Đề ôn tập số 1 - Môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập số 1 - Môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập số 1 - Môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu
SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1 - MÔN: HÓA HỌC 
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1. Cho các chất sau: Na2CO3, K3PO4, (NH4)2CO3, H2S, Ca(OH)2, MgSO4, Na2SO4. Có bao nhiêu chất có thể sử dụng làm mềm nước cứng:
      A.2                                 B.3                              C.4                           D.5
Câu 2: Cho X (Z=24), Y (Z=26). X3+, Y2+ có cấu hình electron lần lượt là:
A. [Ne]3d3, [Ne]3d6	B. [Ar]3d3, [Ar]3d5.	C. [Ne]3d4,[Ne]3d44s2. D. [Ar]3d3, [Ar]3d6.
Câu 3: Thép không gỉ có thành phần khối lượng 74% Fe, 18% Cr, 8% Ni được dung để chế tạo dụng cụ y tế, dụng cụ nhà bếp . Khối lượng quặng pirit chứa 60% FeS2 dùng sản xuất gang để từ đó điều chế 1,12 tấn thép không gỉ trên là bao nhiêu? (biết hiệu suất cả quá trình sản xuất là 80%, các kim loại cần thiết khác có sẵn)
A. 1,332 tấn.	B. 1,776 tấn.	 	C. 3,700 tấn.	D. 2,368 tấn.
Câu 4: Dung dịch chứa muối X không làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch chứa muối Y làm quỳ tím hóa đỏ. Trộn 2 dung dịch trên với nhau thấy sản phẩm có kết tủa và có khí bay ra. Vậy X, Y lần lượt là:
A. BaCl2 và Na2CO3.	B. Ba(HCO3)2 và NaHSO4.	
C. Ba(HSO4)2 và Na2CO3.	D. K2SO4 và Ba(HCO3)2	
Câu 5. Cho 8,06 gam oxit của kim loại kiềm tác dụng với H2SO4 dư, cô cạn dung dịch thu được 18,46 gam muối. Kim loại kiềm là:
            A.Li                     B.K                                C.Na                  D.Cs
Câu 6: Cho từ từ dung dịch chứa 0,2 mol HCl vào dung dịch chứa m gam hỗn hợp X gồm Na2CO3, KHCO3 thì thấy có 0,1 mol khí CO2 thoát ra. Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào m/2 gam hỗn hợp X như trên thấy có 15 gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 31,20.	B. 30,60.	C. 39,40.	D. 19,70.
Câu 7: Chỉ dung Cu(OH)2/OH- có thể nhận biết được các dung dịch đừng riêng biệt từng chất trong nhóm nào sau đây?
A. Gluccozơ, fructozơ, glixerol, axit axetic, methanol.
B. Etylen glycol, glucozơ, tripeptit, ancol etylic, glixerol.
C. Anbumin, axit acrylic, axit axetic, etanal, glucozơ.
D. Glucozơ, glixerol, axit axetic, etanal, anbumin.
Câu 8. Cho chất hữu cơ sau: H2N-CH2-CO-NH-C2H4-CO-NH-CH(CH2NH2)-CO-NH-CH(CH2)(COOH)-CO-NH-CH2-CH(COOH)-CH3. Chất hữu cơ trên có mấy liên kết peptit
            A.0                         B.1                            C.2                        D.4
Câu 9. Nguyên tử nguyên tố M có 5e ở phân lớp d (trạng thái cơ bản). Số nguyên tố thỏa mãn là
            A.1                        B.2                                C.3                       D.4
Câu 10: Nhận xét nào sau đây không đúng về kim loại kiềm?
A. Kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối nên chúng có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
B. Khi cho kim loại kiềm vào dung dịch HCl thì kim loại kiềm phản ứng với dung môi H2O trước, với axit sau.
C. Kim loại kiềm khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường giải phóng H2.
D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là ns1 với n nguyên và 1< n ≤7.
Câu 11: Hòa tan hết 4,4 gam hỗn hợp X gồm kim loại M, Fe3O4 và Fe2O3 có tỉ lệ mol tương ứng 2:1:1 bằng dung dịch HCl chỉ thu được dung dịch Y mà trong đó chỉ chứa 2 muối clorua có khối lượng 8,25 gam. Vậy M là:
A. Fe.	B. Al.	C. Cu.	D. Mg.
Câu 12: Để 4,2 gam sắt trong không khí một thời gian thu được 5,32 gam hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của nó. Để hòa tan hết X cần 200 ml dung dịch HNO3 xM, thấy sinh ra 0,448 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Vậy giá trị của x là:
A. 1,3.	B. 1,2.	C. 1,1.	D. 1,5.
Câu 13: Thành phần % khối lượng cùa nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 16,092%. Số đồng phân amin bậc 2 thỏa mãn điều kiện trên là 
A. 6.	B. 4.	C. 9.	D. 8.
Câu 14: Cho m gam một α – amino axit X (là dẫn xuất của benzen, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 trong phân tử) tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch HCl 1M, dung dịch thu được sau phản ứng tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,8M. Mặt khác, nếu đem 5m gam aminoaxit nói trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH rồi cô cạn sẽ thu được 40,6 gam muối khan. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là:
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3.	
Câu 15: Cho 2 cốc nước chứa các ion:
Cốc 1: Ca2+, Mg2+, HCO3-.
Cốc 2: Ca2+, HCO3-,Cl-,Mg2+
Để khử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả 2 cốc người ta
A. cho vào 2 cốc dung dịch NaOH dư.	B. đun sôi một hồi lâu 2 cốc.
C. cho vào 2 cốc dung dịch NaHSO4.	D. cho vào 2 cốc một lương dư dung dịch Na2CO3.
Câu 16: Cho 100 ml dung dịch chứa NaOH 1M, KOH 1M và Ba(OH)2 0,9M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì thu được 7,8 gam kết tủa. Vậy nếu cho 150 ml dung dịch NaOH 1M vào 100 ml dung dịch AlCl3 xM thì khối lượng kết tủa thu được và giá trị của x là (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
A. 9,36 gam và 2,4.	B. 7,80 gam và 1,0.	C. 11,70 gam và 1,6.	D. 3,90 gam và 1,2.
Câu 17: Cho các lọ mất nhãn đựng riêng biệt dung dịch của từng chất sau: KHSO4, Na2CO3, AlCl3, FeCl3, NaCl, Ca(NO3)2. Chỉ dung chất chỉ thị phenolphthalein thì có thể phân biệt được bao nhiêu dung dịch?
A. 6.	B. 1.	C. 5.	D. 3.
Câu 18: Đipeptit X, pentapeptit Y đều mạch hở và cùng được tạo ra từ 1 amino axit no, mạch hở trong phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 16 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, làm khô cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được 25,1 gam chất rắn. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol Y thì cần ít nhất bao nhiêu mol O2 nếu sản phẩm thu được gồm CO2, H2O, N2?
A. 3,65 mol.	B. 4,00 mol.	C. 3,25 mol.	D. 3,75 mol.
Câu 19: Đồng thau có tính cứng hơn đồng, dung chế tạo các chi tiết máy, các thiết bị trong công nghiệp đóng tàu biển. Đồng thau là hợp kim của đồng với
A. Zn (45%).	B. Ni (25%).	C. Au (5%).	D. Sn (55%).
Câu 20: Este X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2 thu được một muối và một ancol có số mol bằng nhau và bằng số mol X phản ứng. Cho 11,6 gam X phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được 6,2 gam ancol. Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2.	B. C3H6O2.	C. C4H4O4.	D. C5H6O4.
Câu 21: Cho 12,6 gam hỗn hợp Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 3:2 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp hai khí không màu, không hóa nâu trong không khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 18. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 1,4375 mol.	B. 0,9375 mol.	C. 1,4750 mol.	D. 1,2750 mol.
Câu 22: Trong các thí nghiệm sau, thí nghiệm nào không tạo ra NaHCO3?
A. Sục CO2 vào dung dịch natriphenolat.	 C. Sục CO2 vào dung dịch bão hòa chứa NaCl và NH3.
B. Cho dung dịch NaOH vào Ba(HCO3)2.	D. Sục CO2 vào dung dịch Na2CO3.
Câu 23: Hợp chất M2SO4.Al2(SO4)3.24H2O được gọi là phèn chua khi M+ là
A. NH4+.	B. K+ hoặc NH4+.	C. K+.	D. Na+.
Câu 24: Khử 46,4 gam Fe3O4 bằng CO trong một thời gian thu được 43,52 gam hỗn hợp chất rắn X. Cho X tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc, nóng, dư thấy thoát ra V lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 2,240.	B. 1,792.	C. 4,302.	D. 6,272.
Câu 25: Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?
(1) Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tang của khối lượng phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của ammoniac.
A. (2), (3), (4).	B. (1), (2).	C. (1), (2), (3).	D. (1), (2), (4).
Câu 26: Những dụng cụ bằng Ag sẽ chuyển thành màu đen trong không khí có H2S là do Ag tác dụng với
A. H2S và O2.	B. H2S và H2O.	C. H2S.	D. H2S và N2.
Câu 27: Cho 48,24 gam hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng còn lại 3,84 gam kim loại không tan. Cho tiếp NaNO3 dư vào hỗn hợp sau phản ứng sẽ thu được tối đa V lít khí NO ở (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là:
A. 0,896.	B. 4,480.	C. 4,256.	D. 3,360.
Câu 28: Policaproamit (nilon-6) có thể điều chế được từ axit ɛ-aminocaproic hoặc caprolactam. Để có 8,475 kg nilon-6 (với hiệu suất các quá trình điều chế đều là 75%) thì khối lượng của axit ɛ-aminocaproic sử dụng nhiều hơn khối lượng caprolactam là
A. 1,35 kg.	B. 3,60 kg.	C. 1,80 kg.	D. 2,40 kg.
Câu 29. Cho phản ứng: FeS2 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Tỷ lệ giữa số phân tử H2SO4  bị khử và không bị khử là
            A.11/3                   B.3/11                        C.1/5                       D.5/1
Câu 30. Hòa tan m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch x và 1,12 lít NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,1 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát ra và thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 115 ml dung dịch NaOH 2M. Gía trị của m là:
            A.3,36                  B.3,92                         C.2,8                     D.3,08
Câu 31. Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dd chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa tác dụng với dd HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là:
            A.KCl                  B.K3PO4                                C.KI                      D.KBr
Câu 32. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Este là sản phẩm thu được khi thay thế H trong nhóm –COOH của axit hữu cơ bằng gốc ankyl của rượu
B.  Este có mùi thơm và không tan trong nước
C.  Este của glyxerol với axit béo gọi chung là chất béo
D. Este no, 2 chức, hở có CTPT CnH2n-2O4 (n≥4).
Câu 33. Xà phòng hóa 15,3g một este no, đơn chức cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5mol/l. Sau phản ứng thu được 12,3g muối. Số đồng phân cấu tạo của este đó là:
      A.3                            B.2                              C.4                        D.5
Câu 34. Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong dd chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH. Sau phản ứng thu được kết tủa và dung dịch có chứa 21,35 gam muối. Giá trị của V tương ứng là:
      A.8,96                          B.7,84                         C.6,72                      D.8,4
Câu 35. Để phân biệt các dung dịch glucozo, glixerol, andehit axetic, ancol etylic và lòng trắng trứng ta dùng
     A.NaOH                         B.AgNO3/NH3                  C.Cu(OH)2              D.HNO3
Câu 36. Số phát biểu đúng là:
1)  Amoni axit là hợp chất hữu cơ tạp chức
2)  Trùng hợp các α – amino axit ta thu được chuỗi polypeptit
3)   Công thức tổng quát của amin no, mạch hở, đơn chức là CnH2n+3N(n≥1)
4)  Tính bazo của anilin C6H5NH2 yếu hơn
5)  Thủy phân có thể thu được tối đa 3 loại đipeptit
6)  Có thể phân biệt anilin, benzen, C2H5OH chỉ bằng một thuốc thử
      A.4                                 B.5                              C.2                           D.3
Câu 37. Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là được với dung dịch NaOH, dung dịch HCl và làm mất màu dd Brom. Công thức cấu tạo của A là:
A.CH3CH(NH2)COOH B.CH2=CHCOONH4 C.HCOOCH2CH2NH2 D.H2NCH2CH2COOH
Câu 38. Cho hỗn hợp A gồm FeO, CuO, Fe2O3, Fe3O4. A tác dụng vừa đủ với 540 ml dung dịch HCl 1M. Cho hỗn hợp A qua khí NH3 vừa đủ, đốt nóng thu được V (l) khí sau phản ứng (không tính hơi nước). Tính V
      A.1,759 (l)                 B.2,24 (l)                    C.2,016 (l)                    D.2,464 (l)
Câu 39. Thủy phân m gam hỗn hợp x gồm mantozo và saccarozo trong môi trường axit. Gỉa sử hiệu suất thủy phân mỗi chất là 80%. Hỗn hợp thu được sau khi trung hòa hết axit dư đem phản ứng với AgNO3/NH3 dư thu được 90,72 gam kết tủa. Mặt khác m/2 gam X phản ứng vừa đủ với 750ml dung dịch Brom 0,1M. Tìm m?
    A.68,4 g                    B.83,3625 g                   C.85,5 g                      D.75,24 g
Câu 40. Cho những polime sau đây: cao su buna, nhựa bakelit, cao su lưu hóa, xenlulozo, nilon 6, PVC, amilozo. Số polime có cấu trúc mạng không gian là:
      A.1                                 B.2                              C.3                           D.4
. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE SO 01-2015.doc