Đề ôn tập kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Năm học 2016-2017
ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HKI 2016-2017
ĐỀ 01
Câu 1: Vật nào sau đây không có điện tích tự do?
A. Thanh chì	B. Thanh gỗ khô	C. Khối thủy ngân	D. Thanh niken
Câu 2: Cho một dòng điện không đổi trong 10s điện lương chuyển qua một tiết diện thẳng là 2C. Sau 50s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là
A. 5C	B. 10C	C. 25C.	D. 50C
Câu 3: Về sự tương tác điện,trong các nhận định dưới đây, nhận định sai là
A. các điện tích khác loại thì hút nhau
B. hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ,nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau
C. hai thanh thủy tinh, sau khi cọ xát với lụa,nếu đưa lại gần thì chúng sẽ đẩy nhau
D. các điện tích cùng loại thì đẩy nhau
Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. Vôn trên mét	B. Jun	C. Niutơn	D. Culông
Câu 5: Hai điện tích điểm q1= 10-6C và q2=10-6C đặt tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau 40cm, cường độ điện trường tại N cách A 10 cm và cách B 30cm là:
A. 9. 105V/m	B. 105V/m	C. 106V/m	D. 8. 105V/m
Câu 6: Một nguồn điện có suất điện động 200mV. Để chuyển một điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là:
A. 20J	B. 0,05J	C. 2000J	D. 2J
Câu 7: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không tỉ lệ
A. thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích
B. nghịch với tích độ lớn của hai điện tích
C. thuận với tích độ lớn của hai điện tích	 D. nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích
Câu 8: Công thức xác định điện dung của tụ điện
A. C = Q.U	B. 	C. 	D. 
Câu 9: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2cm. Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4N. Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 6,4.10-4N thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1cm	B. r2 = 1,6cm	C. r2 = 2cm	D. r2 = 4cm
Câu 10: Hai điện tích điểm q1 = 2.10–2 µC)và q2 = –2.10–2 µC đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn 
a = 30cm trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là
	A. EM = 0,2 V/m	B. EM = 1732 V/m	C. EM = 3464 V/m	D. EM = 2000 V/m
Câu 11: Một electrôn chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường đều có cường độ E = 364 V/m. Electrôn xuất phát từ điểm M với vận tốc 3,2.106m/s đi được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không.
	A. 6 cm	B. 8 cm	C. 9 cm	D. 11 cm
Câu 12: Hai điện tích điểm q1 = +3.10-7C và q2 = -3.10-7C, đặt trong dầu (ε = 2) cách nhau một khoảng 
r = 3cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 0,9 N	B. lực hút với độ lớn F = 0,45 N
C. lực đẩy với độ lớn F = 0,45N	D. lực đẩy với độ lớn F = 0,9N
Câu 13: Một điện tích điểm mang điện tích âm, điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. phụ thuộc vào độ lớn của nó	B. phụ thuộc vào điện môi xung quanh
C. hướng về phía nó	D. hướng ra xa nó
Câu 14: Hai quả cầu kích thước giống nhau cách nhau một khoảng 20cm hút nhau một lực 4mN. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi lại đặt cách nhau với khoảng cách cũ thì chúng đẩy nhau một lực 2,25mN. Tính điện tích ban đầu của chúng.
	A. q1 = +2,17.10–7 C; q2 = +0,63.10–7 C	B. q1 = +2,67.10–7 C; q2 = –0,67.10–7 C
	C. q1 = –2,67.10–7 C; q2 = –0,67.10–7 C	D. q1 = –2,17.10–7 C; q2 = +0,63.10–7 C
Câu 15: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
A. AMN = q.UMN	B. UMN = VM – VN	C. UMN = E.d	D. E = UMN.d
Câu 16: Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích
A. không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi
B. phụ thuộc hình dạng đường đi
C. phụ thuộc vào hình dạng đường đi và vị trí điểm đầu điểm cuối của đường đi
D. phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi
Câu 17: Xác định cường độ điện trường tại điểm A do điện tích Q = 4.10-8 C gây ra; biết điểm A cách Q một khoảng 5cm trong chân không.
A. 1,44.10-3 V/m	B. 144.10-3 V/m	C. 144.103 V/m	D. 1,44.103 V/m
Câu 18: Nếu đặt vào hai đầu tụ điện một hiệu điện thế 40V thì tụ tích được một điện lượng 5 C. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 60V thì tụ tích được một điện lượng là
E, r
R1
R
A. 24 C	B. 1,5 C	C. 7,5 C	D. 30 C
Câu 19: Cho mạch điện như hình vẽ, bỏ qua điện trở của dây nối, cho E= 5V; r=1W;
R1=2W. Định R để công suất tiêu thụ trên R đạt cực đại.
	A. R = 1W	B. R = 0,5W	
	C. R=1,5W	D. R =2/3W
R1
R2
M
N
Câu 20: Công suất của nguồn điện được xác định bằng công thức
A. P = UI	B. P = EIt	C. P = EI	D. P = UIt.
Câu 21: Cho mạch điện như hình vẽ, Bốn pin giống nhau, mỗi pin có E=1,5V và r=0,5W. Các điện trở ngoài R1 = 2W; R2 = 8W. Hiệu điện thế UMN bằng
A. UMN = -1,5V B. UMN = 1,5V C. UMN = 4,5V	D. UMN = -4,5V
Câu 22: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 3cm. Lực đẩy giữa chúng là F = 40N. Độ lớn của hai điện tích đó là:
A. q1 = q2 = 2μC.	B. q1 = q2 = 2.10-7μC.	C. q1 = q2 = 2.10-7 C.	D. q1 = q2 = 2.10-6 μC
Câu 23: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các nguyên tử	B. các ion dương	C. các êlectron	D. các iôn âm
Câu 24: Cho thanh kim loại MN chưa nhiễm điện, hưởng ứng với quả cầu nhiễm điện dương, kết quả là đầu M gần quả cầu nhiễm điện âm, còn đầu N xa quả cầu nhiễm điện dương vì
A. các electron di chuyển từ đầu N về đầu M của thanh kim loại
B. điện tích dương di chuyển từ đầu N về đầu M của thanh kim loại
C. điện tích dương từ quả cầu di chuyển sang đầu M của thanh kim loại
D. các electron từ đầu M của thanh kim loại di chuyển sang quả cầu
Câu 25: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích -2µC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là
A. 2 mJ	B. 2000 J	C. -2mJ	D. -2000 J
Câu 26: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích
A. không đổi	B. không xác định được
C. phụ thuộc vào dấu của các điện tích	D. luôn thay đổi
Câu 27: Chọn câu trả lời đúng: Dòng điện không đổi là dòng điện có
A. cường độ không thay đổi	 B. chiều không thay đổi
C. chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
D. chiều và cường độ thay đổi theo thời gian
Câu 28: Một prôton bay từ bản âm sang bản dương trong điện trường đều của một tụ điện phẳng có cường độ điện trường 1000 V/m. Xác định lực điện tác dụng lên proton.
A. 1,6.10-22 N	B. 1,6.10-16 N	C. 1000 N	D. 1 N
Câu 29: Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều có cạnh 15cm đặt ba điện tích qA = +2 μC,
 qB = +8 μC, qC = –8 μC. Tìm véctơ lực tác dụng lên qA.
	A. F = 6,4N, hướng theo chiều B đến C.	B. F = 8,4 N, hướng vuông góc với BC.
	C. F = 5,9 N, hướng theo chiều C đến B.	D. F = 6,4 N, hướng theo chiều A đến B.
Câu 30: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là
A. 12A	B. 0,083A	C. 0,2A	D. 48A.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_ON_HKI_20162017.doc