Đề ôn tập học kì 1 lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1117Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì 1 lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập học kì 1 lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học thời gian làm bài: 60 phút
TRƯỜNG THPT KJFHSK	 ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 LỚP 10 NĂM HỌC 2015-2016
 GV Lê Hoàng Sơn	 	 MÔN: HÓA HỌC – 10A1
 	ĐỀ SỐ 1 	 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Nguyên tố Đồng có 2 đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm số nguyên tử của đồng vị là:
A. 73%.	B. 80%.	C. 27%.	D. 37%.
Câu 2. Chất nào sau đây có liên kết ion trong phân tử ?
A. HCl	B. H2S	C. Na2O	D. H2
Câu 3. Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH2. Trong oxit cao nhất R chiếm 40% về khối lượng. R là: 
A. S.	B. Se.	C. Mg.	D. Ca.
Câu 4. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng tự oxi hoá - khử ?
A. Cl2 + H2O → HCl + HClO 	B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
C. SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4	D. 4KClO3 KCl + 3KClO4
Câu 5. Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X và Y trong BTH là:
A. X ở chu kì 3, nhóm VIIA, ô 17. Y ở chu kì 4, nhóm IIA, ô 20.
B. Đều ở chu kì 3, nhóm tương ứng là VIIA và IIA.
C. X ở chu kì 3, nhóm VA, ô 17. Y ở chu kì 4, nhóm IIA, ô 20.
D. X ở chu kì 3, nhóm VIIA, ô 17. Y ở chu kì 4, nhóm VIA, ô 20.
Câu 6. Cho 3 nguyên tố X (Z=16), Y (Z=13) và Z (Z=14 )Thứ tự tăng dần tính phi kim là:
A. Y < Z < X	B. X< Y < Z	C. Y < X <Z	D. Z <Y < X
Câu 7. Nguyên tử X chứa 12p. Nguyên tử Y có 17e. Hợp chất được hình thành giữa X, Y và kiểu liên kết giữa chúng là
A. XY2 , với liên kết ion	B. X2Y với liên kết CHT	C. XY với liên kết ion	D. X3Y2 với liên kết CHT
Câu 8. Số oxi hóa của nguyên tố Mangan (Mn) trong Mn, MnCl2, MnO2, MnO4- lần lượt là
A. 0, +2, +4, +7	B. 0, +2, +4, +6	C. 0, +4, +5, +7	D. 0, +3, +5, +7
Câu 9. Biết nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23p4	B. 1s22s22p43s23p6	C. 1s22s22p63s6	D. 1s22s22p63s33p5
Câu 10. Trong phản ứng: Cl2 + NaOH ® NaCl + NaClO + H2O. Vai trò của Cl2 là
A. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử	B. Chất tạo môi trường
C. Chất oxi hóa	D. Chất khử
Câu 11. Cho các hợp chất: CaF2, Na2O, CCl4 và KBr. Hợp chất có liên kết cộng hóa trị là:
	A. CaF2	B. KBr	C. CCl4	D. Na2O
Câu 12. Cho phương trình phản ứng: 	Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. 
Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hoá trong phương trình là
 A. 6 : 11 	B. 8 : 15 	C. 11 : 28 	D. 38 : 15
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25.
 a. Tìm số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử X, xác định vị trí của X trong BTH ? Giải thích ?
 b. Cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Giải thích ?
Bài 2. (2 điểm) Cân bằng các phản ứng oxi hóa-khử sau theo phương pháp thăng bằng electron
 a. C + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2O
 b. P + KClO3 → P2O5 + KCl
 c. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2O + H2O
 d. AlN + Mg3N2 + HNO3 → Al(NO3)3 + Mg(NO3)2 + NO + H2O (Biết = 213 : 148)
Bài 3. (1 điểm) Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức là RO3. Trong hợp chất khí của R với hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Xác định tên nguyên tố R?
Bài 4. (1 điểm) Viết công thức cấu tạo của các phân tử: NH3, CO2, C2H2, HNO3.
Bài 5. (1 điểm) Cho m gam hỗn hợp bột X gồm Al, Mg, Zn tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lit H2 ( đktc). Nếu cho m gam X ở trên tác dụng với khí O2 sau 1 thời gian thu được 17,4 gam hỗn hợp Y gồm các oxit và kim loại còn dư. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Z và 5,6 lit khí H2 (đktc). Tính giá trị m và khối lượng muối có trong dung dịch Z?
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc1.doc