Đề ôn tập học kì 1 lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học – 10a1 thời gian làm bài: 60 phút

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1257Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập học kì 1 lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học – 10a1 thời gian làm bài: 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập học kì 1 lớp 10 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học – 10a1 thời gian làm bài: 60 phút
TRƯỜNG THPT KFKJFHSDFDK	 ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 LỚP 10 NĂM HỌC 2015-2016
 GV Lê Hoàng Sơn	 	 MÔN: HÓA HỌC – 10A1
 	ĐỀ SỐ 02 	 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị. Biết 81Br chiếm 45,5%. Số khối của đồng vị thứ 2 là:
A. 79	B. 80	C. 78	D. 82
Câu 2. Phản ứng nào sau đây không phải phản ứng oxi hóa khử ?
A. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2	B. 2KNO3 → 2KNO2 + O2
C. HCl + NH3 → NH4Cl	D. H2 + Cl2 → 2HCl
Câu 3. Nguyên tử X có tổng số hạt là 40 hạt trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vậy nguyên tử X là 
A. Na	B. Mg	C. Al	D. Ca
Câu 4. Hợp chất vừa có liên kết cộng hóa trị vừa có liên kết ion là:
A. KClO3	B. HNO3	C. MnO2	D. H2SO4
Câu 5. Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 15) và R (Z = 13). Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:
A. M < R < Y < X.	B. X < Y < R < M.	C. M < X < Y < R.	D. Y < X < R < M.
Câu 6. Cặp chất chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là :
A. Cl2 và HCl.	B. H2O và HCl.	C. N2 và Cl2.	D. H2O và NaCl.
Câu 7. Các chất được sắp xếp theo chiều giảm dần tính phân cực là:
A. Cl2, HCl, NaCl.	B. NaCl, Cl2, HCl.	C. HCl, Cl2, NaCl.	D. NaCl, HCl, Cl2.
Câu 8. Dãy nguyên tử nào sau đậy được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng?
A. Na, Mg, Al, Si	B. I, Br, Cl, P	C. C, N, O, F	D. Be, Mg, Ca, Ba.
Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng: X + H2SO4đặc nóng → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O. Trong số các chất: Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, FeS, Fe(OH)3, Fe(OH)2, FeS2, FeCO3, FeCl2, Fe2(SO4)3, FeSO4; số chất thỏa mãn điều kiện của X là
 	A. 8 	B. 6 	C. 5 D. 7
Câu 10. Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe3O4 + HI dư → X + Y + H2O.	
 Biết X, Y là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hoá. Các chất X, Y là
 	A. FeI3 và FeI2 	B. Fe và I2 	C. FeI2 và I2 	D. FeI3 và I2
Câu 11. Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2 , FeSO4 Fe3O4, Fe2(SO4)3, FeSO3, Fe, FeCO3, NaBr, KI, H2S, FeS Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 11.	B. 7.	C. 10	D. 9.
Câu 12. Cho phản ứng: KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 ......	Sản phẩm của phản ứng là
A. Fe2(SO4)3 + K2S + K2MnO4 + H2O 	B. FeSO4 + K2SO4 + MnO2 + H2O 	
C. Fe2(SO4)3 + MnSO4 + H2O 	D. Fe2(SO4)3 + K2SO4 + K2MnO4 + H2O 
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1. X là nguyên tố s. Nguyên tử của nguyên tố X có 4 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 1 electron. Số hạt electron của 1 nguyên tử Y ít hơn của 1 nguyên tử X là 10 hạt.
 a. Viết cấu hình electron nguyên tử của X và Y; xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn. Cho biết X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích? 
 b. Dự đoán kiểu liên kết được hình thành giữa X-Y ? 
Bài 2. Cân bằng các phản ứng oxi hóa-khử sau theo phương pháp thăng bằng electron
1. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O
2. Cl2 + NaOH → NaClO3 + H2O + NaCl
3. Fe(OH)2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
 	4. Mg3N2 + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O ()
Bài 3. Trong tự nhiên Cu có 2 đồng vị là 63Cu và 65Cu . Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu là 63,54. Tính % về khối lượng của 63Cu trong CuCl2 ( biết Cl = 35,5)
Bài 4. Viết công thức cấu tạo của các phân tử: H2S, C2H4, HCN, HNO3.
Bài 5. Hòa tan hết 9,65 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe trong cốc đựng 300 gam dung dịch H2SO4 nồng độ 12,25%, thu được dung dịch Y và 7,28 lit khí H2 (quy về đktc).
 a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra và tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
 b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch Y.
Bài 6. Hỗn hợp bột X gồm Al, Mg, Zn. Thực hiện 2 thí nghiệm:
 - Thí nghiệm 1: Cho m gam X tác dụng hết với Oxi dư, thu được (m + 6,08) gam hỗn hợp các oxit.
 - Thí nghiệm 2: Cho 2m gam X tác dụng với hỗn hợp khí A gồm Clo và Oxi sau 1 thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm các muối clorua, oxit và kim loại còn dư. Hòa tan hết Y bằng dung dịch HCl (vừa đủ) thu được dung dịch Z. Cho dung dịch Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được a gam kết tủa. Tìm giá trị a? 
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc2.doc