Đề kiểm tra Vật lí lớp 12 lần 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Vật lí lớp 12 lần 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Vật lí lớp 12 lần 1 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
SỞ GD VÀ ĐT KON TUM 	ĐỀ KIỂM TRA HỆ SỐ 2 - LẦN 1 - NĂM HỌC 2016-2017
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ	MÔN: VẬT LÍ - LỚP: 12
.. 	Thời gian:45 phút (không kể thời gian phát đề)
	..
	(Đề gồm có 02 trang)
1. Dao động điều hòa: (4 câu)
Câu 1. Một vật dđđh có quãng đường đi được trong một chu kì là 16cm. Biên độ dao động của vật là
A. 4 cm.	B. 8 cm.	C. 16 cm.	D. 2 cm.
Câu 2. Một vật dao động điều hoà với phương trình x = 20cos2pt (cm). Cho p2 = 10. Gia tốc của vật tại li độ x = 10cm là 
A. 2m /s2.	B. 9,8m /s2.	C. -10m /s2.	D. -4m /s2.	
Câu 3. Một dao động điều hòa có phương trình x = 2sint (cm), có tần số là
A. 2 Hz. 	B. 1 Hz. 	C. 0,5 Hz. 	D. 1,5 Hz.
Câu 4. Một chất điểm dao động điều hòa trên chiều dài quỹ đạo bằng 4cm, trong 5s nó thực hiện 10 dao động toàn phần. Biên độ và chu kì dao động lần lượt là
A. 4cm; 0,5s. 	B. 4cm; 2s.	C. 2cm; 0,5s. 	D. 2cm; 2s.
2. Con lắc lò xo: (4 câu)
Câu 5. Con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng, trong hai lần liên tiếp con lắc qua vị trí cân bằng thì
A. động năng bằng nhau, vận tốc bằng nhau.	B. gia tốc bằng nhau, động năng bằng nhau.
C. gia tốc bằng nhau, vận tốc bằng nhau.	D. Tất cả đều đúng.
Câu 6. Một vật dao động điều hoà với tần số f. Hỏi động năng, thế năng dao động điều hoà với tần số bao nhiêu?
A. 2f. 	B. f. 	C. f2.	D. 4f.
Câu 7. Con lắc lò xo dọc gồm vật m và lò xo k dao động điều hoà, khi móc thêm vào vật m một vật nặng 3m thì tần số của nó
A. tăng 2 lần.	B. giảm 2 lần.	C. tăng 3 lần.	D. giảm 3 lần.
Câu 8. Khi lò xo mang vật m1 thì dao đông với chu kì T1 = 0,4s, khi mang vật m2 thì dao động với chu kì T 2 = 0.3s. Hỏi khi treo đồng thời hai vật thì chu kì dao động bao nhiêu?
A. 0,7 s. 	B. 0,5 s. 	
C. 0,1 s.	D. Không xác định được.
3. Con lắc đơn: (4 câu)
Câu 9. Con lắc đơn dao động điều hoà, khi chiều dài của nó tăng lên 4 lần thì tần số của nó
A. tăng lên 4 lần.	B. giảm xuống 4 lần.	C. tăng lên 2 lần.	D. giảm xuống 2 lần.
Câu 10. Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s tại nơi có gia tốc rơi tự do 9,8m/s2. Chiều dài của con lắc là
A. 28,8m.	B. 24,8cm.	C. 1,56m.	D. 2,45m.
Câu 11. Tại cùng một vị trí địa lí, nếu chiều dài con lắc đơn tăng 4 lần thì chu kì dao động điều hoà của nó 
A. tăng 2 lần. 	B. giảm 4 lần. 	C. giảm 2 lần. 	D. tăng 4 lần. 
Câu 12. Hai con lắc đơn có chu kì T1 = 1,5s ; T2 = 2s. Tính chu kì con lắc đơn có chiều dài bằng tổng số chiều dài hai con lắc trên.
A. 2,5s. 	B. 3,5s 	C. 3s. 	D. 3,25s.
4. Dao động tắt dần, dao động cưởng bức: (4 câu)
Câu 13. Phát biểu nào sai khi nói về dao động tắt dần?
A. Biên độ dao động giảm dần theo thời gian.	B. Pha của dao động giảm dần theo thời gian.
C. Cơ năng dao động giảm dần theo thời gian.	D. Lực cản và lực ma sát càng lớn thì sự tắt dần càng nhanh.
Câu 14. Một dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và năng lượng.	B. li độ và tốc độ.	C. biên độ và tốc độ.	D. biên độ và gia tốc.
Câu 15. Một chiếc xe chạy trên con đường lát gạch, cứ sau 15m trên đường lại có một rãnh nhỏ. Biết chu kì dao động riêng của khung xe trên các lò xo giảm xóc là 1,5s. Hỏi vận tốc xe bằng bao nhiêu thì xe bị xóc mạnh nhất?
A. 54 km/h. 	B. 27 km/h.	C. 34 km/h. 	D. 36 km/h.
Câu 16. Một con lắc lò xo dao động tắt dần cứ sau 3 chu kì dao động thì biên độ giảm đi 10%. Độ giảm cơ năng tương ứng là bao nhiêu?
A. 20%.	B. 19%.	C. 30%.	D. 0,1%.
5. Tổng hợp các dao động điều hòa cùng phương cùng tần số: (3 câu)
Câu 17. Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình dao động: và . Pha ban đầu của dao động tổng hợp được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
A. .	B. .
C. .	D. .
Câu 18. Trong dao động điều hòa, li độ và gia tốc của vật dao động luôn biến thiên điều hòa cùng tần số và
A. cùng pha.	B. ngược pha.	C. lệch pha /2.	D. Lệch pha /4.
Câu 19. Một vật thực hiện hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 8cn và 6cm. Biên độ tổng hợp không thể nhận các giá trị nào sau đây?
A. 14cm.	B. 2cm.	C. 13cm.	D. 15cm.
6. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ: (3 câu)
Câu 20. Sóng dọc là sóng có phương dao động của các phần tử vật chất
A. cùng phương với phương truyền sóng. 	
B. luôn hướng theo phương thẳng đứng.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. luôn hướng theo phương thẳng đứng và cùng phương với phương truyền sóng. 
Câu 21. Khi sóng cơ học truyền từ không khí vào trong nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Vận tốc. 	B. Tần số.	C. Năng lượng.	D. Bước sóng.
Câu 22. Một sóng truyền theo trục Ox được mô tả bởi phương trình u = 8cos (cm). Trong đó: x tính bằng mét, t tính bằng giây. Vận tốc truyền sóng là
A. 0,5 m/s.	B. 4 m/s.	C. 8 m/s.	D. 0,4m/s.
7. Giao thoa sóng, sóng dừng: (4 câu)
Câu 23. Điểm M cách hai nguồn O1 và O2 lần lượt d1, d2 trên mặt chất lỏng gây ra hai sóng dao động vuông góc với mặt phẳng chất lỏng có phương trình . Khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối hai nguồn có giá trị nào sau đây?
A.. 	B./2. 	C./4. 	D./8. 
Câu 24. Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta đo được khoảng cách giữa hai gợn liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2mm. Bước sóng của sóng trên mặt nước là
A. 1mm.	B. 2mm.	C. 4mm.	D. 8mm.
Câu 25. Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A, B dao động với tần số 16Hz, tại M cách A và B lần lượt là 30cm và 26cm sóng có biên độ cực đại, giữa M và đường trung trực của AB có 1 dãy cực đại khác. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
A. 64cm/s.	B. 32cm/s.	C. 8cm/s.	D. 0,125cm/s.
Câu 26. Một ống sáo dài 80cm, hở hai đầu, tạo ra một sóng dừng trong ống sáo với âm là cực đại ở hai đầu ống, trong khoảng giữa ống có hai nút sóng. Bước sóng của âm là
A. 20cm.	B. 40cm.	C. 80cm.	D. 160cm.
8. Sóng âm: (4 câu)
Câu 27. Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng âm có tần số nằm trong khoảng từ 200 Hz đến 16000 Hz.
B. Sóng âm không truyền được trong chân không.
C. Sóng âm là sóng cơ học truyền được trong các môi trường vật chất rắn, lỏng và khí.
D. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ.
Câu 28. Để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân, mức cường độ âm trong phân xưởng của nhà máy phải giữ ở mức không vượt quá 85dB. Biết cường độ âm chuẩn là I0=10-12W/m2. Cường độ âm cực đại mà nhà máy đó quy định là
A. 3,16.10-21W/m2.	B. 3,16.10-4W/m2.	C. 3,16.10-12W/m2.	D. 3,16.1020W/m2.
Câu 29. Âm sắc là đặc tính sinh lí của âm
A. phụ thuộc vào tần số và biên độ.	B. chỉ phụ thuộc vào cường độ âm.	
C. chỉ phụ thuộc vào tần số.	D. chỉ phụ thuộc vào biên độ.
Câu 30. Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí phụ thuộc vào
A. tần số âm. 	B. vận tốc âm.	C. biên độ âm. 	D. năng lượng âm.
--- Hết ---
SỞ GD VÀ ĐT KON TUM 	 	HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỆ SỐ 2 - LẦN 1
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ	NĂM HỌC 2016-2017
.. 	MÔN: VẬT LÍ - LỚP: 12
	..
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
ĐÁP ÁN
A
D
C
C
B
A
B
B
D
B
A
A
B
A
D
CÂU
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
ĐÁP ÁN
B
B
B
D
A
B
C
B
C
B
C
A
B
A
A
- Mỗi câu đúng được điểm.
- Điểm của bài kiểm tra được làm tròn đến 1 chữ số thập phân.
Người làm đáp án
 Trịnh Hoan

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_vat_li_12he_so_2lan_1.doc