ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 LÊN 3 MỤC TIÊU. Giúp các em học sinh: Ôn tập lại các kiểu câu đã học: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Ôn tập về nhận biết các từ chỉ sự vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm, tính chất. Ôn tập lại cách nói – đáp lời cảm ơn, xin lỗi; đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp. Ôn lại cách sử dụng một số dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Ôn tập về từ trái nghĩa. Luyện tập về cách viết đúng các từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng l / n, s / x, Ôn tập lại cách nhận biết bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Để làm gì? Ôn lại cách viết đoạn văn ngắn 5 – 7 câu theo các chủ đề. HỆ THỐNG BÀI TẬP. ĐỀ SỐ 1 Bài 1. Khoanh tròn vào các từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau và cho biết các từ ấy là nhóm từ chỉ gì? ( chỉ người; chỉ đồ vật; con vật hay chỉ cây cối). a. ông bà, giáo viên, học sinh, bác sĩ, chị, anh, nhím, đội viên. b. bàn, gương, lược, tủ, sách, bát, hoa hồng, thước kẻ, ấm điện, tủ lạnh. c. sơn ca, voi, bói cá, khỉ, rô phi, tủ li, ngỗng, dê, gà, bò, đà điểu. d. mít, bạch đàn, phượng vĩ, xà cừ, cá trắm, xoan, sầu riêng, mận, hồng xiêm. Bài 2. Em hãy nhóm các từ sau theo các nhóm từ chỉ sự vật, từ chỉ hoạt động, từ chỉ đặc điểm cho các từ sau: giáo viên, dạy học, chăm chỉ, bác sĩ, y tá, chạy, cây bàng, đỏ, sợ hãi, cao vút, thân thiết, đẩy xe, lái xe, sửa xe, xe đẩy, con chim, xanh lè, đèn chụp, đội mũ, nghe đài, viết bài, đôi giày, sợi dây, chăm chỉ, lười biếng, bạn Lan, kính cẩn, yêu thương. Bài 3. Xác định kiểu câu tương ứng với từng câu: A. Mẹ em là bác sĩ. B. Bố em xây nhà. C, Đàn trâu chậm chạp về làng. D, Chú chim hót trong lồng. E, Cái chậu sứ bị vỡ làm đôi. G, Bóng đèn làm cho ngôi nhà sáng hẳn. H, Chú Tư lái xe đón em. K, Ngôi nhà cao quá. L, Bà em nhai trầu. M, Minh là học sinh ngoan. Bài 4. Tìm 5 từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau: Ngày xưa, ở một gia đình kia có ba anh em trai. Vâng lời cha mẹ, họ ra đi để tự kiếm sống trong một thời gian. Sau một năm, họ trở về. Ai cũng mang về một món quà quý. Người anh thứ hai và người em út biếu cha mẹ nhiều ngọc ngà châu báu. Người anh cả khoác về một bao tải nặng, không biết ở trong đựng những gì. Bài 5. Tìm 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau: Mẹ Thắng vẫn ngồi cặm cụi làm việc. Chiều nay trời trở rét. Mẹ cố may cho xong tấm áo để ngày mai Thắng có thêm áo ấm đi học. Chốc chốc, Thắng trở mình, mẹ dừng mũi kim, đắp lại chăn cho Thắng ngủ ngon. Bài 6. Tìm 5 từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn sau: Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim .Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm .Thế mà cái chân ấy rất nhanh nhẹn , được việc . Hai chiếc cánh nhỏ xíu mà xoải nhanh vun vút .Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại .Thế mà quý lắm đấy .Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt . Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong hốc cây hay trong thân cây vừng mảnh dẻ , ốm yếu. Bài 7. Đáp lời cảm ơn phù hợp với từng tình huống sau: A, Mẹ mua cho em một chiếc bút mực mới rất đẹp. B, Bác hàng xóm mang sang cho em một quả xoài. C, Bạn nhặt được và trả lại cho em chiếc bút mà em làm rơi khi ra chơi. Bài 8. Viết một đoạn văn ngắn 5 – 7 câu nói về một người thân trong gia đình em. ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Điền dấu chấm; dấu phẩy hoặc dấu chấm than và ô trống trong mẩu truyện sau: Một ngày kia khi gà nhỏ đang kiếm ăn trong rừng bất ngờ bị một quả dâu rơi trúng đầu Gà nhỏ hốt hoảng hét toáng lên: - Cứu tôi với Cứu tôi với! Trời sập rồi bà con ơi Tôi phải đi tâu với nhà vua ngay lập tức Dọc đường gà nhỏ gặp gà mái Penny Gà mái Penny hỏi: - Này, chị gà nhỏ Chị đi đâu mà vội vã vậy? - Ôi Trời sắp sập rồi. Chính mắt tôi trông thấy chính tai tôi nghe thấy Một phần bầu trời còn rớt trúng đầu tôi đây này - Thật là kinh khủng kinh khủng! - Gà mái Penny cục ta cục tác. - Chạy mau thôi! Câu 2: Chọn từ trái nghĩa tương ứng với các từ sau: Khỏe >< Cao >< Nặng >< Đắt >< Câu 3: Tìm từ chỉ đặc điểm (tính cách) của người trong các từ sau: Lao động, sản xuất, chiến đấu, cần cù, tháo vát, khéo tay, lành nghề, thông minh, sáng tạo, cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, nghiên cứu, dịu dàng, tận tụy, chân thành, khiêm tốn, nóng nảy, chịu khó, quan tâm, thật thà, học hỏi, học tập, chăm chỉ. Câu 4: Chọn tiếng phù hợp. 1, chiều hay triều: buổi .. thủy .. đình đổi .. chuộng 2, ch hay tr: Con im cây .úc .úm .ím bất .ắc vỏ .ấu 3, s hay x: chim ẻ mua .ắm màu .anh chung ức .ích đu 4, l hay n: o ắng cân .ặng im .ặng .ỗ lực ôi kéo Câu 5. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai? ( con gì? ), gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì? Minh là học sinh lớp 2. Lan là học sinh có năng khiếu ca hát. Mẹ em là bác sĩ. Cô và mẹ là hai cô giáo. Xuân Mai là ca sĩ nhí mà em thích. Bác Tiến là bảo vệ ở trường em. Nam là bạn thân của em. Con trâu là tài sản lớn của bác nông dân. Khỉ là loài vật thích leo trèo. Cô Lan là cô giáo cũ của em. Câu 6. Tìm các câu kiểu Ai làm gì? trong đoạn văn sau. Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai?, gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì? Chiều hôm ấy, tôi ghé vào cửa hàng mua sách. Lan gánh nước đi qua. Nhìn thấy tôi, bạn đi như chạy. Bỗng Lan trượt chân ngã lăn cùng hai xô nước. Một bà béo chạy lại quát ầm ĩ. Lan ôm mặt khóc rồi chạy như bị ma đuổi. Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn 5 – 7 câu viết về một loài hoa hoặc cây hoa mà em thích nhất. Hướng dẫn làm cho ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Một ngày kia, khi gà nhỏ đang kiếm ăn trong rừng bất ngờ bị một quả dâu rơi trúng đầu. Gà nhỏ hốt hoảng hét toáng lên: - Cứu tôi với! Cứu tôi với! Trời sập rồi bà con ơi! Tôi phải đi tâu với nhà vua ngay lập tức! Dọc đường, gà nhỏ gặp gà mái Penny. Gà mái Penny hỏi: - Này, chị gà nhỏ! Chị đi đâu mà vội vã vậy? - Ôi! Trời sắp sập rồi. Chính mắt tôi trông thấy, chính tai tôi nghe thấy. Một phần bầu trời còn rớt trúng đầu tôi đây này. - Thật là kinh khủng, kinh khủng! - Gà mái Penny cục ta cục tác. - Chạy mau thôi!
Tài liệu đính kèm: