Đề ôn tập học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 12 - Phần Hóa hữu cơ

docx 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 12 - Phần Hóa hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 12 - Phần Hóa hữu cơ
Họ, tên hs:....................................Lớp...............
Câu 1: Tên thay thế của aminoaxit CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH là
A. Axit 2-amino-isopentanoic.	B. Axit 3-metyl-2-aminobutanoic.
C. Axit 3-amino-2-metylbutanoic.	D. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là axit 2-amino propanoic?
	A. H2N-CH2-COOH. 	B. CH3–CH(NH2)–COOH. 
	C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH.	D. H2N–CH2-CH2–COOH. 
Câu 3: Chất rắn kết tinh, tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao là 
A. C6H5NH2. 	B. C6H5OH. 	C. H2NCH2COOH. 	D. CH3NH2.
Câu 4:Công thức tổng quát của các amino axit là
	A. R(NH2)(COOH).	B. (NH2)x(COOH)y.	
	C. R(NH2)x(COOH)y.	D. H2N-CxHy-COOH.
Câu 5: Trong phân tử axit glutamic số nhóm – NH2 và – COOH lần lượt là:
A. 1 và 1.	B. 2 và 2.	C. 1 và 2.	D. 2 và 1.
Câu 6: Chất nào sau đây không phải là amino axit:
 A. H2N-CH2-COOH.	 	B. HOC6H4-CH2-CH(NH2)COOH.
	C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)COOH. 	D. HOOC-CH2(NH2)-CH2-COOH.
Câu 7: Dung dịch amino axit nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
	A. glyxin (NH2-CH2-COOH). 	B. lysin (H2N[CH2]4CH(NH2)-COOH). 
	C. axit glutamic (HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH).	D. etylamin (C2H5NH2).
Câu 8: Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic thu được
A. [-HN-(CH2)5-CO-]n.	B. [-HN-(CH2)6-CO-]n.
C. [-HN-(CH2)4-CO-]n.	D. [-HN-(CH2)5-COO-]n.
Câu 9: (Huỳnh Lệ Diễm – 6.2) Dung dịch glyxin không tác dụng với:
A. Dung dịch Na2CO3.	B. Dung dịch HCl. 	
C. Dung dịch Na2SO4.	D. Dung dịch CH3OH.
Câu 10: Có ba lọ mất nhãn đựng riêng biệt ba chất lỏng: glyxin, valin, lysin. Có thể nhận biết lysin bằng:
A. dd NaOH.	B. quỳ tím.	C. dd brom.	D. kim loại Na.
Câu 11: Cho dãy các chất: etyl axetat, valin, glyxin, metylamin, phenylamoni clorua. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 12: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 13,35 gam X tác dụng với HCl dư thu được 18,825 gam muối. X có thể là (C = 12, H = 1, N = 14, O = 16, Cl =35,5)
A. alanin.	B. glyxin	C. axit glutamic.	D. valin.
Câu 13: Cho 0,03 mol hỗn hợp X gồm axit glutamic và glyxin vào 10 ml dung dịch HCl 4 M thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 40 ml dung dịch NaOH 2 M. Số mol axit glutamic trong X là (C = 12 ; H = 1 ; N = 14 ; O = 16 ; Cl =35,5 ; Na = 23 )
A. 0,02.	B. 0,01.	C. 0,04.	D. 0,015.
+ KOH dư
 + HCl
Câu 14: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết:
	X Y Z (H2N – CH2 – COOK)
Công thức cấu tạo của Y là
A. H2NCH2COOC2H5. 	B. ClH3N- CH2-COOH. 
C. NH2- CH2-COOK. 	D. ClH3NCH2COOC2H5.
Câu 15: Cho 0,01 mol aminoaxit X tác dụng vừa hết với 10 ml dung dịch HCl 1M. Lấy toàn bộ sản phẩm cho tác dụng với dung dịch NaOH 2 M thì thể tích dung dịch NaOH cần dùng là 15 ml. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,835 gam chất rắn. Tên gọi của X là (C = 12 ; H = 1 ; N = 14 ; O = 16 ; Cl =35,5 ; Na = 23 )
A. Alanin (CH3-CH(NH2)COOH)	B. Glyxin (H2N-CH2COOH)
C. Tyrosin (HOC6H4-CH2-CH(NH2)COOH)
D. Axit glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH)
Họ, tên hs:....................................Lớp...............
Câu 1: Hợp chất H2N- CH2- COOH có tên là
A. glyxin.	B. alanin.	C. valin	D. lysin.
Câu 2: Hợp chất nào có 2 nhóm amino -NH2 và 1 nhóm cacboxyl -COOH ?
A. Glyxin.	B. Alanin.	C. Axit glutamic.	D. Lysin.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây là hợp chất tạp chức ?
A. Axit axetic	B. Etyl axetat	C. Metyl amin	D. Valin
Câu 4: Hợp chất nào sau đây không phải là α – amino axit ?
A. Axit 2 – aminopropanoic.	B. Axit 2 - amino - 3 – metylbutanoic.	
C. Axit 3 - amino butanoic.	D. Axit 2,6 - điamino hexanoic.
Câu 5: Hợp chất nào có thể trực tiếp tham gia phản ứng trùng ngưng ?
A. CH2 = CH2	B. CH4	
C. C2H5OH	D. H2N - [CH2]5- COOH
Câu 6: Hợp chất nào sau đây là aminoaxit ?
A. Axit axetic	B. Axit glutamic	C. Anilin	D. Metyl amin
Câu 7: Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím ?
A. Glyxin	B. Axit axetic	C. Anilin	D. Valin
Câu 8: Hợp chất nào có tính lưỡng tính ?
A. Andehit fomic	B. Alanin	C. Etyl amin	D. Metyl axetat
Câu 9: Cho 3 gam dung dịch H2N- CH2- COOH tác dụng hết với dung dịch HCl dư, sau đó cô cạn dung dịch thu được, thì được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 4,46 g.	B. 3,78 g.	C. 4,38 g.	D. 5,84 g.
Câu 10: Cho 6 gam dung dịch H2N- CH2- COOH tác dụng với dung dịch 40 ml KOH 1 M, sau đó cô cạn dung dịch thu được, thì được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 4,52g.	B. 9,04g.	C. 8,24 g.	D. 7,52 g.
Câu 11: Cho các phát biểu 
(a) Hợp chất aminoaxit có tính lưỡng tính.
(b) Bột ngọt là muối mononatri glutamat.
 (c) Ở trạng thái kết tinh aminoaxit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
 (d) Các aminoaxit là những chất lỏng không màu.
Số phát biểu đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 12: Cho 6 gam dung dịch H2N- CH2- COOH tác dụng hết với dung dịch 60 ml NaOH 2 M, sau đó cô cạn dung dịch thu được, thì được bao nhiêu gam rắn khan ?
A. 9,36g.	B. 7,76g.	C. 11,64 g.	D. 8,64g.
Câu 13: Cho các dung dịch: alanin, anilin, kali cacbonat, axit fomic, metyl axetat, natri hidrocacbonat, magie clorua. Số dung dịch tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 14: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,04 mol X tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,2M và KOH 0,4M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 20,86.	B. 23,38.	C. 16,18.	D. 7,12.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm ba amino axit (chỉ chứa nhóm chức –COOH và –NH2 trong phân tử), trong đó tỉ lệ mN: mO = 7:16. Để tác dụng vừa đủ với 10,36 gam hỗn hợp X cần vừa đúng 120 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác cho 10,36 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 14,2.	B. 13.	C. 12,46.	D. 16,36.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_tap_hoc_ky_1_mon_hoa_hoc_lop_12_phan_hoa_huu_co.docx