ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I. HOÁ .LỚP 10. ĐỀ SỐ 2 Câu 1/ Công thức của oxit cao nhất và hợp chất khí với Hiđro của nguyên tố nhóm VA lần lượt là: A. R2O5 và RH3 B. R2O3 và RH5 C. R2O5 và RH5 D. R2O3 và RH3 Câu 2/ Số oxi hoá của Mn trong ion MnO42- là: A. +6 B. +7 C. +8 D. -6 Câu 3/ Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính phi kim của các nguyên tố biến đổi như thế nào? A. tăng dần B. giảm dần C. không đổi D. vừa tăng, vừa giảm Câu 4/ Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì tính kim loại của các nguyên tố biến đổi như thế nào? A. tăng dần B. giảm dần C. không đổi D. vừa tăng, vừa giảm Câu 5/ Ion X2+ có cấu hình electron: 1s22s22p6 .Hãy cho biết X ở vị trí: A. Chu kỳ 3,nhóm IIA B. Chu kỳ 2,nhóm VIIA C. Chu kỳ 2,nhóm VIA D. Chu kỳ 2,nhóm IIA Câu 6: Cặp chất nào sau đây có cùng số e: A. 2040Ca2+ và 1840Ar B. 1939K+ và 1939K C. 1224Mg2+ và 1225Mg D. 2656Fe2+ và 2657Fe3+ Câu 7:Cho các chất sau:NaCl, K2SO4, P2O5,Cl2O7, Na2O. Các chất chỉ có liên kết ion là: A. NaCl, Na2O B. NaCl, K2SO4 C. Cl2O7, Na2O D. P2O5,Cl2O7 Câu 8. Cho các nguyên tố R ,L ,M, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 3, 11, 12, 13. Nếu sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự tính kim loại tăng dần thì sắp xếp nào sau đây đúng ? A. R < L < Z < M B. Z < M < R < L C. M <R < Z < L D. L < Z < M < R Câu 9: nguyên tử của nguyên tố X và Y có trật tự mức năng lượng kết thúc ở phân lớp 4px và 4sy. Biết trong nguyên tử Y có số Z bằng số N, X không phải là khí hiếm và x + y = 7 Hãy viết cấu hình e của nguyên tử X và Y. Cho biết X, Y là kim loại hay phi kim. A .X,Y đều là kim loại B .X,Y đều là Phi kim C .X là kim loại Y là Phi kim D .X là Phi kim ,Y là kim loại Câu 10. Nguyên tử nguyên tố Y có cấu hình e là [ Ne ]3s23p4 . Y là nguyên tố A. kim loại B. không xác định được C. kim loại và phikim D. phi kim Câu 11. Trong tinh thể NaCl A. Các nguyên tử natri và clo góp chung cặp electron hình thành liên kết B. Các nguyên tử natri và clo hút nhau bằng lực hút tĩnh điện C. Các ion Na và Cl góp chung cặp electron hình thành liên kết D. Các ion Na và Cl hút nhau bằng lực hút tĩnh điện Câu 12. Nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, A có tổng số đơnvị điện tích hạt nhân là 21 chúng có số đơn vị điện tích hạt nhân hơn nhau 1 đơn vị. Nguyên tố X, Y, A lần lượt là A. N, O, Cl B. C, N, O C. C, Na, Cl D. S , Be , C Câu 13. Một kim loại X hoá trị I có tổng số các hạt p, e, n là 34 hạt. X là kim loại nào dưới đây A. K B. Na C. Rb D. Li Câu 14. Một nguyên tố R có cấu hình e : 1s2 2s2 2p3 , công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất là A. RH2, R2O B. RH, R2O7. C. RH3, R2O5. D. RH3, R2O3. Câu 15. ion nào sau đây không có cấu hình của khí hiếm A. Na+. B. Fe2+. C. Al3+. D. Mg2+. Câu 16. Oxit cao nhất của một nguyên tố R tương ứng với công thức là R2O3. Nguyên tố R đó là A. cac bon B. silic C. kali D. Nhôm Câu 17:Nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là: A. nguyên tố s,p B. nguyên tố s,d C. Nguyên tố s,f D. Nguyên tố p,d Câu 18: Nhóm chất nào sau đây không chứa liên kết ion A. CO2,Cl2,SO2 B. BF3, AlF3, CH4 C. I2,CaO,MgCl2 D. H2S, NO2 , NH4Cl Câu 19:Nguyên tố R thuộc nhóm IIIA . Trong công thức oxit cao nhất với O nguyên tố R chiếm 52,94% về khối lượng .Công thức oxit đó là A. Al2O3 B. Fe2O3 C. P2O3 D. B2O3 Câu 20: Trong phản ứng : C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O. Vai trò của C trong phản ứng: A. là chất oxi hóa B. là chất khử C. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử . D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử Câu 21: Nếu nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s2 thì cấu hình electron của cation X2+ là: A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 B. 1s2 2s2 2p6 3s23p64s24p2 C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 Câu 22: Một nguyên tố tạo hợp chất khí với hidro có công thức RH3. Trong oxit bậc cao nhất của R, nguyên tố R chiếm 25,93% về khối lượng. Nguyên tố đó là A. As (M = 75) B. Si ( M= 28) C. N (M = 14) D. P (M = 31) Câu 23: Cho các ion sau: Cl- , NO3- , Fe3+. Các ion đơn nguyên tử là: A. Cl- , NO3- B. NO3- , Fe3+ C. Fe3+ , Cl- D. Cl- , NO3- , Fe3+. Câu 24: Cho các nguyên tử: , , , . Các cặp nguyên tử là đồng vị của nhau: A. , B., , C. , D. , . Câu 25: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa - khử là: A. Tạo ra chất kết tủa B. Tạo ra chất khí C. Có sự thay đổi số oxi hóa của một nguyên tố D. Có sự thay dổi màu sác của chất Câu 26: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào Không thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử ? A. 2Na + Cl2 à 2NaCl B. Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 C. CuO + 2HCl à CuCl2 + H2O D. 3Cu + 8HNO3 à 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O Câu 27: Cho phản ứng: Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2S + H2O. Tồng hệ số cân bằng là: A. 18 B. 19 C. 20 D. 16 Câu 28. Sơ đồ nào sau đây viết sai: A. Al → Al3+ + 3e B. Fe3+ +1e → Fe2+ C/ O2 + 2e → 2O2- D. Cl2 + 2e → 2Cl- Câu 29. Cho m gam Al , Cu tỉ lệ mol 1:1 + HNO3 thu được 11,2 lít khí NO. Giá trị m là: A. 29,3 gam B. 27.3 gam C. 27,1 gam D. 25,6 gam Câu 30: Cho 4,875 g một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,12 lit khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là: A. Mg B. Zn C. Ni D. Cu
Tài liệu đính kèm: