ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 1) II. Phần tự luận: Câu 1: Cân bằng; a. FeCl2 + K2Cr2O7 + HCl -> FeCl3 + KCl + CrCl3 + H2O b. KMnO4 + FeSO4 + H2O → K2SO4 + MnO2 + Fe2(SO4)3 +Fe(OH)3 Câu 2. Cho 4.4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IIA và ở 2 chu kỳ liên tiếp vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2(đkc) a)Xác định tên 2 kim loại và tính %khối lượng hỗn hợp của chúng trong hỗn hợp ban đầu . b)Nếu ban đầu khối lượng đã dùng 200 gam HCl .Tính nồng độ %của các muối trong dung dịch X. Câu 3. Hỗn hợp gồm Al và Mg có khối lượng là 3.54 gam được chia thành hai phần bằng nhau: + Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 1.904 lít khí H2( dktc). + Phần 2: Hòa tan trong HNO3 loãng dư thu được hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ lệ mol là 1:2. Tính thế tích từng khí NO và N2O ở điều kiện tiêu chuẩn. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 2) II. Phần tự luận: Câu 1. Cân bằng phương trình phản ưng hóa học sau đây theo phương pháp cân bằng electron: KHSO4 + KMnO4 + FeSO4 → K2SO4 + MnSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + N2 + H2O ( tỉ lệ mol N2O : N2 = 2:3) Câu 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học sau đây: KMnO4 → Cl2 → KClO3 → Cl2 → FeCl3 → FeCl2 → NaCl → NaOH → NaClO Câu 3. A là kim loại hóa trị n. Hòa tan 1.62 gam A Trong HCl dư thoát ra 2.016 lít khí H2 ( đktc). B là kim loại hóa trị M . Hòa tan 2,24 gam kim loại B trong dung dịch HNO3 thì thu được 896 ml khí NO. Xác định hai kim loại A và B. Hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B. Cho hỗn hợp X có khối lượng 3.61 gam cho tác dụng với V ml dung dịch H2SO4 0,1M và HCl 0,18M thì phản ứng vừa đủ và thoát ra 2.128 lít khí H2 ( đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được b gam hỗn hợp muối. - Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu. - Tính V dung dịch HCl? - Tính b? Câu 4. Hỗn hợp A gồm Clo và Oxi : Cho hỗn hợp A phản ứng hết với hỗn hợp gồm 4,8 gam Mg và 8,1 gam Al tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định % theo khối lượng và % theo thể tích của Cl2 và O2 trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 3) Phần tự luận: * Nguyên tử: Câu 1. XO2- có tổng số hạt là 89. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 29. Xác định nguyên tố X. ( Biết trong O có số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện). Câu 2. Nguyên tử X của nguyên tố R có tổng số hạt cơ bản là 46. Số hạt không mang điện bằng 8/15 số hạt mang điện. a) Xác định tên R. b) Y là đồng vị của X. Y có ít hơn X là 1 nơtron và Y chiếm 4% về số ngtử của R. Tính ngtử lượng trung bình của R. Câu 3. Nguyên tố Cl trong tự nhiên là một hh gồm hai đồng vị 35Cl và 37Cl .Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5.Tính phần trăm về khối lượng của 35Cl trong muối kaliclorat KClO3 . Câu 4. Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của nguyên tố Y là 28. Trong đó hạt không mang điện chiếm khoảng 35%. Hãy xác định cấu tạo hạt nhân ( số proton và nơtron), số khối A, viết cấu hình electron và gọi tên nguyên tố Y. * Bảng tuần hoàn: Câu 5. Để hòa tan hoàn toàn 1,16 g một hidroxit kim loại R hoá trị II cần dùng 1,46 g HCl. Xác định tên kim loại R, viết công thức hidroxit. Câu 6. X là nguyên tố thuộc phân nhóm chính nhóm VII. Oxit cao nhất của nó có phân tử khối là 272 đvC. a) Xác định tên X. b) Y là kim loại hóa trị II. Cho 10,08 lít khí X (đkc) tác dụng Y thu được 90 g muối. Tìm tên Y. Câu 7. Cho 3 g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Để trung hoà dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Xác định nguyên tố A . Câu 8. Oxit của R có dạng ROx có %O = a. Hợp chất khí với hidro của R có %H = b. Tỉ lệ giữa a và b bằng 10:2 Xác định R? Câu 9. Một hợp chất của Cacbon là hidro có khối lượng riêng là 2.4107 gam/lít. %H trong hợp chất là 11,11%. Tìm công thức của hợp chất. * Oxi hóa khử: Câu 10. Cho một thanh đồng vào 50 ml dd AgNO3 .Sau một thời gian lấy thanh đồng ra sấy khô cân lại thấy nặng hơn trước 2,28 g. a) Viết phương trình pư. Biểu diền các quá trình khử , oxi hóa. b) Tính lượng Ag sinh ra và nồng độ Cu(NO3)2 trong dd nhận được. Câu 11. Hòa tan m gam Zn bằng dd HNO3 0,25M (vừa đủ) thu được 0,03 mol NO và 0,02 mol NO2 và dd chứa x gam muối. a) Viết phương trình pư và các quá trình khử , oxi hóa xảy ra. b) Tính giá trị của m và x. c) Tính thể tích dd HNO3 0,25M cần dùng. Câu 12. Hỗn hợp gồm hơi S và Cl2 có thể tích là 2.912 lít ( đktc) có tỉ khối hơi so với hidro là 28. Cho hỗn hợp tác dụng với K và Mg thu được hỗn hợp muối có khối lượng là 13.64 gam. Tính % theo khối lượng của kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. Câu 13. Cho 0,48 gam Mg và 1.215 gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí X gồm 336ml khí NO và 364 ml khí Y. ( Là một trong các khí có thể cho sau đây: NO, N2O, NO2, N2). Xác định công thức của khí Y. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 4) II. Phần tự luận: Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt bằng 40, trong đó số n và số p khác nhau không quá 1 đơn vị. Tính số khối, số p, n, e và viết kí hiệu X? Viết cấu hình e và xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn. Câu 2. Cho 2,24g sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho qua ống đựng 4,2g CuO được đun nóng. Xác định khối lượng của chất rắn ở trong ống sau phản ứng. Câu 3. Hòa tan m gam Fe bằng dd HNO3 dư theo ptpư : Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O , thu được 6,72 lit khí N2 (ở đktc) và dd chứa x gam muối. a) Cân bằng phương trình , viết quá trình khử , oxi hóa xảy ra. b) Tính giá trị của m và x. c) Tính thể tích dd HNO3 1,5 M cần dùng. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 5) II. Phần tự luận : Câu 1. X+, Y- có cấu hình electron giống cấu hình của Ar. a. Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn. b. Viết công thức oxit cao nhất, hợp chất khí với hidro, và công thức hidroxit cao nhất. c. Cho 2.34 gam X tác dụng với 0.56 lít khí Y2 ( đktc). Tính khối lượng chất rắn tạo thành. Câu 2.Cho 8,5 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch HCl 36.5%, d = 1,25g/ml vừa đủ thì thu được 3.36 lít khí ( đktc). Xác định tên hai kim loại và % theo khối lượng của hai kim loại. Tính C% của dung dịch tạo thành. Nếu cho 22.5 gam hỗn hợp hai kim loại trên tác dụng với V lít dung dịch ở trên ( biết dư 20% so với lượng cần phản ứng) Tính V ? ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 6) II. Phần tự luận: Câu 1. Cho X+ và Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. a. Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn. b. Viết công thức oxit cao nhất và hợp chất với hidro, công thức hidroxit cao nhất của X, Y. c. Viết công thức cấu tạo của oxit và hidroxit của X và Y. Câu 2. Cho 16.8 gam hỗn hợp gồm hai kim loại thuộc nhóm IIA ( nằm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau) tác dụng với HCl 0.5M vừa đủ thu được 11.2 lít khí ( đktc). Xác định tên hai kim loại. Tính % khối lượng hai kim loại. Nếu cho hỗn hợp hai kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl ( ở trên) biết dư 25% so với lượng cần phản ứng. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 7) II. Phần tự luận: Câu 1. A2+ có cấu hình electron của Ne, B2- có cấu hình electron của Ar. Xác định vị trí của A và B trong bảng tuần hoàn. Viết công thức oxit cao nhất của , hợp chất với H, công thức hidroxit cao nhất của A và B. Cho hỗn hợp gồm A, B có khối lượng 2.64 gam( tỉ lệ mol A : B là 1:2). Cho hỗn hợp tác dụng với H2SO4 đặc dư, tính thể tích khí SO2 tạo thành. Câu 2. Cho 10.1 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm( liên tiếp nhau) tác dụng với 90.2 gam nước thoát ra 3.36 lít khí H2 ( đktc). Xác định tên hai kim loại. Tính C% của dung dịch tạo thành. Cần dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 1M đê trùn hóa hết dung dịch tạo thành. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 8) II. TỰ LUẬN: Câu 1: Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo ppháp thăng bằng electron, xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử 1. Al + H2SO4 (đặc) Al2(SO4)3 + SO2 + H2O 2. H2S + O2 ® SO2 + H2O Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B thuộc nhóm IA, có chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn hóa học. Cho 38,2 gam X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 6,72 lít CO2 (đktc). a. Xác định 2 kim loại. b. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 9) II.TỰ LUẬN : Câu 1 : Cân bằng các phương trình sau theo phương pháp thăng bằng electron, xác định chất oxi hóa, chất khử, quá trình oxi hóa, quá trình khử : a. Cl2 + KOH KClO3 + KCl + H2O b. HNO3 + H2S ® NO + S + H2O Câu 2: Khi cho 4,6 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước thì có 2,24 lít khí H2 thoát ra ở đktc Hãy cho biết tên kim loại kiềm đó? Tính V H2SO4 0,5 M cần để trung hòa hết dd sau phản ứng ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 10) II.Tự luận: Bài 1: Nguyên tố R thuộc nhóm VIIA. Tỉ lệ khối lượng mol giữa hợp chất khí với hiđro và oxit cao nhất của R là 73 : 366. Xác định nguyên tử khối của R. Bài 2: Cân bằng các phương trình oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Xác định chất khử , chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hoá. a. Cu + H2SO4 ® CuSO4 + SO2 + H2O. b. Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + N2O + H2O. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 10) II. Tự luận: Câu1: (2đ) Cân bằng các phản ứng oxi hóa- khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. a/ P + H2SO4 → H3PO4 + NO2 + H2O b/ FeCO3 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + CO2+ H2O Câu 2:(2đ) Hòa tan hoàn toàn 23,4g kim loại A hóa trị I vào 227,2 gam nước thấy có 6,72 lít khí H2 thoát ra ở đktc. a. Tìm nguyên tử khối của kim loại trên. b. Tính nồng độ % của chất tan trong dd thu được. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 10) II. Phần tự luận: 4 ĐIỂM Câu 1( 2đ) Cân bằng các phương trình phản ứng hóa học theo phương pháp cân bằng electron. a. HCl + K2Cr2O7 à KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O. b. Cu + HNO3 à Cu(NO3)2 + NO + H2O Câu 2. Cho 13,9g hỗn hợp gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm A, B ỏ 2 chu kì liên tiếp trong BTH tác dụng với HCl dư thì thu được 2,464 lít khí CO2 ( đktc). a. Xác định công thức của hai kim loại A và B. b. Tính khối lượng từng muối trong hỗn hợp ban đầu. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 11) II. Tự luận: (4đ) Câu 1: cân bằng các pt sau, xác định chất khử, chất oxi hóa P + H2 SO4 → H3PO4 + SO2 +H2O. KMnO4 + Zn + H2SO4 → MnSO4 + ZnSO4 + K2SO4 + H2O Câu 2: (2đ) Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam hỗn hợp hai kim loại A, B thuộc nhóm IA và thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào dung dịch HCl vừa đủ thoát ra 2,24 lít khí H2 ( đktc). Xác định tên hai kim loại A, B. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. (Cho Li =7, Na =23, K =39, Rb =86 ) ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 12) B. Phần tự luận: Câu 1. Cân bằng phương trình phản ứng hóa học sau theo phương pháp cân bằng electron: a). Ca3(PO4)2 + C + SiO2 à CaSiO3 + P + CO b). Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2S + H2O. Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam oxit của kim loại ( trong đó % = 30%) vào 76,65 gam dung dịch HCl 20%. a. Xác định công thức oxit kim loại. b. Tính C% của dung dịch tạo thành sau phản ứng. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 13) II. Tự luận: (4đ) Câu 1: (2đ) Xác định chất khử, chất oxi hóa, và cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp cân bằng electron: a. K2MnO4 + FeSO4 + H2SO4 → MnSO4 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + H2O b. MnO2 + HCl ® MnCl2 + Cl2 + H2O Câu 2: (2đ) Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp gồm hai kim loại A, B thuộc nhóm IIA và thuộc hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 4,48 lít khí H2 ( đktc). Xác định hai kim loại A, B. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. (Cho Be =9, Mg =24, Ca =40, Sr =88) ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 14) II. Phần tự luận: Câu 1. Cân bằng các phương trình phản ứn sau theo phương pháp cân bằng electron: a).Cr2O3 + KNO3 + KOH ® K2CrO4 + KNO2 + H2O b) KMnO4 + HCl → MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O Câu 2. Hòa tan31.1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại thuộc nhóm IA ( thuộc hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn) vào dung dịch H2SO4 vừa đủ thoát ra V lít khí ( đktc) và dung dịch có khối lượng tăng thêm 10.3 gam. a. Xác định công thức của hai muối ban đầu. b. Tính C% của các chất trong dung dịch Y. ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( ĐỀ SỐ 15) B. Phần tự luận: Câu 1. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp cân bằng electron. a) KMnO4 + H2O2 → MnO2 + O2 + KOH + H2O b) SO2 + KMnO4 + H2O → H2SO4 + MnSO4 + K2SO4 Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 7,04 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại nhóm IIA liên tiếp nhau vào dung dịch HCl 18% thu được 3.52 gam CO2. a. Tìm công thức hai muối và tính khối lượng từng muối trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính nồng độ C% của dung dịch sau phản ứng biết lượng axit đã dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng. ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 (ĐỀ SỐ 16) Câu 1: (2 điểm) Cho X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 chu kì ở 2 nhóm A kế tiếp có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 23 ( Biết ZX < ZY).Xác định vị trí của X , Y trong bảng tuần hoàn. Câu 2: (2điểm) a) viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất: N2, NH3 b) Giải thích sự hình thành liên kết ion được tạo thành từ các nguyên tử : Natri và oxi , Canxi và clo . Câu 3: (2 điểm) Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong : Cu2+; O2; N2O; HNO3; SO42-; Al2O3; HBr; NH3 Câu 4: (4 điểm) Cho 16,3 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại thuộc nhóm IA và ở 2 chu kì kế tiếp vào H2O dư thu được 5,6 lít H2 ở đktc và dung dịch X a, Xác định tên kim loại và tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. b, Tính thể tích dung dịch HCl 2M tác dụng vừa đủ với dung dịch X (Biết Li = 7 ; Na = 23 ; K = 39) ----- Hết ----- ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1(ĐỀ SỐ 17) Câu 1: (2 điểm) Nguyên tử nguyên tố X có tổng các loại hạt (p,n,e) là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. a) Xác định số khối của X. Viết ký hiệu nguyên tử nguyên tố X b) Viết cấu hình e của nguyên tử X. X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Câu 2: (2 điểm) anion X– và cation R2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6 . a) Viết cấu hình e của nguyên tử X và R b) Giải thích sự hình thành liên kết giữa X và R Câu 3: (2điểm) Brom có 2 đồng vị và . Khối lượng nguyên tử trung bình của Clo là 79,9. Tính thành phần % số nguyên tử của mỗi đồng vị . Câu 4: (4 điểm) Cho 16,2 gam kim loại X thuộc nhóm III A vào 400g dung dịch HCl 20%, sau phản ứng thu được dung dịch A và 20,16 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. a) (2điểm) Xác định kim loại X b) (2điểm) Tính C% các chất thu được trong dung dịch A (Cho O=16; H=1; Ca=40; Mg=24; Fe = 56; N=14,Cl= 35,5; S=32; Al=27) --- HẾT --- ĐỀ ÔN THI HỌC KÌ 1 (ĐỀ SỐ 18) PHẦN CHUNG (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Nguyên tử R có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 46. Trong đó, số electron ở các phân lớp p là 9. Viết kí hiệu nguyên tử R. Câu 2: (2 điểm) Cho các nguyên tố X, Y, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12, 20, 7. a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của X, Y, T trong bảng hệ thống tuần hoàn (không giải thích). b) So sánh tính kim loại của X và Y. Giải thích ngắn gọn. Câu 3: (2 điểm) a) Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: K2S, Al2O3. b) Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau: CO2, NH3. c) Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử tạo bởi kim loại kali (có 1 electron ở lớp ngoài cùng) và phi kim nitơ (có 5 electron ở lớp ngoài cùng). d) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của phân tử C2H2. Câu 4: (2 điểm) Xác định chất khử, chất oxi hoá và cân bằng các phản ứng oxi hoá – khử sau theo phương pháp thăng bằng electron: a) HNO3 + H2S → S + NO + H2O b) FeO + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O B. PHẦN RIÊNG (3 điểm) Dành cho lớp các lớp học chương trình chuẩn Câu 5: (3 điểm) Cho 5,94 gam một kim loại R thuộc nhóm IIIA vào dung dịch HCl dư đến khi phản ứng hoàn toàn thì thu được 7,392 lít khí H2 (đktc). a) Xác định kim loại R. b) Nếu cho 8,1 gam kim loại R trên vào 400 gam dung dịch H2SO4 12,25% thì đến khi phản ứng kết thúc ta thu được V lít khí H2 thoát ra (đktc) và dung dịch X. - Tính giá trị của V. - Tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/l các chất trong dung dịch X biết dung dịch X có khối lượng riêng là 1,131 g/ml. (Cho Na = 11; Mg = 24; Al = 27; Ca = 40; Ga = 70; Ba = 137; O = 16; H = 1; P = 31; S = 32; Cl = 35,5) ------------HẾT------------
Tài liệu đính kèm: