Đề ôn tập hóa 12 thi học kì I

docx 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1168Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập hóa 12 thi học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập hóa 12 thi học kì I
ĐỀ ÔN TẬP HÓA 12 THI HKI
Câu 1: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol etylic.	B. ancol metylic.	C. etylen glicol.	D. glixerol.
Đa: D
Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 5,2.	B. 3,4.	C. 3,2.	D. 4,8.
Đa: B
HD: nHCOOC2H5= nHCOONa = 0,05 mol => mmuối = 0,05.68 = 3,4 gam
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc một?
A. CH3NHCH3.	B. (CH3)3N.	C. CH3NH2.	D. CH3CH2NHCH3.
Đa: C
Câu 4: Amino axit X trong phân tử có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 26,7gam X phản ứng với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch chứa 37,65gam muối. Công thức của X là
A. H2N-[CH2]4-COOH.	B. H2N-[CH2]2-COOH.	
C. H2N-[CH2]3-COOH.	D. H2N-CH2-COOH.
Đa: B
HD: Bảo toàn khối lượng: mHCl => nHCl = nX = 0,3 mol => MX = 26,7/0,3 = 89 chọn B
Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là 
A. HCOOCH2CH2CH2OOCH. 	B. HCOOCH2CH2OOCCH3 . 
C. CH3COOCH2CH2OOCCH3 . 	D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH.
Đa: D
Y có phản ứng tráng Ag => Loại C 
Z hòa toan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam => Loại A 
MZ = 7,6 : 0,1 = 76 = R + 17×2 => R = 42 ( C3H6) => Đáp án D
Câu 6: Axit nào sau đây là axit béo? 
A. Axit axetic 	B. Axit glutamic 	C. Axit stearic 	D. Axit ađipic
Đa: C
Câu 7: Kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở nhiệt độ thường 
A. Na 	B. Fe 	C. Mg 	D. Al
Đa: A
Na tan hết trong nước dư ở t0 thường => Đáp án A 
Na + H2O → NaOH + ½ H2↑ 
Mg tác dụng với H2O ở t0 cao 
Al tác dụng với H2O tạo Al(OH)3 bám lên bề mặt Al nên phản ứng dừng lại ngay 
Fe không tác dụng với H2O ở t0 thường (>5700C tạo FeO) ; (<5700C tạo Fe3O4)
Câu 8: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng giữa axit teraphtalic với chất nào sau đây? 
A. Etylen glicol 	B. Etilen 	C. Glixerol 	D. Ancol etylic
Đa:A
Câu 9: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6 . Nguyên tố X là
A. Ne (Z = 10) 	B. Mg (Z = 12) 	C. Na (Z = 11) 	D. O (Z = 8)
Đa: B
Câu 10: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất
X
Y
Z
T
Nhiệt độ sôi (0C)
182
184
-6,7
-33,4
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 
6,48
7,82
10,81
10,12
Nhận xét nào sau đây đúng? 
A. Y là C6H5OH. 	B. Z là CH3NH2 	C. T là C6H5NH2 	D. X là NH3 
Giải : 
pH tăng dần => tính bazơ tăng dần : X (C6H5OH) < Y (C6H5NH2 ) <T(NH3)< Z(CH3NH2 ) 
=> Đáp án B
Câu 11: Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là 
A. 9. 	B. 6. 	C. 7. 	D. 8.
Đa: C
Câu 12: Glucozơ và fructozơ đều 
A. có công thức phân tử C6H10O5. 	B. có phản ứng tráng bạc. 
C. thuộc loại đisaccarit. 	D. có nhóm –CH=O trong phân tử.
Đa: B
Câu 13: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin? 
A. 8. 	B. 5. 	C. 7. 	D. 6.
Đa: D
Ala-Ala-Gly ; Ala-Gly-Ala ; Ala-Gly-Gly ; Gly-Gly-Ala ; Gly-Ala-Gly ; Gly-Ala-Ala ;
Câu 14: Cho 0,02 mol -amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67gam muối. Công thức của X là
A. CH3CH(NH2)-COOH	B. HOOC- CH2CH(NH2)-COOH 
C. HOOC- CH2CH2CH(NH2)-COOH	D. H2N- CH2CH(NH2)-COOH
Đa: C
Câu 15: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 8. Nguyên tố X là 
A. O (Z=8) 	B. Cl (Z=17) 	C. Al (Z=13) 	D. Si (Z=14)
Đa: D 
Câu 16: Thủy phân 37gam este cùng công thức phân tử C3H6O2 bằng dung dịch NaOH dư. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp ancol Y và chất rắn khan Z. Đun nóng Y với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 14,3 gam hỗn hợp các este. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong Z là
A. 40,0gam	B. 42,2gam	C. 38,2gam	D. 34,2gam
Đa: C
Câu 17: Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N? 
A. 3 	B. 2 	C. 5 	D. 4
Đa: A
Câu 18: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là 
A. saccarozơ 	B. glucozơ 	C. xenlulozơ 	D. tinh bột
Đa:B
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần từ Li đến Cs. 
B. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ 
C. Các kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn hơn so với các kim loại cùng chu kì 
D. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim
Đa: A
Câu 20: Polime nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?
A. Nilon-6,6 	B. Polietilen 	C. Poli(vinyl clorua) 	D. Polibutađien
Đa: A
Câu 21: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng 
B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím 
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím 
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng
Đa: D
Câu 22: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 15,0	B. 18,5	C. 45,0	D. 7,5
Đa: A
HƯỚNG DẪN GIẢI
Số mol glucozơ bằng nữa số mol ancol etylic
Câu 23: Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 29,9	B. 24,5	C. 19,1	D. 16,4
Đa: B
HƯỚNG DẪN GIẢI
Phương pháp cộng gộp :
Câu 24: Cho 1,37gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được là
A. 3,31 gam	B. 2,33 gam	C. 1,71 gam	D. 0,98 gam
Đa: A
HƯỚNG DẪN GIẢI
Số mol Ba=0,01; số mol CuSO4=0,01=> 2 kết tủa BaSO4 và Cu(OH)2
khối lượng kết tủa= 0,01×98+0,01×233=3,31
Câu 25: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na( Z = 11) là
A. 1s22s22p53s2	B. 1s22s22p43s1	C. 1s22s22p63s2	D. 1s22s22p63s1
Đa: D
Câu 26: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. etylen glicol và hexametylenđiamin	B. axit ađipic và glixerol
C. axit ađipic và etylen glicol.	D. axit ađipic và hexametylenđiamin
Câu 27: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. glyxin.	B. metylamin.	C. axit axetic.	D. alanin.
Đa: B
Câu 28: Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
 A. 27,6.	B. 4,6.	C. 14,4.	D. 9,2.
Đa: D
m=0,1´92=9,2
Câu 29: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột	B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ	
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ	D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ
Đa: B
Câu 30: Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại: Al3+/Al; Fe2+/Fe, Sn2+/Sn; Cu2+/Cu. Tiến hành các thí nghiệm sau:
Cho sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.
Cho đồng vào dung dịch nhôm sunfat.
Cho thiếc vào dung dịch đồng(II) sunfat.
Cho thiếc vào dung dịch sắt(II) sunfat.
Trong các thí nghiệm trên, những thí nghiệm có xảy ra phản ứng là:
A. (b) và (c)	B. (a) và (c)	C. (a) và (b)	D. (b) và (d)
Đa: B
Câu 31: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, 
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A.4	B.1	C. 2	D.3
Đa: C
Câu 32: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.	B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl	D. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng
Đa: B
Câu 33: Số proton và số nơtron có trong một nguyên tử nhôm () lần lượt là 
A. 13 và 13.	B. 13 và 14.	C. 12 và 14.	D. 13 và 15.
Đa : B
Câu 34: Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là 
A. 3.	B. 5.	C. 2.	D. 4.
Chọn D
C6H5CH2-NH2, CH3-C6H4-NH2 (3 đồng phân o,m,p)
Vậy có 4 amin bậc 1
Câu 35: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?	
A. Xenlulozơ 	B. Glucozơ 	C. Saccarozơ	D. Amilozơ
Chọn C.
Câu 36: Khi hòa tan hoàn toàn m gam mỗi kim loại vào nước dư, từ kim loại nào sau đây thu được thể tích khí H2 (cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là nhỏ nhất?	
A. Na	B. Ca	C. K	D. Li.
	Lời giải 
M càng lớn thì số mol càng bé => hoặc C hoặc B
Chọn 39 gam => nH2 = 39: 39 : 2 = 0,5 mol (theo K); còn n H2 (theo Ca) = 39 : 40 = 0,975 mol.
Vậy K là ít nhất.
Đa : C
Câu 37: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nilon-6, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron	B. tơ visco và tơ nilon-6
C. sợi bông, tơ visco và tơ nilon-6	D. sợi bông và tơ visco
Chọn D.
Câu 38: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những hợp chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 B. Mg(HCO3)2, CaCl2 	C. CaSO4, MgCl2	D. Ca(HCO3)2, MgCl2
Chọn A. (nước cứng tạm thời)
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
	(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic => sai (sobitol)
	(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
	(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. => sai tơ axetat mới là nhân tạo
	(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết a-1,4-glicozit => sai có thêm a-1,6-glicozit
	(e) Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
	(f) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
	Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Có 3 phát biểu đúng là (b) , (e) , (f) 	Chọn B
Câu 40: Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch trong dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc? 
A. Mantozơ	B. Glucozơ	C. Fructozơ	D. Saccarozơ

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_thi_hoa_hk1_lop_12_co_dap_an_chi_tiet.docx