Đề kiểm tra văn (tiết 41)

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1877Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra văn (tiết 41)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra văn (tiết 41)
ONTHIONLINE.NET
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN ( Tiết 41)
 I / MA TRẬN 
 Mức độ 
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Tự luận
Tự luận
Tự luận
Câu
Điểm
Tên tác gỉa- tác phẩm
Câu 1(2đ)
1
2
Ngôi kể- thể loại
Câu2(1đ)
1
1
Tóm tắt NT-ND văn bản
Câu4(2đ)
1
2
Phát biểu suy nghĩ về hình tượng nhân vật
Câu5(5đ)
1
5
Tổng số câu
2
1
1
4
10
Tổng số điểm
3
2
5
 II / ĐỀ RA :
Câu 1 : Ghi tên 4 văn bản - tên tác giả Truyện kí Việt Nam đã học từ đầu học kì I đến nay? (2 Điểm)
Câu 2 : Xác định ngôi kể, thể loại văn bản “ Trong lòng mẹ “ (1 Điểm)
Câu 3 : Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ C ô bé bán diêm ” (2 Điểm)
Câu 4 : Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?(5 Điểm) 
--------------------Hết---------------
 III ĐÁP ÁN:
Câu 1 : HS trả lời đúng- đủ tên các văn bản - tên tác giả Truyện kí Việt Nam đã học từ đầu học kì I đến nay
 Văn bản “ Tôi đi học”- Thanh Tịnh (0.5đ) . đoạn trích“ Trong lòng mẹ “ – Nguyên Hồng.(0.5đ) 
 “ Lão Hạc” - Nam Cao,(0.5đ) . đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ “ – Ngô Tất Tố. (0.5đ) 
Câu 2 : HS xác định đúng ngôi kể văn bản “ Trong lòng mẹ “ 
Ngôi kể văn bản “ Trong lòng mẹ “ là ngôi thứ nhất. nhân vật kể chuyện xưng Tôi.(0.5đ) 
Thể loại văn bản: Hồi kí . (0.5đ) 
Câu 3: Học sinh tóm tắt đúng nội dung ,nghệ thuật đoạn trích “ Cô bé bán diêm”.
 * Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn : Tương phản , đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng , các tình tiết diễn biến hợp lý (1 đ)
 * Nội dung : Phản ảnh số phận bất hạnh của một em bé nghèo khổ.(1 đ)
Câu 4 : 
1, Về nội dung:
 Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao và Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ ” của ngô Tất Tố đã lâm nổi bật phẩm chất tốt đẹp và số phận bi kịch của người nông dân Việt nam trong xã hội thực dân phong kiến ( 0,5)
 - Số phận cùng khổ người nông dân trong xã hội cũ , bị áp bức chà đạp, đời sông của họ vô cùng nghèo khổ.( 2 đ ) 
 + Lão hạc một nông dân già cả sống côi cút nghèo khổ vất vả kiếm sống qua ngày. Cuộc sống ,sự áp bức của xã hội củng như sự dồn ép của tình cảm và sự day dứt  ông đã tìm đế cái chết để giải thoát cho số kiếp của mình. 
 + Chị Dậu một phụ nữ thủy chung, hiền thục, thương chồng , thương con . Do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, lại gặp lúc sưu cao thuế nặng, chị một mình chạy vạy bán con bán chó để nộp sưu cho chồng . Sự tàn bạo của xã hội bóc lột nặng nề và tình thế bức bách chị đã vùng lên đánh lại Cai lệ để bảo vệ chồng để cuối cùng bị tù tội và bị đẩy vào đêm sấm chớp và tối đen như mực. 
 - Nhưng ở họ có phẩm chất tốt đẹp chung thủy với chồng con, yêu thương mọi người, cần cù đảm đang, không muốn liên lụy người khác....( 1,5 đ ) 
 + Lão Hạc Sống cần cù chăm chỉ và lão tìm đến cái chết là để bảo vệ nhân phẩm, bảo vệ sự trong sạch , bảo vệ tình yêu , đức hi sinh và trách nhiệm cao cả của một người cha nghèo
 + Chị Dậu suốt đời tần tảo vì gia đình , chồng con, khi chồng bị Cai lệ ức hiếp, Chị sẵn sàng đứng lên dể bảo vệ.
Bằng ngòi bút hiện thực sâu sắc , kết hợp với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn , khắc họa nhân vật tài tình... Nam Cao cũng Như Ngô Tất Tố đă làm nổi bật vẻ đẹp và số phận của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám Một cách sinh động và sâu sắc. Qua đó để tố cáo xã hội bất công , áp bức bóc lột nặng nề , đòng thời nói lên lòng cảm thông sâu sắc của các nhà văn đối với những người cùng khổ ..( 1 đ ) 
2, Về hình thức :
 - Bài viết mạch lạc , bố cục rõ ràng, đúng kiểu loại
 - Sử dụng đúng ngữ pháp , viết đúng chính tả 
( * Lưu ý : Trên đây chỉ có tính chất định hướng, khi chấm Giáo viên cần linh động vào từng bài làm cụ thể của học sinh . Đặc biệt là những bài làm sáng tạo .)
 Giáo viên ra đề: 
 Cung Đình Ngọc 
Họ và tên.
Lớp: 8
BÀI KIỂM TRA ( Tiết 41)
Môn: Văn .Thời gian: 45 ph
Điểm:
Lời phê của thầy (cô)
Câu 1 : Ghi tên 4 văn bản - tên tác giả Truyện kí Việt Nam đã học từ đầu học kì I đến nay? (2 Điểm)
Câu 2 : Xác định ngôi kể, thể loại văn bản “ Trong lòng mẹ “ (1 Điểm)
Câu 3 : Nêu tóm tắt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “ C ô bé bán diêm ” (2 Điểm)
Câu 4 : Qua hai nhân vật chị Dậu và Lão Hạc em hãy viết bài văn ngắn nêu suy nghĩ về số phận và tính cách người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ ?(5 Điểm) 
Bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_ngu_van_8.doc