SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian: 90 phút I/ ĐỌC HIỂU ( 4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4: “Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. (Trích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu) Câu 1: Khái quát nội dung đoạn trích? Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Nêu tác dụng của biện pháp đó? Câu 3: Các từ ngữ “há để, đâu dung, nào đợi , xin ra sức... , chẳng thèm, dốc ra tay...” thể hiện tinh thần gì của người nghĩa sĩ ? Câu 4: Qua đoạn trích trên anh/chị có cảm nhận như thế nào về người nghĩa sĩ Cần Giuộc. (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 10 - 15 dòng) II/ LÀM VĂN ( 6,0 điểm) Phân tích cảnh cho chữ trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm rõ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. ----------- HẾT --------------
Tài liệu đính kèm: