
III. Quan điểm về đổi mới
 Đổi mới KTĐG là đổi mới cả hình thức lẫn nội dung và phương pháp KTĐG.
1.Về nội dung: Trước đây chỉ chú ý kiểm tra ghi nhớ sự kiện nay chú trọng thêm khả năng tư duy sáng tạo, rút ra bài học Lịch sử và liên hệ thực tiễn cuộc sống.
2. Về hình thức: Trước đây chỉ theo hình thức tự luận nay có thêm hình thức trắc nghiệm khách quan.
3. Phương pháp: Trước đây chỉ do giáo viên KTĐG nay học sinh cũng có thể tham gia.
IV. Quá trình thực hiện
 1. Về lý luận:
a) quy trình biên soạn đề kiểm tra
 - Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức
 - Thiết lập ma trận hai chiều để cân đối và đảm bảo kiến thức
 - Thiết kế câu hỏi theo ma trận
 - Xây dựng đáp án và biểu điểm.
 b. Quy trình đánh giá: (chấm điểm, nhận xét đánh giá từ đó điều chỉnh quá trình dạy học). 
 c. Hình thức kiểm tra:
 * Tự luận: Cơ sở để xây đựng câu hỏi tự luận theo hướng phát huy trí lực
 - Căn cứ vào mục tiêu để chọn kiến thức trọng tâm 
 - Căn cứ vào trình độ học sinh và thời gian làm bài
 - Hạn chế câu hỏi học sinh có thể chép được SGK.
 - Cần ra nhiều dạng câu khác nhau
* Trắc nghiệm khách quan: Theo 4 dạng đề trong đó chú ý phương án có nhiều lựa chọn để phát huy trí lực.
* Hướng dẫn làm bài tập thực hành như vẽ bản đồ, lập sơ đồ, lập niên biểu hoặc nhận xét đánh giá sự kiện.
* Xây dựng ngân hàng đề .
* Tạo điều kiện cho học sinh tham gia đánh giá, qua thảo luận, sinh hoạt nhóm, tự KTĐG.
2. áp dụng vào thực tiễn KTĐG:
* Kiểm tra miệng dung lượng vừa phải kiến thức trọng tâm bởi thời gian ngắn, có thể ra bài tập nhanh như các dạng bài tập trắc nghiệm cũng có thể là câu tự luận. 
Ví dụ1: Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương là gì?
a. Đoàn kết	b. Cảnh giác
c. Vũ khí tốt	d. Dũng cảm
Ví dụ 2: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789 của nước Pháp phục vụ chủ yếu cho quyền lợi của giai cấp nào? vì sao?
* Kiểm tra 15 phút bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận có thể theo tỉ lệ 4/6 hoặc 5/5. Ví dụ:
A. Trắc nghiệm khách quan: ( 4đ )
Câu 1: Chiến tranh thế giới thứ 2 chia làm:
a. 2 giai đoạn.	b. 3 giai đoạn
c. 4 giai đoạn	d. 5 giai đoạn
Câu 2: Điền thời gian vào dấu (...)
Đêm ... rạng ... tháng... năm ... Đức đầu hàng đồng minh.
Ngày ... tháng... năm... Nhật tuyên bố đầu hàng.
B. Tự luận: ( 6đ )	Tóm tắt kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 ?
* Kiểm tra 1 tiết bao gồm cả trắc nghiệm khách quan theo tỷ lệ 3/7 hoặc 2/8.
* Đề Kiểm tra học kỳ: Yêu cầu chỉ dùng tự luận không dùng trắc nghiệm khách quan. Câu hỏi tự luận phải đảm bảo 2 yếu tố là nhớ, hiểu và vận dụng. Chú ý dạng đề mở. Ví dụ: Kiểm tra học kỳ II (Lớp 9)
Câu 1: Trình bày nội dung cơ bản của hiệp định Giơ- Ne- Vơ 1954?
Câu 2: Kể các hình thức chiến tranh mà Mỹ áp dụng ở Miền Nam Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1973?
Câu 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi cuả cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954- 1975?
* Kiểm tra đánh giá để chọn học sinh giỏi: Yêu cầu chỉ ra tự luận không ra trắc nghiệm khách quan theo xu hướng đề mở đó là những câu hỏi khái quát, tổng hợp phân tích so sánh những bài tập có tính nhận thức vì những học sinh giỏi sử là những học sinh thông thuộc nhiều sự kiện điển hình trong những giai đoạn lịch sử hiểu được nguyên nhân bản chất ý nghĩa của những sự kiện đó đồng thời rút ra được những bài học lịch sử. Ví dụ khi bồi dưỡng học sinh giỏi sử 8-9 giáo viên phải nhận thức được trọng tâm của phần sử 8 là:
a. Về lịch sử thế giới: Là quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Tư Bản sau đó chuyển sang giai đoạn Đế quốc Chủ nghĩa từ đó xác định trọng tâm giai đoạn này là các cuộc cách mạng tư sản và hai cuộc chiến tranh Đế quốc.
Song song với kiến thức này là sự thành lập các tổ chức Quốc tế (Quốc tế I,II, III) và phong trào công nhân, PTGPDT.
b. Về lịch sử Việt Nam trọng tâm là cuộc kháng chiến chống Pháp (1858 đến đầu XX). Giáo viên phải xác định cho học sinh thấy rõ những nét chính của cuộc kháng chiến.
- Nguyên nhân Pháp xâm lược.
- Quá trình Pháp xâm lược.( dùng lược đồ, bản thống kê)
- Thái độ và hành động của triều đình nhà Nguyễn. (qua chủ trương, trận đánh, qua hiệp định đã ký với Pháp)
- Quá trình kháng chiến của nhân dân. (3 tỉnh Miền Đông, 3 tỉnh Miền Tây, Bắc kỳ lần I,II từ đó khắc sâu tinh thần kháng chiến qua những câu nói, nhân vật lịch sử như Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định... Cần phân biệt cho học sinh các giai đoạn từ 1858 đến 1874 có thể chọn học sinh giỏi bằng câu hỏi:
?bằng những sự kiện lịch sử từ 1858 đến 1874 để chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực "Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh nước tây")
Giai đoạn cuối XIX đầu XX có thể ra bài tập thống kê các sự kiện chính trong phong trào Cần Vương hay là phong trào yêu nước đầu thế kỹ XX.
Nhận xét chung về phong trào yêu nước cuối thế kỹ XIX đầu XX.
Điểm mới của phong trào yêu nước cuối thế kỹ XIX đầu XX.
Tại sao nói từ 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. 
* ở lớp 9 về phần lịch sử thế giới từ 45 đến nay kiến thức trọng tâm là:
ở Châu âu (Liên Xô Đông Âu).
ở Châu á ( Trung Quốc).
ở Mỹ La Tinh ( Cu Ba).
ở các nước Tư Bản ( Mỹ, Nhật, Tây Âu).
- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và xu thế phát triển của thế giới.
*Lịch sử Việt Nam trọng tâm là:
- Hoạt động Nguyễn ái Quốc và quá trình thành lập Đảng.
- Diễn biến cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay.
Sau khi xác định trọng tâm có thể ra đề chọn học sinh giỏi như sau:
1. Vì sao nói từ năm 1950 - 1970 Liên Xô trở thành một nước hùng mạnh nhất chổ dựa vững chắc của các phong trào cách mạng thế giới?
2. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 Châu á ( ĐNA) có biến đổi gì?
3. Trình bày thành tựu của công cuộc cải cách và mở cửa ở Trung Quốc? ý nghĩa của những thành tựu ấy?
4. Tại sao nói Cu Ba là lá cờ đầu ở Mỹ La Tinh?
5. Tại sao nói sau chiến tranh thế giới thứ 2 Mỹ là nứoc Tư Bản giàu mạnh nhất?
5. Nguyên nhân nào mà Nhật Bản có tốc độ phát triển thần kỳ?
Và một số câu hỏi khác mang tính khái quát, so sánh...
Về lịch sử Việt Nam:
1. Công lao to lớn nhất đầu tiên của Nguyễn ái Quốc là gì?
2. Nguyễn ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng?
3. Tại sao nói Xô Viết Nghệ tĩnh là đỉnh cao của phong trào công nông 1930- 1931?
Như vậy trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên phải xác định trọng tâm để tạo tình huống ra đề mở, để phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Kết quả đạt được : Những năm qua tôi có đội ngũ học sinh giỏi huyện (70% trở lên), giỏi tỉnh (3- 4 em).
V. Kết luận & đề xuất
KTĐG là khâu không thể thiếu cùng đổi mới phương pháp dạy học- Đổi mới phải đồng bộ từ hình thức, nôi dung và phương pháp.
- Tiếp tục tập huấn kỹ lương việc KTĐG nhằm vận dụng có hiệu quả hơn.
- Phải gây hứng thú cho HS trong giờ học sử bằng ngôn ngữ, hình ảnh và lời nói sinh động, để loại trừ sự nhạt nhẻo trong động cơ thái độ học tập của học sinh. Rất mong đội ngũ nhà giáo không coi sách lịch sử như một cuốn kinh thánh nhằm học thuộc lòng để giáo dục đạo đức mà coi đó là môn khoa học để phát triển năng lực tư duy và óc thông minh sáng tạo. Học lịch sử là tìm hiểu quá khứ nhằm hướng tới tương lai tốt đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN su hay.doc