Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Mỹ Thắng

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Mỹ Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử lớp 9 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Mỹ Thắng
Phòng giáo dục- đào tạo Phù Mỹ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
 Trường THCS Mỹ Thắng Lớp 9 Năm học : 2011 – 2012 
 M ôn : Lịch sử 
 Thời gian: 150 phút( Không kể thời gian phát đề )
 Câu 1( 3 điểm )
 Tại sao Lý Thường Kiệt chủ trương “ tấn công trước để tự vệ”. Kết quả và ý nghĩa của cuộc tấn công.
 Câu 2 ( 4 điểm )
 Em có nhận xét gì về phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1884? Theo em phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 đến 1884 có thể chia thành mấy giai đoạn? Đặc điểm của từng giai đoạn. Tác dụng của phong trào đấu tranh đó đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX như thế nào?
 Câu 3 ( 3 điểm )
 Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương.? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
 Câu 4 ( 4 điểm )
 Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX? So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
 Câu 5 ( 3 điểm)
 Tại sao nói cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đồng thời là cuộc cách mạng tư sản? Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong cuộc chiến tranh này?
 Câu 6 ( 3 điểm )
 Hãy nêu những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945. Tại sao phần lớn các dân tộc ở châu Á đã giành được độc lập nhưng trong suốt nửa sau thế kỉ XX,tình hình châu Á luôn không ổn định?
Phòng giáo dục- đào tạo Phù Mỹ HƯỚNG DẪN CHẤM 
 Trường THCS Mỹ Thắng KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Lớp 9 
 Năm học : 2010 – 2011
 M ôn : Lịch sử 
Câu
 Đáp án
Điểm
Câu 1
( 3 đ )
* Lý Thường Kiệt chủ trương “ tấn công trước để tự vệ” là vì:
- Ông hiểu được những khó khăn của trong nước của nhà Tống .Mặt khác, châu Khâm,châu Liêm,châu Ung là những nơi tập trung mọi lực lượng để chuẩn bị xâm lược nước ta của nhà Tống.
- Vì vậy ,Lý Thường Kiệt quyết định tập trung lực lượng tấn công bất ngờ để tiêu diệt các lực lượng chuẩn bị xâm lược của giặc để gây cho chúng khó khăn –phải tốn nhiều thời gian nữa để chuẩn bị lại lực lượng và lương thực mới tấn công ta. Về phía ta ,khi rút vế nước thì ta cũng có thêm thời gian để chuẩn bị kĩ hơn cho cuộc kháng chiến chống Tống .
* Kết quả: Sau 42 ngày đêm chiến đấu , quân Nhà Lý hạ được thành Ung Châu, tướng Tô Giám của nhà tống phải tự tử, ta đã hoàn thành được mục tiêu đề ra.
* Ý nghĩa: 
+ Tiêu diệt được các lực lượng chuẩn bị xâm lược của nhà Tống 
+ Làm cho nhà Tống hoang mang , bị động.
+ Gây thêm khó khăn cho nhà Tống trong việc chuẩn bị xâm lược nước ta và buộc chúng phải kéo dài thời gian.
+ Quân ta tăng thêm lòng tự tin và thời gian chuẩn bị cho kháng chiến.
0,75 đ
0,75 đ
0,5 đ
1 đ
Câu 2
( 4 đ)
* Nhận xét về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884:
 Ngay từ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta , nhân dân ta đã anh dũng chống trả quyết liệt , phong trào đấu tranh ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu . Lúc đầu chỉ ở Đà Nẵng, sau đến Gia Định và các tỉnh Nam Kì ,rồi đến Hà Nội và lan ra các tỉnh Bắc Kì.
* Các giai đoạn và tác dụng của phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884 :
- Giai đoạn từ năm 1858 đến khi kí Hiệp ước 1862: phong trào chống Pháp của nhân dân ta còn gắn bó với triều đình Huế , nhân dân chiến đấu bên cạnh triều đình.
- Giai đoạn từ sau Hiệp ước 1862 đến năm 1884 : Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tách khỏi triều đình Huế , nhân dân chiến đấu tự lực ở khắp mọi nơi. Lúc này triều đình lại ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta như giải tán nghĩa quân, điều động người chỉ huy của nghĩa quân đi xa , đàn áp cuộc đấu trang của nông dânMặc dù vậy , phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.
- Tác dụng: Phong trào chống Pháp của nhân dân ta vừa có tác dụng chống thực dân Pháp xâm lược vừa chống lại triều đình phong kiến đầu hàng . Các cuộc đấu` tranh đã buộc thực dân Pháp phải liên tục đối phó , làm tiêu hao lực lượng của chúng và làm cho chúng hoang mang lo sợ , đồng thời cổ vũ tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta vào cuối thế kỉ XIX.
1 đ
1 đ
1 đ
1 đ
Câu 3
( 3 đ ) 
* Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương:
- Khởi nghĩa Ba Đình ( 1886-1887 )
- Khởi nghĩa Bãi sậy ( 1883-1892)
- Khởi nghĩa Hương Khê ( 1885-1896 )
* Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn , phân bố trên địa bàn 4 tỉnh : Thanh Hóa,Nghệ An,Hà Tĩnh,Quảng Bình, xây dựng nhiều căn cứ, căn cứ chính là Vụ Quang ( Hương Khê-Hà Tĩnh)
- Trình độ tổ chức cao, nghĩa quân chia thành 15 quân thứ ( đơn vị ), mỗi quân thứ có vài trăm người.
- Có sự chỉ huy thống nhất và người lãnh đạo tài giỏi ( Phan Đình Phùng ) và phối hợp tương đối chặt chẽ.
- Thời gian tồn tại lâu hơn ( 10 năm 1885-1896 ) các cuộc khởi nghĩa trước đây và nghĩa quân lập được nhiều thành tích, đẩy lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của địch , chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp 1874.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1 đ
Câu 4
( 4 đ )
*Bối cảnh lịch sử:
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần vương đã thất bại hoàn toàn, vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới .
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp ,tầng lớp mới ( tư sản,tiểu tư sản,công nhân). Các giai cấp có thái độ chính trọ khác nhau nên đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng.
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường Nhật Bản.
- Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới ,những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
* Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX:
- Mặc dù phong trào vẫn do các văn thân,sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới – xu hướng dân chủ tư sản.
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp , đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú : vũ trang bạo động,vận động Duy tân, mở trường dạy học
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5
( 3 đ )
 * Cuộc đấu tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đồng thời là cuộc cách mạng tư sản vì:
Nó thực sự giải phóng nhân dân Bắc Mĩ thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh, thiết lập một quốc gia tư sản độc lập ở Bắc Mĩ . Hợp chúng quốc Hoa Kì ra đời sau cuộc chiến tranh này . Mặt khác , nó gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến , thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thống nhất thị trường dân tộc , mở đường cho tư bản chủ nghĩa phát triển , thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
* Vai trò của quần chúng nhân dân trong cuộc chiến tranh:
- Là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh, họ đã tham gia nhiệt tình trong cuộc chiến tranh cách mạng . Chính những người nông dân,nô lệ ,công nhân đóng góp của cải , sức lực tham gia và phục vụ trong cuộc khởi nghĩa , trong các đơn vị pháo binh,công binh,hải quân.
- Họ đã làm hậu thuẫn giữa thuộc địa với chính quốc và việc đặc nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đã trở thành ngọn cờ tập hợp mọi tầng lớp xã hội Bắc Mĩ đoàn kết,chiến đấu cho độc lập,tự do. Nó làm cho cuộc chiến tranh cách mạng mang tính chất quần chúng sâu sắc.
1,5 đ
0,75 đ
0 ,75đ
Câu 6 ( 3 đ )
* Những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai , cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ. Đến những năm 50 , phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.
- Gần suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á không ổn định , bỡi các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
- Sau “ chiến tranh lạnh”, ở một số nước châu Á đã xảy ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới ,lãnh thổ , hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố tệ hại.
- Nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ,Sin-ga-po
* Mặc dù phần lớn các dân tộc ở châu Á đã giành được độc lập nhưng trong suốt nửa sau thế kỉ XX,tình hình châu Á luôn không ổn định là vì:
Do vị trí chiến lược quan trọng của khu vực châu Á , các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của chúng ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới ,lãnh thổ hoặc tiếp tay cho các phong trào li khai với những hành động khủng bố dả man , nhất là ờ vùng Tây Á ( vùng Trung Đông ), Nam Á và Đông Nam Á , làm cho cục diện châu Á không ổn định và luôn căng thẳng.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
1,0 đ
 GV kiểm tra GV ra đề 
 Phan Thái Nghĩa Nguyễn Thị Hiến

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_lop_9_mon_Lich_su.doc