Đề ôn tập kiểm tra môn vật lý

docx 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3100Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra môn vật lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập kiểm tra môn vật lý
Bài 3: (4 điểm): Một bình nhôm khối lượng m0=260g, nhiệt độ ban đầu là t0=200C, được bọc kín bằng lớp xốp cách nhiệt. Cần bao nhiêu nước ở nhiệt độ t1=500C và bao nhiêu nước ở nhiệt độ t2=00C để khi cân bằng nhiệt có 1,5 kg nước ở t3=100C . Cho nhiệt dung riêng của nhôm là C0=880J/kg.độ, của nước là C1=4200J/kg.độ.
Bài 3 (4 .0.điểm)
 Đổi m0 = 260g=0,26kg 
Gọi khối lượng nước ở nhiệt độ 500C cần lấy là m1 vậy khối lượng nước ở 00C cần lấy là 1,5 -m1 khi đó Nhiệt lượng tỏa ra của ấm nhôm từ 200C xuống 100C là : 
 Q0= c0m0 (20-10) = 10 c0m0(J) 
Nhiệt lượng tảo ra của m1 kg nước từ nhiệt độ 500C xuông 100C là 
 Q1= m1c1(50-10) = 40m1c1(J) 	
Nhiệt lượng thu vào của 1,5-m1 (kg) nước ở nhiệt độ 00C lên 100C là
 Q2= c1 ( 1,5-m1) 10 =15c1 -10 m1c1 (J) 	
Ta có phương trình cân bằng nhiệt sau :
 Q0+ Q1= Q2 thay vào ta có : 10 c0m0 + 40m1c1=15c1 -10 m1c1 	
Thay só vào ta có :
 10.880.0,26 + 40 . 4200.m1 =15.4200-10.4200m1  
Giải phương trình ta được m1 = 0,289kg 
 Khối lượng nước cần lấy ở 00C là m2 =1,211kg 
Câu 2 (4 điểm) 
	Một vận động viên bơi xuất phát tại điểm A trên sông và bơi xuôi dòng. Cùng thời điểm đó tại A thả một quả bóng. Vận động viên bơi đến B với AB = 1km thì bơi quay lại, sau 20 phút tính từ lúc xuất phát thì gặp quả bóng tại C với BC = 600m. Coi nước chảy đều, vận tốc bơi của vận động viên so với nước luôn không đổi.
	a. Tính vận tốc của nước chảy và vận tốc bơi của người so với bờ khi xuôi dòng và ngược dòng.
	b. Giả sử khi gặp bóng vận động viên lại bơi xuôi, tới B lại bơi ngược, gặp bóng lại bơi xuôi... cứ như vậy cho đến khi người và bóng gặp nhau ở B. Tính tổng thời gian bơi của vận động viên.
a. Thời gian bơi của vận động viên bằng thời gian trôi của quả bóng, vận tốc dòng nước chính là vận tốc quả bóng.
vnước = v bóng = = = 1,2 (km/h). 
Gọi vận tốc của vận động viên so với nước là v, vận tốc so với bờ khi xuôi dòng là vx và ngược dòng là vn vx= v + vnước ; vn = v - vnước.
Thời gian bơi xuôi dòng: (1)
Thời gian bơi ngược dòng: (2)
Theo bài ra ta có : (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có : v2 – 4,8v = 0 v = 4,8 km/h.
Vậy vận tốc khi xuôi dòng vx = 6 (km/h), khi ngược dòng vn = 3,6 (km/h).
b. Tổng thời gian bơi của vận động viên chính là thời gian quả bóng trôi từ A đến B: 
 = 50 (phút).
Câu 1. ( 4 điểm )
	 Nước máy có nhiệt độ 220C. Muốn có 20 lít nước ở nhiệt độ 350C để tắm cho con, 	một chị đã mua 4 lít nước có nhiệt độ 990C. Hỏi:
	a. Lượng nước nóng đó có đủ không? Thừa hay thiếu bao nhiêu?
	b. Nếu dùng hết cả 4 lít nước sôi, thì được bao nhiêu nước ấm?
Câu 1: (4 điểm).
	a. (2đ)
	20 lít nước có khối lượng M = 20 kg. Gọi m là lượng nước nóng ở 990C, cần 	để pha với M – m nước ở 220C để được M kg nước ở 35 0C. 0,5đ
	Ta có phương trình trao đổi nhiệt là :
	(M- m).c.(35 – 22) = m.c.(99 – 35) ( M – m).13 = 64.m	 
 13.M = m.(64 + 13) = 77.m 
 m = = 3, 38 (kg) 1đ
 m = 3,38 kg ứng với 3,38 lít
	Vậy lượng nước nóng còn thừa là: 4 – 3,38 = 0,62 (lít) 0,5đ
	b. (2đ)
	Với m = 4 kg ta có 	13.M = 77m	0,5đ
	M = = 23,7 (kg) ứng với 23,7 lít. 1 đ
	Vậy nếu dùng hết cả 4 lít nước nóng thì được 23,7 lít nước ở 350C. 0,5đ
Câu 1 (4 điểm): Hai vật chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng đi lại gần nhau thì cứ sau 1 phút khoảng cách giữa chúng giảm đi 330m. Nếu chúng đi cùng chiều (cùng xuất phát và vẫn đi với vận tốc như cũ) thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 25m. Tính vận tốc của mỗi vật.	
Gọi vận tốc của hai vật là v1 và v2 (giả sử v1 < v2).
Đổi 1 phút = 60s.
Khi 2 vật đi ngược chiều:
Quãng đường vật 1 và vật 2 đi được trong 1 phút lần lượt là: 
S1 = 60.v1	(1)
S2 = 60.v2	(2)
Mà khoảng cách giữa chúng giảm đi 330m, tức là:
	S1 + S2 = 330	 (3)
Thay (1), (2) vào (3). Ta có:
	60.v1 + 60.v2 = 330
	 v1 + v2 = 5,5	(4)
Khi 2 vật đi cùng chiều:
Quãng đường vật 1 và vật 2 đi được trong 10 giây lần lượt là: 
= 10.v1	(5)
= 10.v2	(6)
Mà khoảng cách giữa chúng tăng 25m, tức là:
	 - = 25 	(7)
Thay (5), (6) vào (7). Ta có:
	10.v2 - 10.v1 = 25
	 v2 - v1 = 2,5	(8)
Giải hệ 2 phương trình (4) và (8), ta có :
	v1 = 1,5m/s ; v2 = 4m/s.
Câu 2 (3 điểm):Trong 3 bình cách nhiệt giống nhau đều chứa lượng dầu như nhau và có cùng nhiệt độ ban đầu. Đốt nóng một thỏi kim loại rồi thả vào bình thứ nhất. Sau khi bình thứ nhất thiết lập cân bằng nhiệt ta nhấc khối kim loại cho sang bình thứ hai. Sau khi bình thứ hai thiết lập cân bằng nhiệt ta nhấc khối kim loại cho sang bình thứ ba. Hỏi nhiệt độ của dầu trong bình thứ ba tăng bao nhiêu nếu dầu trong bình thứ hai tăng 50C và trong bình thứ nhất tăng 200C?
Gọi nhiệt độ ban đầu của dầu trong 3 bình là t0 ; nhiệt dung của bình dầu là c1 và của khối kim loại là c2 ; độ tăng nhiệt độ của bình 3 là x. Khối lượng dầu m1 , khối lượng kim loại m2
Sau khi thả khối kim loại vào bình 1 thì nhiệt độ của bình dầu 1 khi cân bằng nhiệt là: t0 + 20.
Sau khi thả khối kim loại vào bình 2 thì nhiệt độ của bình dầu 2 khi cân bằng nhiệt là: t0 + 5.
Phương trình cân bằng nhiệt khi thả khối kim loại vào bình 2 là:
	m1c1.5 = m2c2.[( t0 + 20) – (t0 + 5)] = m2c2.15	 (1)
Phương trình cân bằng nhiệt khi thả khối kim loại vào bình 3 là:
	m1c1x = m2c2.[(t0 + 5) – ( t0 + x) ] = m2 c2.(5 – x) (2)
Chia vế với vế của (1) và (2) ta được:
Vậy độ tăng nhiệt độ của bình 3 là: 1,250C
Câu 3 (4 điểm) 
Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương.
 a) Hãy vẽ hình và nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S.
 b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S.
a)
Cách vẽ:
 + Lấy S1 đối xứng với S qua G1 
 + Lấy S2 đối xứng với S qua G2 
 + Nối S1 và S2 cắt G1 tại I cắt G2 tại J 
 + Nối S, I, J, S và đánh hướng đi ta được tia sáng cần vẽ.
 b) Ta phải tính góc ISR.
 Kẻ pháp tuyến tại I và J cắt nhau tại K 
Trong tứ giác IKJO có 2 góc vuông I và J và có góc O = 600 Do đó góc còn lại IKJ = 1200
 Suy ra: Trong JKI có: I1 + J1 = 600 
Mà các cặp góc tới và góc phản xạ I1 = I2; J1 = J2 
 Từ đó: I1 + I2 + J1 + J2 = 1200
Xét SJI có tổng 2 góc : I + J = 1200 IS J = 600
Do vậy: ISR = 1200 (Do kề bù với ISJ)
Câu5 :
Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ tiết 
diện lần lượt là S1, S2 có chứa nước như hình vẽ. Trên mặt nước 
có đặt các pittông mỏng, khối lượng m1, m2 . Mực nước hai nhánh 
chênh nhau một đoạn h = 10cm.
a. Tính khối lượng m của quả cân đặt lên pittông lớn để 
mực nước ở hai nhánh ngang nhau. 
b. Nếu đặt quả cân sang pittông nhỏ thì mực nước hai nhánh
lúc bấy giờ sẽ chênh nhau một đoạn H bằng bao nhiêu? 
Cho khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m3, S1 = 200cm2, S2 = 100cm2 và bỏ qua áp suất khí quyển. 
a. -Áp suất ở mặt dưới pittông nhỏ là :
 (1)
- Khi đặt quả cân m lên pittông lớn mực nước ở hai bên ngang nhau nên:
 (2)
 Từ (1) và (2) ta có : 
 ó => m = DS1h = 2kg
b. Khi chuyển quả cân sang pittông nhỏ thì ta có :
 ó
 ó (3)
Kết hợp (1), (3) và m = DhS1 ta có : 
 H = h( 1 +)
 H = 0,3m
Bài 1/ (4 điểm) Một người đi du lịch bằng xe đạp, xuất phát lúc 5 giờ 30 phút với vận tốc 15km/h. Người đó dự định đi được nửa quãng đường sẽ nghỉ 30 phút và đến 10 giờ sẽ tới nơi. Nhưng sau khi nghỉ 30 phút thì phát hiện xe bị hỏng phải sửa xe mất 20 phút.
Hỏi trên đoạn đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến đích đúng giờ như dự định?
Thời gian đi từ nhà đến đích là
10 giờ – 5 giờ 30’ = 4,5 giờ
Vì dự định nghỉ 30’ nên thời gian đạp xe trên đường chỉ còn 4 giờ
Thời gian đi nửa đầu đoạn đường là: 4: 2 = 2 giờ
Vậy nửa quãng đường đầu có độ dài: S = v.t = 15 x 2 = 30km
 Trên nửa đoạn đường sau, do phải sửa xe 20’ nên thời gian đi trên đường thực tế chỉ còn:
2 giờ – 1/3 giờ = 5/3 giờ
Vận tốc trên nửa đoạn đường sau sẽ là:
V = S/t = 30: 5/3 = 18 km/h

Tài liệu đính kèm:

  • docxDE_89.docx