ÔN THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 DẠNG 1: THỰC HIỆN CHUỖI PHẢN ỨNG: Al2O3 (1) AlCl3 (2) Al(OH)3 (3) Al2O3 (4) Al Fe (1) FeCl2 (2) Fe(OH)2 (3) FeSO4 (4) Fe(NO3)2 Fe (1) FeCl3 (2) Fe(OH)3 (3) Fe2O3 (4) FeCl3 Al (4) Al2O3 (2) AlCl3 (3) Al(NO3)3 (4) Al(OH)3 Fe2O3 (1) Fe2(SO4)3 (2) FeCl3 (3) Fe(OH)3 (4) Fe2O3 (5) Fe Cu (1) CuCl2 (2) Cu(NO3)2 (3) Cu(OH)2 (4) CuSO4 Mg (1) MgO (2) MgCl2 (3) Mg(NO3)2 (4) Mg(OH)2 (5) MgO DẠNG 2: NHẬN BIẾT CÁC DUNG DỊCH Chỉ dùng quỳ tím hãy nhận biết các dd sau: NaOH, Na2CO3, NaCl, HCl. Viết phương trình phản ứng minh họa. Bằng phương pháp hoá học nhận biết 4 dung dịch sau: NaCl, H2SO4, HCl, NaOH Nhận biết 4 dung dịch sau: H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2, NaCl bằng phương pháp hoá học . Viết phương trình minh họa. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau : NaOH , H2SO4 , NaNO3 , Ba(OH)2 Bằng phương pháp hóa học nhận biết 4 lỏng không màu: NaCl, Ca(OH)2 , Na2SO4 , HCl Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: Na2SO4, NaNO3, NaCl , Na2SO3 Bằng phương pháp hoá học, hãy nhận biết 4 dung dịch sau: HNO3, NaOH, NaCl, NaNO3 DẠNG 3: NÊU HIỆN TƯỢNG VÀ VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC MINH HOẠ Mô tả hiện tượng TN, viết phương trình phản ứng khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí clo. Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng khi nhỏ từ từ dung dịch KOH ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3 Vì sao Nhôm bền với môi trường hơn Sắt,nếu ta dùng bình Nhôm đựng dung dịch nước vôi trong có được không. Giải thích? Đốt cháy dây đồng rồi đưa vào lọ chứa khí clo. Ngâm lá nhôm vào axit sunfuric đặc, nguội. Nhỏ dung dịch axit sunfuric loãng vào ống nghiệm đựng kim loại bạc. Cho sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat CuSO4. Cho nhôm vào axit sunfuric đặc , nguội Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng (nếu có) các thí nghiệm sau . Nhỏ dung dịch HCl vào ống nghiệm có đựng một ít chất bột CuO màu đen. Ngâm dây đồng trong dung dịch nhôm sunfat Al2(SO4)3. Nhỏ vài giọt dung dịch natri hidroxit vào ống nghiệm chứa dung dịch đồng (II) clorua. Thả lá bạc vào dung dịch nhôm clorua. DẠNG 4: CÂU HỎI VỀ KIM LOẠI Cho các kim loại sau : Fe , Mg , Ag , Al , Cu Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự độ hoạt động hóa học tăng dần. Kim loại nào tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2. Viết các phương trình phản ứng. Cho các kim loại sau: Ag, Zn, Cu. Hãy xếp các kim loại trên theo chiều độ hoạt động hoá học tăng dần. Kim loại nào phản ứng được với dung dịch HCl. Kim loại nào phản ứng được với dung dịch AgNO3. Viết các PTHH. Cho các kim loại sau : Cu , Al , Ag Sắp xếp các kim loại trên theo thứ tự độ hoạt động hóa học giảm dần. Kim loại nào tác dụng được với dung dịch CuCl2. Viết phương trình phản ứng (nếu có). Cho các kim loại sau : Mg , Cu , Fe , Ag Hãy sắp xếp các kim loại trên theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học Các kim loại trên kim loại nào tác dụng được với dd HCl . Viết pthh Trong các kim loại trên kim lọai nào được sử dụng làm bình đựng axit HNO3 đặc nguội? Giải thích? Cho các kim loại: Ag , Mg , Cu , Al Sắp xếp các kim loại theo chiều hoạt động hóa học tăng dần. Kim loại nào tác dụng với dung dịch axit HCl. Viết phương trình . Cho các kim loại sau: Na, Fe, Cu, Zn, Ag, Al Sắp xếp các kim loại theo chiều tăng dần hoạt động hóa học. Có thể dùng kim loại nào để làm sạch dung dịch đồng nitrat có lẫn tạp chất bạc nitrat? Giải thích và viết PTHH DẠNG 5: CÂU HỎI THỰC TẾ Sau khi làm thí nghiệm có những khí thải độc hại sau: H2S, HCl, SO2. Có thể dùng hoá chất nào để loại bỏ chúng. Giải thích và viết các phương trình hoá học nếu có Hãy giải thích vì sao không dùng chậu nhôm để đựng nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng? Vì sao Nhôm bền với môi trường hơn Sắt,nếu ta dùng bình Nhôm đựng dung dịch nước vôi trong có được không. Giải thích? Viết phương trình phản ứng (nếu có). Trong các kim loại Mg, Cu, Fe, Ag kim lọai nào được sử dụng làm bình đựng axit HNO3 đặc nguội ? Giải thích? Có thể dùng dụng cụ bằng nhôm để đựng axit nitrit HNO3 đặc nguội hay không? Vì sao? DẠNG 6: BÀI TOÁN Cho 150ml dung dịch K2SO4 2M tác dụng vừa đủ với một lượng dung dịch BaCl2 10% . Tính khối lượng kết tủa thu được . Tính khối lượng dung dịch BaCl2 10% đã dùng . Cho toàn bộ lượng dung dịch BaCl2 trên phản ứng vừa đủ với một lượng dung dịch Na2CO3 15% .Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng . (Biết : K=39 ; Cl=35,5 ; O=16 ; Ba =137 ; C = 12 ; Na = 23 ; S = 32) Hòa tan 20,25 g CuCl2 vào 250 g dd NaOH (phản ứng vừa đủ) Viết PTHH Tính khối lượng kết tủa thu được. Tính nồng độ % của dd thu được sau phản ứng. Lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m g chất rắn không tan. Tính m. Cho: Na = 23 Cu = 64 O = 16 H = 1 Cl = 35,5 Cho 150ml dd Na2CO3 2M tác dụng vừa đủ với dd CaCl2 3M, sau phản ứng thu được một chất kết tủa trắng. Viết phương trình hóa học xảy ra. a/ Tính khối lượng kết tủa thu được . b/ Tính thể tích của dd CaCl2 đã dùng. c/ Đem lượng kết tủa trên cho phản ứng hết với dd H2SO4 19,6%. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được sau phản ứng. (Biết : H=1 ; S=32 ; O=16 ; Ca=40 ; Cl=35,5 ; Na=23 ; C =12 ) Cho 32g CuSO4 tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch NaOH a/ Tính khối lượng kết tủa thu được. b/ Tính nồng độ mol dung dịch HCl cần dùng. c/ Để hòa tan hoàn toàn lượng kết tủa trên cần dùng hết 150ml dung dịch HCl ( DHCl = 1,19g/ml ). Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được sau phản ứng (Na = 23 ; H = 1 ; Cl = 35,5; Cu = 64 ; O = 16 ; S = 32) Cho dung dịch KOH 1M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch ZnCl2 2M Tính khối lượng kết tủa thu được. Tính thể tích dung dịch KOH đã dùng. Hòa tan hoàn toàn kết tủa trong dung dịch H2SO4 10% ( d = 1,14 g/ml). Tính thể tích H2SO4 cần dùng? (K=39, O=16, H=1, Zn=65, Cl=35,5) Cho 200ml dung dịch CuSO4 2M vào dung dịch NaOH 2,5M, thu được kết tủa A và dd B. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng? Tính khối lượng kết tủa A thu được? Hòa tan hoàn toàn kết tủa A vào dd H2SO4 19,6%. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối sau phản ứng? ( Cu = 64; H = 1; S = 32; O = 16) Thêm 300 gam dung dịch BaCl2 2,08% vào dung dịch Na2CO3 4,24% thu được kết tủa A và dung dịch B. Viết phương trình hoá học Tính khối lượng kết tủa A Tính khối lượng dung dịch Na2CO3 đã dùng Tính khối lượng dung dịch B Tính nồng độ phần trăm chất tan trong dung dịch B. Cho biết Ba = 137, Na = 23, O = 16, C = 12, Cl = 35,5
Tài liệu đính kèm: