PHÒNG GIÁO DỤC KIẾN THỤY TRƯỜNG THCS ĐOÀN XÁ ĐỀ KIẾN TRA VĂN – LỚP 7A, 7C NĂM HỌC 2015 - 2016 Mã đề: V7 – ĐK4- Đoàn Xá - 2015 Môn Ngữ văn 7 - tiết 46 – tuần 12 Thời gian làm bài: 45’. Họ tên người ra đề: Nguyễn Thị Như Hoa. A. MA TRẬN ĐỀ Tên chủ đề (nội dung) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Chủ đề 1 Từ ghép Xác định từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ Số câu Số điểm 1/4 0,25 1/4 0,25 Chủ đề 2: Từ láy Tạo từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận từ tiếng cho trước Số câu Số điểm 1 1 1 1 Chủ đề 3 Từ Hán Việt Vị trí của tiếng chính tiếng phụ Giải nghĩa từ Hán Việt Số câu Số điểm 1/4 0,25 1 1 1. 1/4 1,25 Chủ đề 4 Quan hệ từ, chữa lỗi về quan hệ từ Xác định lỗi về quan hệ từ Đặt câu với các cặp quan hệ từ Số câu Số điểm 1/4 0,25 1 2 1. 1/4 2,25 Chủ đề 5 Đại từ Tìm đại từ, phân loại Số câu Số điểm 1 1 1 1 Chủ đề 6 Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, Từ đồng âm Tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong văn cảnh cụ thể Viết đoạn văn có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa Số câu Số điểm 1/4 0,25 1 4 1.2/4 4,25 Tổng số câu Số điểm 2/4 0,5 1. 2/4 1,5 3 4 1 4 6 10 B. ĐỀ BÀI Câu 1: Chọn phương án trả lời đúng: 1. Xác định số từ ghép chính phụ, số từ ghép đẳng lập trong các từ sau đây: nhà cửa, nhà sàn, bàn ghế, quần áo, giấy thấm, giấy bút, sách vở, sách toán. A. Bốn từ ghép đẳng lập, bốn từ ghép chính phụ. B. Năm từ ghép đẳng lập, ba từ ghép chính phụ. C. Ba từ ghép đẳng lập, năm từ ghép chính phụ. D. Sáu từ ghép đẳng lập, hai từ ghép chính phụ. 2. Dòng nào dưới đây có các dãy từ ghép Hán Việt có tiếng phụ đứng trước tiếng chính: A. Sơn hà, thủ môn, hữu ích B. Thiên thư, thi nhân, thạch mã C. Bảo mật, phát thanh, phòng hoả D. ái quốc, gia chủ, chiến thắng 3. Câu văn “Với câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" cho ta hiểu đạo lý làm người là phải giúp đỡ người khác” mắc lỗi nào về việc dùng quan hệ từ? A. Thừa quan hệ từ B. Thiếu quan hệ từ. C. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. 4. Việc sử dụng từ đồng âm trong bài ca dao dưới đây có tác dụng gì? “Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.” A. Tạo thể đối D. Gây ấn tượng mạnh C. Dùng để chơi chữ, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. D. Thể hiện sắc thái biểu cảm. Câu 2: Từ mỗi tiếng sau đây, tạo ra một từ láy toàn bộ và một từ láy bộ phận. Tiếng cho sẵn Từ láy toàn bộ Từ láy bộ phận vui chắc nhẹ vuông thon Câu 3: (1 điểm) Tìm đại từ trong câu ca dao sau và cho biết đó là loại đại từ nào? Ai về ai ở mặc ai Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh. Câu 4: (1 điểm) Giải nghĩa những từ Hán Việt sau: cường quốc, ngư nghiệp, nhân loại, đại hàn. Câu 5: (2 điểm) Đặt câu với cặp quan hệ từ: Nếuthì; vì...nên..; tuynhưng; sở dĩ...là vì Câu 6: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (5 đến 8 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Gạch chân các từ đó. C. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (1 điểm) Mỗi ý trả lời đúng đạt 0,25 điểm: 1 - B, 2 - B, 3 - A, 4 - C. Câu 2: (1 điểm) Tạo mỗi từ đúng được 0,1 điểm. Câu 3: (1 điểm) - Tìm đúng đại từ (0,5 điểm): ai, ta - Gọi tên đúng đại từ: (0,5 điểm) + ai: đại từ trỏ chung (đại từ phiếm chỉ). + ta: đại từ trỏ người (đại từ nhân xưng). Câu 4: (1 điểm) Giải thích đúng mỗi từ Hán Việt được (0,25 điểm) - Cường quốc: nước mạnh - Ngư nghiệp: nghề cá - Nhân loại: loài người - Đại hàn: rét đậm Câu 5: (2 điểm) Đặt mỗi câu só sử dụng đúng cặp quan hệ từ được (0,5 điểm). Câu 6: (4 điểm) * Yêu cầu: - Nội dung: HS viết được một đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) tự chọn chủ đề trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (gạch chân các từ đó). (3 điểm) - Hình thức: Đoạn văn trình bày sạch sẽ, sai ít lỗi chính tả, trình bày đúng quy cách của một đoạn văn. (1 điểm)
Tài liệu đính kèm: