CÂU LẠC BỘ LUYỆN THI LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA VỀ HIĐROCACBON MÔN: HÓA 11 Thời gian làm bài: 90 phút Họ và tên: Cho H= 1, O=16, N=14, C=12,Cl= 35,5, Br=80, Ca=40, Ag= 108, Ba=137 Câu 1. Dãy các chất đều tham gia phản ứng trùng hợp là: A. etilen, etan, xiclopentan, butan B. propen, buta-1,3-đien, stiren, isopren C. etilen, benzen, but-1-en, toluen D. Pent-1-en, isopren, propan, benzen Câu 2. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây để phân biệt 3 chất lỏng sau: benzen, toluen, stiren A. HCl B. Br2 C. KMnO4 D. NaOH Câu 3. cho sơ đồ phản ứng sau: C4H10→ X→ Y→ Z→ PVC. X, Y, Z lần lượt là: A. CH4, C2H2 , CH2=CHCl B. C2H4, C2H6, C2H5Cl C. C2H4, CH4, C2H2 D. CH4, C2H2, CH2=CHBr Câu 4. Hợp chất hữu cơ sau có tên gọi là: CH3-CH=C(CH3)-CH=CH2 A. 3-metylpent-1,3- đien B. 3- metylpent-2-en C. 2-metylbuta-1,3- đien D. 2- metylpent-2-en Câu 5. Thực hiện phản ứng cộng theo tỉ lệ mol 1:1 giữa 2-metylbuta-1,3-đien với HBr thì có thể thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm khác nhau? A. 6 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6. Khi thực hện phản ứng monoclo hóa một ankan ( tỉ lệ mol 1:1) thì chỉ thu 1 sản phẩm thế duy nhất. Tên của ankan đó là: A. 2,2- đimetylpropan B. Pentan C. Butan D. 2,3- đimetylbutan Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn một mol hỗn hợp gồm ankin X ankađien Y thu được 5 mol khí CO2. Lượng oxi cần dùng là: A. 4 mol B.7 mol C. 8 mol D. 6 mol Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 2 ankin tạo ra 19,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Thể tích O2 ( đktc) đã dùng là: A. 11,2 lít B. 8.96 lít C. 26,88 lít D. 13,44 lít Câu 9.Ba hidrocabon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp 2 lần phân tử khối của X. Đốt cháy 0,02 mol Y, sản phẩm cháy cho hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dd Ca(OH)2 0,2 M thì thu được số gam kết tủa là: A. 3,0 gam B. 4,8 gam C. 4,0 gam D. 2,0 gam Câu 10. Cho các chất sau vào dd HCl: CaC2, CaCO3, Al4C3, Al, FeO, C2H2, C6H6. Số trường hợp có khí thoát ra là: A. 4 B. 5 C. 3 D. 2 Câu 11. Cho 39 gam một hidrocacbon thơm X tác dụng hết với Br2 lỏng tỉ lệ 1:1 có xúc tác Fe và đun nóng thì thu được 78,5 gam sản phẩm. CTPT của X là: A. C9H12 B. C7H8 C. C8H10 D. C6H6 Câu 12. Dãy các chất nào sau đây khi cho tác dụng với H2 dư ( Ni, to) đều cho một sản phẩm giống nhau: A. but-1-en, propen, isopren, but-1-in B. but-2-en, xiclobutan, but-1-in, buta-1,3- đien C. isopren, but-2-en, xiclopropan, buta-1,3- đien D. propen, xiclopentan, butan, etilen Câu 13. Dẫn hỗn hợp khí X gồm 0,12 mol C2H2 và 0,18 mol H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào bình đựng lượng dư dung dịch Br2 và còn lại khí Z đi ra. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 12 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 8,88 gam. Khối lượng bình đựng Br2 tăng: A. 1,64 gam B. 1,42 gam C. 1,4 gam D. 1,8 gam Câu 14.Đốt cháy hoàn toàn a gam hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 4 gam kết tủa , đồng thời khối lượng bình đựng dung dich Ca(OH)2 sau phản ứng có khối lượng tăng 2,66 gam.. Giá trị của a là:A. 0,56 gam B.0,58 gam C. 0,3 gam D. 0,6 gam Câu 15. Cho hiđrocacbon X phản ứng với dd br2 theo tỉ lệ mol 1:1 thu được chất hữu cơ Y ( chứa 69,57 % brom về khối lượng). Khi X tác dụng với HCl thì thu được 2 sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là: A. 2- metylbut-2-en B. but-2-en C. pent-2-en D. propen Câu 16. Chia hỗn hợp X chứa: axetilen và etilen thành 2 phần bằng nhau: Phần 1: Qua bình dựng dung dịch Br2 dư thì thấy khối lượng bình tăng 0,68 gam Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn cần 1,568 lít O2 (đktc) % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp khí ban đầu lần lượt là: A. 40% và 60% B.50% và 50% C. 60% và 40% D. 45% và 75% Câu 17. Crackinh 17,4 gam butanthu được hỗn hợp X gồm 5 hiđrocacbon. Đốt cháy hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là: A. 80 g B. 120 g C. 60 g D. 100 g Câu 18. Để phân biệt propen, propin, propan. Người ta dùng các thuốc thử nào đây: A. dd AgNO3/NH3 và Ca(OH)2 B. dd Br2và KMnO4 C. dd AgNO3/NH3 và dd Br2 D. dd KMnO4/ khí H2 Câu 19. Đốt cháy 8,96 lít ( đktc) hỗn hợp X gồm 2 olefin A, B đồng đẳng kế tiếp thì thấy khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 39 gam. Công thức phân tử của A, B là: A. C2H4 và C3H6. B. C3H6 và C4H8. C. C3H6 và C5H10. D. C4H8 và C5H10. Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,672 lít hidrocacbon A ( đktc) thu được 3,96 gam CO2, Biết A phản ứng được với AgNO3/NH3. CTPT của A là: A.C4H6 B. C3H4 C. C2H2 D. C5H8 Câu 21. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B thuộc loại ankan, anken ankin. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) khí X có khối lượng là m gam, và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 46,5 gam và có 75 gam kết tủa. Nếu tỉ lệ khối lượng của A và B là 22:13, thì số gam chất A trong m gam X là A. 4,4. B. 4,5. C.5,6. D.6,6. Câu 22. Nitro hóa benzen thu được 2 hợp chất nitro X, Y hơn kém nhau một nhóm NO2. Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 0,224 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X, Y là A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2. B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3. C. C6H5NO2 và C6H3(NO2)3. D. không xác định được. Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm một hiđrocacbon thể khí và O2 dư, thu được hỗn hợp Y có thành phần thể tích H2O và CO2 lần lượt là 15% và 22,5%. Hiđrocacbon đó là A. C2H6. B. C4H8. C. C3H4. D. C4H10. Câu 24. Crăckinh 5,8 gam C4H10 thu được hỗn hợp sản phẩm X gồm H2 và 6 hiđrocacbon. Đốt cháy 1/2 hỗn hợp X thì lượng H2O thu được là A. 13,5 gam. B. 9 gam. C. 6,3 gam. D. 4,5 gam. Câu 25. Đốt cháy hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp của nhau ta thu được 6,3 gam nước và 9,68 gam CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon đó là A. C2H4 và C3H6. B. CH4 và C2H6. C. C2H6 và C3H8. D. Tất cả đều sai. Câu 26. Đun nóng 5,8 gam hỗn hợp A gồm C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp sau phản ứng được hỗn hợp khí X. Dẫn hỗn hợp X qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy bình tăng lên 1,4 gam và còn lại hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hỗn hợp khí Y thu được 8,8 gam CO2. Thể tích của hỗn hợp khí Y ở đktc là: A. 13,44 lít. B. 11,2 lít. C. 16,8 lít. D. 17,92 lít. Câu 27. Người ta điều chế PVC từ khí thiên nhiên theo sơ đồ sau: CH4→C2H2→ CH2=CHCl→ (-CH2-CHCl-)n Tính thể tích khí thiên nhiên ( ở đktc) cần dùng để điều chế được 12,5 tấn PVC, biết rằng hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế PVC là 90% và metan chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên: A.8,48 m3 B. 10,48 m3 C. 9,96 m3 D.11,4 m3 Câu 28. Đồng trùng hợp buta-1,3- đien với stiren thu được polime có tên nào sau đây: A. Polistiren B. Cao su buna C. Cao su buna-S D. Cao su buna-N Câu 29. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3: A. propin B. but-2-in C. buta-1,3-đien D. stiren Câu 30. Để phân biệt 2 chất lỏng là but-1-in và but-2-in người ta dùng thuốc thử nào sau đây: A. dd Br2 B. dd KMnO4 C. dd AgNO3/NH3 D. dd HBr Câu 31. Cho các phản ứng sau: (1) CH4 + Cl2→ CH3Cl+ HCl (2) C2H4 + Br2 → C2H4Br2 (3) C2H2 + HCl→ CH2=CHCl (4) C4H6 + O2→ CO2 + H2O (5) C2H4 + H2O→ C2H5OH (6) CH2=CH2 + O2 → CH3CHO (7) CH3COONa + NaOH → Na2CO3 + CH4 Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử: A. (1), (2), (4),(6), (7) B. (1), (2), (3),(6) C. (1), (2),(6), (7) D.(1), (2), (5),(3), (7) Câu 32. Cho toluen tác dụng với Br2 lỏng có ánh sáng thì thu được sản phẩm có tên ; A. o- bromtoluen B. benzylbromua C. p- bromtoluen D. m-bromtoluen Câu 33. Một hiđrocacbon thơm X đã học có khả năng phản ứng với H2 theo tỉ lệ mol 1:4, nhưng chỉ phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1. Tên của X là: A. benzen B. toluen C. Sitren D. etylbenzen Câu 34. Một hiđrocacbon X có tỉ khối so với oxi bằng 1,75. X tác dụng với H2O ( to, H+) chỉ thu được một ancol duy nhất. Tên của X là:A. But-1-en B. 2-metylpropen C. But-2-en D. 2,3-đimetylbut-2-en Câu 35. Hiđro hóa 2 hiđrocacbon A, B đều thu được một sản phẩm. Hai hidrocacbon đó là: A. axetilen, etilen B. but-1-en, buta,13-đien C. etylbenzen, stiren D. Cả A, B, C Câu 36. X là hỗn hợp khí gồm 2 hidrocacbon.Đốt cháy hoàn toàn 0,5 lít hỗn hợp X cho 0,75 lít CO2 và 0,75 lít hơi H2O ( các thể tích khí đo ở cùng điều kiện) CTPT của 2 hiđrocacbon đó là: A. CH4 và C2H2 B. C2H4 và C2H2 C. C2H6 và C2H2 D. C3H8 và C3H4 Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn 2 hiđrocacbon X,Y kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Sản phẩm cháy qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, khối lượng tăng 2,52 gam và bình 2 đựng Ca(OH)2, khối lượng tăng 4,4 gam. CTPT của X và Y là:A. C2H6 và C3H8 B. C2H4 và C3H6 C. C2H2 và C3H4 D. C3H8 và C4H10 Câu 38. Cho các phản ứng sau X + H2O → C2H5OH, Y + H2→ X , X + O2→ Z, Y + H2O→ Z Vậy X, Y, Z lần lượt là: A. CH4, C2H2, HCHO B. CH4, C2H2, CH3CHO C. C2H4, C2H2, CH3CHO D. C2H2, C2H6, CH3CHO Câu 39. Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch Br2: A. xiclopropan B. but-2-en C. axetilen D. Xiclobutan Câu 40. Chất nào sau đây khi tác dụng với HBr chỉ cho một sản phẩm duy nhất: A. propen B. 2,3- đimetylbut-2-en C. But-1-en D. 2-metylbut-2-en Câu 41. Trong PTN khí C2H2 được điều chế từ chất nào: A. CH4 B. CaC2 C. C2H4 D. C2H6 Câu 42. Chất khí nào là nguyên nhân chính gây ra các vụ nổ mỏ than: A. CH4 B. C4H10 C. C2H4 D. C2H2 Câu 43. Ankan X có tỉ khối hơi so với không khí là 2.Đốt cháy 1,45 gam X thì cần dùng bao nhiêu lít khí O2 ( đktc). A. 4,36 lít B. 2,8 lít C. 3,64 lít D. 3,36 lít Câu 44. Để điều chế thuốc nổ TNT người ta cho toluen tác dụng với HNO3 đặc ( có H2SO4 đặc xúc tác)theo tỉ lệ mol tương ứng là: A. 1: 1 B. 3: 1 C. 1: 3 D. 1:2 Câu 45. Chất nào sau đây thường được dùng để kích thích hoa quả nhanh chín: A. Al3C3 B. CaC2 C. CaCO3 D. SiO2 ---HẾT---
Tài liệu đính kèm: