ÔN TẬP HÓA VÔ CƠ 4 (trích đề thi thử THPT QG 2016) Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 1,95 mol B. 0,19 mol C. 1,8 mol D. 0,18 mol Câu 2: Hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Ca và CaO. Hòa tan 10,72 gam X vào dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,248 lit khí (đktc) và dung dịch Y. Trong Y có 12,35 gam MgCl2 và x gam CaCl2. Giá trị x là A. 33,3 B. 15,54 C. 13,32 D. 19,98 Câu 3:Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 6,72. B. 8,96. C. 4,48. D. 10,08 Câu 4: Dùng dung dung nào dưới đây có thể phân biệt 3 dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn sau: (NH4)2SO4 ; NH4Cl ; Na2SO4. A. BaCl2 B. Ba(OH)2 C. NaOH D. AgNO3 Câu 5: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 61,375. B. 64,055. C. 57,975. D. 49,775. Câu 6: Cho 13,14 gam bột Cu vào 250 ml dd AgNO3 0,6M, sau một thời gian phản ứng thu được 22,56g hỗn hợp chất rắn X và dd B. Lọc tách X rồi thêm 15,85g bột kim loại M vào B, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 17,755g chất rắn Z. Kim loại M là: A. Zn B. Mg C. Pb D. Fe. Câu 7: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Nung 54,75 gam hỗn hợp X trong điều kiện không có không khí một thời gian thu được hỗn hợpY. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NaOH loãng nóng dư,thấy có 21,6 gam chất rắn không tan và đồng thời có 0,84 lít khí thoát ra ở đkc. Phần 2: Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (đkc). Tính V? A. 3,92 lít. B. 3,08 lít. C. 2,8 lít. D. 5,04 lít. Câu 8: Cho mô hình thí nghiệm điều chế và thu khí như hình vẽ sau: Phương trình hóa học nào sau đây không phù hợp với hình vẽ trên? A. B. C. D. Câu 9 : Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 14,16 gam X? A. 10,56 gam B. 7,68 gam C. 3,36 gam D. 6,72 gam Câu 10: Để hòa tan hoàn toàn 19,225g hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800ml dd HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 ( trong đó số mol của N2O và NO2 bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 62,55% B. 37,45% C. 9,42% D. 90,58% Câu 11: Cho 29,8 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào 600 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và 30,4 gam hỗn hợp kim loại. Phần trăm về khối lượng của Fe trong hỗn hợp ban đầu gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 56,37%. B. 64,42%. C. 43,62%. D. 37,58%. Câu 12: Nung nóng hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong môi trường không có không khí (xảy ra phản ứng nhiệt nhôm, hiệu suất 100%). Các chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư), thu được 6,72 lít khí H2 (đktc), cũng lượng chất này nếu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 26,88 lít khí H2 (đktc). Khối lượng bột nhôm và Fe3O4 trong hỗn hợp đầu lần lượt là A. 27 gam và 69,6 gam. B. 54 gam và 69,6 gam. C. 27 gam và 34,8 gam. D. 54 gam và 34,8 gam. Câu 13: Cho hình vẽ bên dưới minh họa việc điều chế khí Y trong phòng thí nghiệm Khí Y có thể là khí nào dưới đây A. O2. B. Cl2. C. NH3. D. H2. Câu 14. Hỗn hợp X gồm hai muối R2CO3 và RHCO3. Chia 44,7 gam X thành ba phần bằng nhau. Phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 gam kết tủa. Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 7,88 gam kết tủa. Phần ba tác dụng tối đa với V ml dung dịch KOH 2M. Giá trị của V gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 175 ml B. 200 ml C. 110 ml D. 70 ml Câu 15: Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là A. 8,43%. B. 8,79%. C. 8,92%. D. 8,56%. Câu 16: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có tổng khối lượng là 83,68 gam. Nhiệt phân hoàn toàn X thu được 17,472 lít O2 (đktc) và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Y tác dụng vừa đủ 0,36 lít dung dịch K2CO3 0,5M thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KClO3 trong X gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 47,62%. B. 58,55%. C. 81,37%. D. 23,51%. Câu 17: Cho phương trình phản ứng aFe(NO3)2 + bKHSO4→ xFe(NO3)3 + yFe2(SO4)3 + zK2SO4 + tNO + uH2O Trong đó a, b, x, y, z, t, u là bộ hệ số nguyên dương, tối giản của phương trình. Tổng a + b là A. 27. B. 21. C. 43. D. 9. Câu 18. Cho 3,48 gam Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. giá trị của m gần với giá trị nào sau đây nhất? A. 16,08. B. 14,48. C. 18,32. D. 18,03. Câu 19: Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn dư 0,7 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, khối lượng muối khan thu được là: A. 54,45 gam. B. 68,55 gam. C. 75,75 gam. D. 89,70 gam. Câu 20. Hòa tan hoàn toàn 1,44 g một kim loại hóa trị II bằng 250 ml H2SO4 0,3 M (loãng). Muốn trung hòa axit dư trong dung dịch sau phản ứng phải dùng 60 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Kim loại đó là: A. Cu B. Ca C. Zn D. Mg
Tài liệu đính kèm: