TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ NGUỒN KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 DUYÊN HẢI TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP NĂM HỌC 2010 - 2011 Câu 1: X là nguyên tố thuộc nhóm A, hợp chất với hidro có dạng XH3. Electron cuối cùng trên nguyên tử X có tổng 4 số lượng tử bằng 4,5. Xác định nguyên tố X, viết cấu hình electron của nguyên tử. Ở điều kiện thường XH3 là một chất khí. Viết công thức cấu tạo, dự đoán trạng thái lai hoá của nguyên tử trung tâm trong phân tử XH3, oxit bậc cao nhất, hidroxit bậc cao nhất của X. Câu 2: Xe tạo được nhiều hợp chất trong đó có XeF2; XeF4; và XeO3 1. Vẽ cấu trúc Lewis của mỗi phân tử. 2. Mô tả dạng hình học của mỗi hợp chất bao gồm cả các góc liên kết. 3. Trình bày và giải thích phân tử nào là phân tử phân cực hay không phân cực. 4. Giải thích vì sao các hợp chất này rất hoạt động Câu 3: Bêtông được hình thành từ một hỗn hợp của ximăng, nước, cát và đá nhỏ. Ximăng chứa chủ yếu canxi silicat và canxi aluminat được sinh ra bằng cách đun nóng và nghiền nhỏ hỗn hợp đất sét và đá vôi. Bước tiếp theo trong việc sản xuất ximăng là thêm một lượng nhỏ thạch cao CaSO4.2H2O để làm tăng cường độ cứng của bêtông. Bước cuối cùng ta nâng nhiệt độ lên nhưng có thể nhận được sản phẩm không mong muốn hemihydrat CaSO4.0,5H2O theo phản ứng: CaSO4.2H2O(r) CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O Các giá trị nhiệt động cho dưới đây: (biết P = 1,00bar) ∆Hosinh(kJ/mol) So(J.K-1.mol-1). CaSO4.2H2O9(r) -2021,0 194,0 CaSO4.0,5H2O(r) -1575,0 130,5 H2O(h) -241,8 188,6 R = 8,314J.mol-1K-1 = 0,08314bar.mol-1.K-1. 0oC = 273,15K a. Tính ∆Ho (kJ) cho phản ứng chuyển 1,00kg CaSO4.2H2O(r) thành CaSO4.0,5H2O(r). Phản ứng này thu nhiệt hay tỏa nhiệt? b. Tính áp suất cân bằng (bar) của hơi nước trong bình kín chứa CaSO4.2H2O(r), CaSO4.0,5H2O(r) và H2O(h) ở 25oC. c. Tính nhiệt độ để P(H2O)(cb) = 1,00 bar trong hệ ở câu b. Giả sử ∆Ho và ∆So là hằng số Câu 4: Cho dung dịch CH3COOH 0,1M (Ka = 1,75 . 10-5) 1. Tính pH, độ điện li α và nồng độ các ion trong dung dịch. 2. Tính pH của dung dịch hỗn hợp CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M. Câu 5: Cho cốc thủy tinh thứ nhất chứa dung dịch hỗn hợp KMnO4 0,02M, MnSO4 0,005M và H2SO4 0,5M; cốc thứ hai chứa dung dịch hỗn hợp FeSO4 0,15M và Fe2(SO4)3 0,0015M. Đặt điện cực platin vào mỗi cốc và nối hai cốc với nhau bằng cầu muối. Nối các điện cực với nhau qua một Vol kế. Giả thiết rằng H2SO4 điện li hoàn toàn và thể tích dung dịch trong mỗi cốc bằng nhau. Cho và . a) Tính thế mỗi điện cực trước khi phản ứng xảy ra. Viết sơ đồ pin và tính hiệu thế pin. b) Tính hằng số cân bằng và thế mỗi điện cực tại cân bằng. Câu 6: Cho 50 gam dung dịch muối MX (M là kim loại kiềm, X là halogen) 35,6% tác dụng với 10 gam dung dịch AgNO3 thu được một kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch nước lọc. Biết nồng độ MX trong dung dịch nước lọc bằng 5/6 lần nồng độ MX trong dung dịch ban đầu. Xác định công thức muối MX. Câu 7: Hãy cho biết và mô tả cấu trúc ( hình vẽ công thức Lewis) các hợp chất từ A đến D trong sơ đồ chuyển hóa dưới đây với giả thiết thích hợp. Có thể tham khảo các giả thiết cho thêm dưới đây: Hợp chất A là chất lỏng màu vàng chứa 52.5% Cl và 47.5% S. Hợp chất B là chất lỏng màu đỏ, dễ hút ẩm. Hợp chất C là chất lỏng không màu chứa 59.6% Cl, 26.95% S và 13.45% O. Hợp chất D có khối lượng mol phân tử tương đối là 134.96 g mol–1. Hợp chất D có thể thu được bằng phản ứng trực tiếp của C với O2. S A B C + D. Câu 8: Giá trị pH trong dung dịch đơn axit hữu cơ RH nồng độ 0,226 % là 2,536. Sau khi pha loãng gấp đôi dung dịch trên thì pH dung dịch đo được là 2,692. Tính hằng số phân li axit của RH và xác định nồng độ mol của axit trong dung dịch gốc. Xác định khối lượng phân tử và công thức hoá học của axit, biết tỉ khối của dung dịch ban đầu là 1 g/cm3. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,100M cần thiết để trung hoà hết 100,00ml dung dịch gốc. Tính pH của dung dịch thu được sau phản ứng. Hãy rút ra phương trình đánh giá cận trên và cận dưới của độ biến đổi pH sau khi pha loãng n lần dung dịch đơn axit bất kì. Khi tính, không kể đến sự phân li của nước. Câu 9: Bảng hệ thống tuần hoàn hiện nay có 118 nguyên tố. Nguyên tố 118 được hình thành khi bắn phá hạt nhân nguyên tố californi-249 bằng hạt nhân canxi - 48. Nguyên tố 118 phân rã . 1. Viết phương trình phản ứng tổng hợp và phân rã của nguyên tố 118. 2. Viết cấu hình electron của nguyên tố 118. Từ đây cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. 3. Dựa vào cấu trúc nguyên tử và tính chất của các nguyên tố cùng nhóm (xem bảng bên dưới ) hãy dự đoán các tính chất sau đây của nguyên tố 118. a. Điểm nóng chảy. b. Điểm sôi. c. Bán kính nguyên tử. d. năng lượng ion hoá. e. Công thức của oxít ứng với trạng thái oxi hoá cao nhất của nguyên tố. Z 18 36 54 86 Tnch, K 84 116 161 202 Ts , K 87 120 165 211 r, nm 0,097 0,110 0,130 0,145 Jl, W 15,8 14,0 12,1 10,7 Cho biết A (118)=294 Câu 10: 1. Cho 64,4 gam một hỗn hợp NO2 và N2O4 vào 1 bình chân không có thể tích 15lit và nhiệt độ cố định 300K. Tính áp suất trong bình khi có cân bằng. 2. Áp suất trong bình sẽ bằng bao nhiêu nếu ta thêm vào 56gam Ar Cho biết: Điều kiện tiêu chuẩn: P0 = 1,0000.105Pa; T = 298K HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1: a/ Với hợp chất hidro có dạng XH3 nên X thuộc nhóm IIIA hoặc nhóm VA. TH1: X thuộc nhóm IIIA, ta có sự phân bố e theo obitan: . Vậy e cuối cùng có: l=1, m=-1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5 → n = 4. Cấu hình e nguyên tử: 1s2 2s22p6 3s23p63d10 4s24p1 (Ga) TH2: X thuộc nhóm VA, ta có sự phân bố e theo obitan: . Vậy e cuối cùng có: l=1, m= 1, ms = +1/2 . mà n + l + m + ms = 4,5 → n = 2. Cấu hình e nguyên tử: 1s2 2s22p3 (N). b/ Ở đk thường XH3 là chất khí nên nguyên tố phù hợp là Nitơ. Công thức cấu tạo các hợp chất: Nguyên tử N có trạng thái lai hóa sp3 Oxit cao nhất: Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2. Hidroxit với hóa trị cao nhất: Nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp2. Câu 2: 1. 2. XeF2: thẳng; 180o XeF4: vuông phẳng; 90o XeO3: tháp tam giác; ~ 107o 3. XeF2 không phân cực. Cả hai lưỡng cực liên kết Xe – F có cùng độ lớn; chúng bù trừ lẫn nhau vì phân tử là thẳng. XeF4 không phân cực: các lưỡng cực liên kết Xe – F có cùng độ lớn, chúng bù trừ lẫn nhau vì phân tử là vuông phẳng. XeO3 phân cực: các lưỡng cực liên kết Xe – O có cùng độ lớn và dạng hình học phẳng dẫn đến một lưỡng cực thực sự. 4. Xe có điện tích hình thức dương trong mọi hợp chất trên. Vì vậy chúng là những chất oxi hóa tốt. Câu 3: a. ∆Ho = -1575,0 + 3/2(-241,8) - (-2021,0) = 83,3kJmol-1. n = m/M = 1000/172,18 = 5,808mol n∆Ho = 484kJ >0 Vậy phản ứng thu nhiệt b. ∆So = 130,5 + 3/2(188,6) – 194,0 = 219,4J.K-1mol-1. ∆Go = ∆Ho - T∆So = 17886J.mol-1. mà ∆Go = -RTlnK K = (P(H2O))3/2 = 7,35.10-4 → P(H2O) = 8,15.10-3 bar. c. P(H2O) = 1,00bar K = 1 ∆Go = -RTlnK = 0 mà ∆Go = ∆Ho - T∆So = 0 → T = 380K (hay 106,85oC). Câu 4: 1. CH3COOH CH3COO- + H+ Bắt đầu 0,1 Điện li x x x Còn dư: 0,1 – x vì x rất bé so với 0,1 → ; pH = 2,879 2. CH3COONa → CH3COO- + H+ 0,1 0,1 0,1 CH3COOH CH3COO- + H+ Bắt đầu 0,1 0,1 Điện li x x x Cân bằng : 0,1 – x 0,1+x x Suy ra x = 1,75 . 10-5 pH = 4,757. Câu 5. (a) Sơ đồ pin: Pt½Fe2+ (0,150M), Fe3+ (0,003M)½½MnO4- (0,02M), Mn2+ (0,005M), H+ (1M)½Pt Hiệu thế pin: Epin = EMn - EFe = 1,52V - 0,671V = 0,85V (b) Hằng số cân bằng: Vì hằng số cân bằng lớn nên phản ứng sau được coi là hoàn toàn: 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ D 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O 0,15 0,02 0,003 0,1 0,02 0,1 0,05 0 0,103 Tại cân bằng: Câu 6: Khối lượng của muối MX là: m = 35,6 . 50 : 100 = 17,8 (gam) Gọi x là số mol của muối MX : MX + AgNO3 → MNO3 + AgX. x x x x Khối lượng kết tủa của AgX: m = (108 + X) . x (gam) Khối lượng MX tham gia phản ứng: m = (M + X) . x (gam) Khối lượng MX còn lại là: m = 17,8 - (M + X) . x (gam) Suy ra nồng độ MX trong dung dịch sau phản ứng là Biến đổi ta được 120 . (M + X) = 35,6 (108 + X) Lập bảng : M Li(7) Na(23) K(39) X Cl(35,5) 12,58 4634,44 Vậy MX là muối LiCl. Câu 7: A S2Cl2 B SCl2 C SOCl2 D SO2Cl2 A có tỉ lệ A có công thức phân tử dạng (SCl)n. B Chứa Clo nhiều hơn A và S có số oxy hóa cao hơn. C. có tỉ lệ D. là sản phẩm của C với oxy và có khối lượng mol là 134,96 gần bằng 135 . Dựa vào biến hóa Cấu trức phân tử (hình vẽ) Câu 8: a. Gọi C là nồng độ mol/l ban đầu của RH. Ta có cân bằng: RH R– + H+ K C C 0 0 C x -x -x [ ] C-x x x Theo ĐLTDKL ta có: với x = [H+]1 = 10-2,536 Khi pha loãng dung dịch n lần thì Khi đó Với y = [H+]2 = 10-2,692 Từ (1) và (2) ta rút ra được Thay thế các giá trị x, y và n = 2 vào (3) ta được Ka = 1,83.10–4 Thay giá trị của Ka và x vào (1) C = 0,0492 mol/l b. Xét 1 lít dung dịch ban đầu nRH = CM.V = 0,0492 mol d = 1g/cm3 khối lượng dung dịch là 1kg mRH = 2,26g M = n/m = 46 (g/mol) KL : Axit Fomic (HCOOH) c. Trung hoà dung dịch gốc bằng NaOH HCOOH + NaOH HCOONa + H2O Thể tích dung dịch NaOH 0,100 cần để trung hoà 100,00ml dung dịch gốc 49,20 ml Sau khi trung hoà, dung dịch có CHCOONa = Trong dung dịch có các cân bằng: H2O + HCOO– HCOOH + OH– Kb = Kw/Ka = 5,46.10–11 H2O H+ + OH– Kw = 10–14 Áp dụng điều kiện proton ta có : HCOO– + H+ HCOOH Ka = 1,83.10–4 H2O H+ + OH– Kw = 10–14 Áp dụng định luật bảo toàn đối với ion H+ (điều kiện proton) ta có: h=[H+]=[OH–]-[HCOOH]=h= (1) (2) Tính gần đúng lần thứ nhất: coi [HCOO–]1 = C = 0,0330M, thay vào (1) h1 = 7,43.10–9 Tính gần đúng lần thứ hai : thay h1 = 7,43.10–9 vào (1) [HCOO–]2 = 0,0330M =[HCOO–]1 (kết quả lặp) Chấp nhận h = h1 = 7,43.10-9 pH = 8,13 d. Trong công thức (3), ta luôn có Ka>0 (x2 – n.y2)(n.y – x)>0 Câu 9: 1. 2. [Rn] 5f146d107s27p6 118 kết thúc chu kì 7. Nó thuộc nhóm các khí trơ ( nhóm 18). 3. a) Sự phụ thuộc của Tnch vào Z hầu như tuyến tính. Bằng phương pháp ngoại suy tuyến tính ta tìm được Tnch (118)=263K=-10oC b) Nói chung Ts=Tnch +4 . Suy ra Ts (118)= 267K=-6oC. c) Bằng phương pháp ngoại suy tuyến tính ta tìm đựơc r(118) =0,171 nm. d) I là hàm phi tuyến tính của Z, nhưng là hàm tuyến tính của lnZ. Từ đây tìm được: I(118)=9,7ev. e) Trạng thái oxi hoá cao nhất của 118 là +8; oxít tương ứng có công thức RO4. Câu 10: 1. Trong bình có cân bằng: Chấp nhận: Ta tính được: Có thể tính về cân bằng (*) với bất kì thành phần nào của hỗn hợp NO2; N2O4. Thí dụ, có thể giả sử lúc đầu chỉ có NO2 2. Sự thêm 1,41 mol Ar vào bình không làm chuyển dịch cân bằng (*)
Tài liệu đính kèm: