Đề ôn tập kiểm tra học kì I Vật lí lớp 9

doc 13 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1226Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra học kì I Vật lí lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập kiểm tra học kì I Vật lí lớp 9
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Lenxơ. Giải thích các kí hiệu và ghi rõ đơn vị của các đại lượng dùng trong công thức. 
Áp dụng: Một dây dẫn có điện trở 176 W được mắc vào mạch điện, cường độ dòng điện chạy qua dây khi đó là 1,25A. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn trong 30 phút theo đơn vị jun và calo 
Câu 2: Hãy chứng minh: đối với đọan mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: 
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 3W; R2 = 6W R1
Hiệu điện thế ở hai đầu A, B là 9V A B
không đổi 	R2
Tính điện trở tương đương của toàn mạch
Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính. 
Mắc thêm điện trở R3 nối tiếp với đoạn mạch trên thì cường độ dòng điện qua R3 là 0,5A. Tính R3.
Câu 4: Một dây đồng có điện trở suất là 1,7.10-8 Wm, có tiết diện 0,1mm2, có điện trở 10W. 
a) Phải đặt vào hai đầu dây một hiệu điện thế bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây bằng 2A?
b) Tính chiều dài của dây?
c) Tính công suất của dòng điện.
Câu 5: Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20W. Dây điện trở của biến trở là dây hợp kim nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6 Wm, có tiết diện 0,5mm2 và được quấn đều xung quanh một lõi sứ hình trụ tròn đường kính 2cm. Tính số vòng dây của biến trở này.
ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm. Giải thích các kí hiệu và ghi rõ 
đơn vị của các đại lượng dùng trong công thức
Câu 2: Một dây dẫn bằng nikêlin có điện trở suất là 0,4.10-6Wm, có chiều dài 20m, tiết diện 0,4mm2. 
Tính điện trở của dây.
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. Biết cường độ dòng điện chạy trong dây là 2A.
c) Tính công suất điện của dây
Câu 3: Một bóng đèn có ghi: 220V – 40W
Hãy cho biết ý nghĩa các số ghi này.
Tính điện trở của đèn
c) Tính điện năng mà đèn tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày) theo đơn vị kWh và tiền điện phải trả cho việc thắp sáng bóng đèn này. Biết trong một ngày đêm đèn thắp sáng trung bình 5 giờ. Giá 1kWh điện giá 1500 đồng.
A
R3
R2
R1
B
M
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ
R1 = 4 W
R2 = 6 W
R3 = 3 W
UAB = 9V không đổi
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c) Thay R1 bởi điện trở Rx sao cho cường độ dòng điện qua mạch giảm 3 lần. Tính Rx.
Câu 5: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt dộ ban đầu 20oC trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K.
ĐỀ SỐ 3
Câu 1: a) Nêu lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng?
b) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Lenxơ. Giải thích các kí hiệu và ghi rõ đơn vị của các đại lượng dùng trong công thức. 
* Áp dụng: Một dây dẫn có điện trở 200 W được mắc vào mạch điện, cường độ dòng điện chạy qua dây khi đó là 1,5A.. Tính nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn trong 30 phút theo đơn vị jun và calo 
Câu 2: Một dây dẫn bằng nicrom có điện trở suất là 1,1.10-6Wm, có chiều dài 20m, tiết diện 0,4mm2. 
Tính điện trở của dây.
Tính hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây. Biết cường độ dòng điện chạy trong dây là 4A.
Tính công suất của đèn khi đó.
Câu 3: Một bóng đèn sợi đốt có ghi 12V – 12W. Để đèn sáng bình thường khi nối với nguồn hiệu điện thế U = 18V, người ta mắc nối tiếp vào mạch một biến trở như hình sau.
Tính trị số Rb của biến trở.
Tính hiệu suất H của nguồn điện.
A
B
R1
R2
R3
Cho biết công suất tiêu thụ của đèn là công suất có ích, công suất tiêu thụ của biến trở là công suất hao phí.
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ
R1 = 15 W; R2 = 25W; R3 = 10W
UAB = 12V không đổi.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c) Để điện trở tương đương của mạch là 7,5W người ta thay R1 bởi điện trở Rx. Tính Rx.
ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Lenxơ. Giải thích các kí hiệu 
và ghi rõ đơn vị của các đại lượng dùng trong công thức. 
Câu 2: Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữ hai đầu vật dẫn R. Nếu ta có bảng trị số sau: (2 điểm)
U ( vôn)
0
3
6
9
12
I (ampe)
0
2
4
6
8
Dựa vào đồ thị, hãy xác định giá trị điện trở R.
Câu 3: Một dây dẫn bằng nikêlin có điện trở suất là 0,4.10-6Wm, có chiều dài 100m, 
tiết diện 0,5mm2. Biết hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn bằng 120V.
Tính điện trở của dây.
Tính cường độ dòng điện chạy trong dây.
Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây trong 20 phút.
Câu 4: Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 528W.
Hãy cho biết ý nghĩa các số ghi này.
Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức chạy qua dây nung của nồi.
Nồi cơm điện được mắc vào hiệu điện thế 220V và hoạt động trung bình 2 giờ mỗi ngày. Tính điện năng mà nồi cơm điện tiêu thụ và tiền điện phải trả cho việc sử dụng nồi trong 1 tháng (30 ngày). Biết 1kWh điện giá 2250 đồng.
A
R3
R2
R1
B
M
Câu 5: Cho mạch điện như hình vẽ: 
 R1 = 9; R2 = 15; R3 = 10 
Dòng điện đi qua R3 có cường độ là I3 = 0,3A.
a) Tính các cường độ dòng điện I1 và I2 tương ứng khi đi qua R1 và R2 ?
b) Tính hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch AB ?
c) R1 là dây dẫn có .m và S = 0,25mm2 tìm chiều dài của dây?
ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Điện trở suất của một vật liệu là gì? Nói điện trở suất của constan là 0,5.10-6 W.m có ngĩa là gì?
Câu 2: Một dây dẫn nikêlin có tiết diện là 0,4 mm2 và có điện trở suất là ρ = 0,4.10-6 W.m có chiều dài là 15m. 
Tính điện trở của dây
Đặt vào hai đầu dây hiệu điện thế 12V. Tính cường độ dòng điện qua dây.
Tính công suất của dòng điện khi đó.
Câu 3: Một ấm điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài. Tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
B
-
A
+
R2
R3
R1
A
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ . 
Trong đó R1=10W, R2= 15W, R3= 9W, hiệu điện thế không đổi hai đầu đoạn mạch AB là 15 V .
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB?
Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và số chỉ của Ampe kế?
Thay điện trở R3 trong mạch điện trên bằng điện trở Rx , sao cho với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB không đổi thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch khi đó giảm đi một nửa. Tính giá trị Rx
Câu 5: Chứng minh rằng : khi cho dòng điện chạy qua đọan mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ thuận với các điện trở đó: 
ĐỀ SỐ 6
Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Ôm. Giải thích các kí hiệu và ghi rõ 
đơn vị của các đại lượng dùng trong công thức. 
Áp dụng: Một bóng đèn lúc thắp sáng có điện trở 36W và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 1,5A. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc bóng đèn khi đó?
Câu 2: Trên một biến trở con chạy có ghi: 80W - 2A
Hãy cho biết ý nghĩa các số ghi này.
Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở mà biến trở không bị hỏng.
Biến trở được làm bằng dây hợp kim nicrom có điện trở suất r = 1,1.10-6W.m, có chiều dài 75m. Tính tiết diện của dây.
Câu 3: Cho mạch điện như hình vẽ. Đặt một hiệu điện thế U = 60V vào hai đầu đoạn mạch. 
R1=18 W, R2 = 30 W; R3= 20W
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
c) Thay R2 bởi Rx sao cho cường độ dòng điện qua mạch tăng 0,5A. Tính Rx?
Câu 4: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3A. Dùng bếp này để đun sôi 3 lít nước từ nhiệt dộ ban đầu 20oC trong thời gian 30 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K.
a) Tính nhiệt lượng mà nước thu vào.
b) Tính nhiệt lượng mà bếp điện tỏa ra trong thời gian trên.
c) Tính hiệu suất của bếp điện.
Câu 5: Hãy chứng minh rằng đối với đọan mạch gồm 2 điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó: = 
ĐỀ SỐ 7
Câu 1: Định nghĩa công suất điện? Viết công thức tính công suất và nêu đơn vị các đại lượng dùng trong công thức?
Câu 2: Một dây đồng dài 80m và có điện trở suất là 1,7.10-8W.m. Đặt vào hai đầu dây hiệu điện thế 24V thì cường độ dòng điện qua dây là 0,4A.
Tính công suất của dòng điện khi đó.
Tính điện trở của dây
Tính tiết diện của dây.
Câu 3: Một bàn là được sử dụng với đúng hiệu điện thế định mức là 220V trong 15phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720kJ. Hãy tính:
Công suất điện của bàn là.
Cường độ dòng điện chạy qua bàn là và điện trở của nó khi đó.
A
R3
R2
R1
B
M
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ, 
biết R1= 16 Ω, R2 = 24Ω, 
R3=12Ω, hiệu điện thế giữa hai điểm A,B
không đổi U = 24V. 	 
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch. 	
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở 
c) Nếu thay R1 bằng bóng đèn có ghi (12V – 6W) vào mạch điện trên được không ? Tại sao?
Câu 5: Một bếp điện được đặt vào đúng hiệu điện thế định mức là U = 220V trong thời gian 672 giây thì đun sôi được 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Tính điện trở của bếp.
ĐỀ SỐ 8
Câu 1: Định nghĩa công của dòng điện? Viết công thức tính công và nêu đơn vị các đại lượng dùng trong công thức?
Câu 2: Một gia đình có 2 đèn lọai 220V – 40W; 220V – 100W và một bếp điện lọai 220 – 1000W. Nguồn điện sử dụng có hiệu điện thế ổn định là 220V.
Cho biết cách mắc các dụng cụ trên vào mạch điện.
Tính điện trở mỗi dụng cụ.
Trong một ngày đêm các đèn dùng trung bình 5 giờ, bếp điện dùng 2 giờ. Tính điện năng tiêu thụ và số tiền điện phải trả trong một tháng (30ngày). Biết 1kWh điện giá 1700đồng.
Câu 3: Cho hai điện trở R1 = 5, R2 = 10 mắc nối tiếp vào hiệu điện thế không đổi 6V. 
 a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch đó.
 b/ Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở và hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở.
c/ Mắc thêm điện trở R3 vào đoạn mạch trên thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch tăng gấp 4 lần. Hỏi phải mắc điện trở R3 như thế nào? Vì sao? Vẽ sơ đồ mạch điện và tính điện trở R3.
Câu 4: Trên một biến trở con chạy có ghi: 120W - 1,5A
Hãy cho biết ý nghĩa các số ghi này.
Tính hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở mà biến trở không bị hỏng.
c) Biến trở được làm bằng dây hợp kim contantan có điện trở suất r = 0,5.10-6W.m, có chiều dài 24m. Tính tiết diện của dây.
Câu 5: Chứng minh rằng : khi R1 và R2 mắc song song vào hiệu điện thế U thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở này tỉ lệ nghịch với các điện trở đó: 
ĐỀ SỐ 9
Câu1: Biến trở là gì? Trình bày cấu tạo, hoạt động và công dụng của biến trở?
Câu 2: Một cuộn dây dẫn bằng đồng có khối lượng dây dẫn là 0,5 kg và dây dẫn có tiết diện 1mm2.
Tính chiều dài dây dẫn, biết KLR của đồng là 8900kg/m3.
Tính điện trở của cuộn dây này, biết điện trở suất của đồng là r = 1,7.10-8W.m,
Câu 3: Một ấm điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V để đun sôi 4 lít nước ở 250C thì thời gian đun nước là 30 phút, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K . 
a) Tính điện trở và hiệu suất của ấm điện .
b) Mỗi ngày sử dụng ấm điện này 2 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm điện đó trong 30 ngày, nếu giá 1kWh là 2500 đồng.
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ. Đặt một hiệu điện thế U không đổi vào hai đầu đoạn mạch. 
R1=20 W, R2 = 30 W; R3= 18W
a) Cường độ dòng điện qua R3 = 0,8A. Tính cường độ dòng điện qua R2 và R1?
b) Tính hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
c) Thay R1 bởi Rx sao cho cường độ dòng điện qua mạch là 1A. Tính Rx?
Câu 5: Chứng minh rằng điện trở tương đương Rtđ của một đoạn mạch song song, chẳng hạn gồm ba điện trở R1, R2, R3 mắc song song nhau, thì nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
ĐỀ SỐ 10
Câu 1: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức tính điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố đó và giải thích.
Câu 2: Một bếp điện lọai 220V - 1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220V, để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 25oC. Hiệu suất của quá trình đun là 85%. 
Tính Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước.
Tính Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra.
Tính thời gian đun sôi nước, biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.k.
Câu 3: Giữa hai điểm AB của một mạch điện có hiệu điện thế không đổi 12V, người ta mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2. Biết R1 = 5W , R2 = 10W
Tính điện trở tương đương.
Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu mỗi điện trở.
Mắc thêm R3//R1 thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,25A. Tính R3.
R2
R1
R3
K
A
B
-
+
A
Câu 4: Cho mạch điện như hình vẽ 
Biết R1 = 1W; R2 = 2W; R3 = 6W. 
Hiệu điện thế ở hai đầu A, B không đổi là 12V
	a) Tính điện trở tương đương của đọan mạch.
	b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
	c) Thay R3 bởi Rx thì cường độ dòng điện qua AB tăng lên hai lần. Tính Rx?
Câu 5: Chứng minh rằng đối với đoạn mạch gồm các dụng cụ điện mắc nối tiếp hay mắc song song thì công suất điện của đoạn mạch bằng tổng công suất điện của các dụng cụ mắc trong mạch.
ĐỀ SỐ 11
Câu 1:
Phát biểu định luật Joule – Lenz. Viết hệ thức của định luật, nêu tên gọi và đơn vị các đại lượng trong hệ thức.
Một bếp điện có điện trở R = 30Ω, khi cho dòng điện có cường độ I = 10A chạy qua trong 10 phút thì đun sôi nước có nhiệt độ ban đầu 250C, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK. Tính khối lượng nước được đun (bỏ qua hao phí tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh).
Câu 2: 
Điện trở dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố của dây dẫn?
Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở 200C có điện trở suất 5,5.10-8Ωm, điện trở 25Ω, có tiết diện tròn bán kính 0,01mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này.
Câu 3: Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24V vào hai đầu đoạn mạch có điện trở R1 = 40Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,24A.
Tính điện trở R2 và tính công suất tiêu thụ trên R1.
Tính nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 30 phút.
Mắc thêm điện trở R3 song song với R2 thì công suất tiêu thụ toàn đoạn mạch tăng gấp đôi. Tính R3.
Câu 4: Đoạn mạch AB gồm 2 điện trở R1 = 8Ω và R2 = 4Ω mắc nối tiếp. Đặt hiệu điện thế U = 24V không đổi giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
Mắc thêm một bóng đèn (12V – 6W) song song với R1 vào đoạn mạch AB. Hỏi đèn sáng thế nào?
Câu 5: Có 2 bóng đèn Đ1 (100V – 100W) và Đ2 (100V – 50W).
Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn.
Để sử dụng nguồn điện 200V mà hai đèn sáng bình thường người ta phải mắc hai đèn với một biến trở Rx. Hãy vẽ các sơ đồ có thể mắc để hai đèn sáng bình thường và tính giá trị Rx khi đó.
ĐỀ SỐ 12
Câu 1:
Hãy kể một số lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng. Hãy nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
Phát biểu định luật Ohm. Viết công thức và nêu tên các đại lượng có trong công thức?
 Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào của dây và phụ thuộc như thế nào? Viết công thức tính điện trở của 1 dây dẫn, nêu tên gọi và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 2: Một ấm điện có ghi 220V-1000W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ ban đầu 20oC. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng vỏ ấm và nhiệt lượng tỏa ra môi trường ngoài. Tính thời gian đun sôi nước. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
Câu 3: Cho 2 bóng đèn Đ1 (110V – 100W) và Đ2 (110V – 75W).
Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của mỗi bóng đèn.
Khi cả 2 đèn sáng bình thường thì đèn nào sẽ sáng hơn? Vì sao?
Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên vào hiệu điện thế 220V thì hai đèn có sang bình thường không? Vì sao?
Muốn hai đèn sáng bình thường người ta phải mắc thêm điện trở R vào mạch điện trên. Hỏi phải mắc R như thế nào và tính giá trị R khi đó?
Câu 4: Giữa 2 điểm A, B có một mạch điện hiệu điện thế khong đổi và bằng 9V, người ta mắc nối tiếp hai dây dẫn điện trở R1 = 15Ω, R2 = 30Ω.
Tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.
Tính công suất điện của đoạn mạch AB và nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch AB trong thời gian 2 phút.
Mắc thêm bóng đèn (6V – 2,4W) song song với R2, cả hai nối tiếp với R1 ở trên rồi đặt vào hiệu điện thế 9V thì đèn có sáng bình thường không? Vì sao?
Câu 5: Một ấm điện có điện trở 30,25Ω được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 220V. Dùng ấm này để đun sôi nước ở 200C thì mất 7 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK và hiệu suất của ấm là 80%.
Tính công suất của ấm điện.
Tính khối lượng nước cần đun.
Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm điện nói trên trong 1 tháng (30 ngày), nếu mỗi ngày sử dụng ấm điện đó 45 phút. Cho giá điện là 1600 đồng/kWh.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_kiem_tra_1_tiet_li_9_HKI.doc