Đề kiểm tra tuyển sinh vào Lớp 6 môn Ngữ văn - Trường Hà Nội - Amsterdam

doc 29 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 341Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra tuyển sinh vào Lớp 6 môn Ngữ văn - Trường Hà Nội - Amsterdam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tuyển sinh vào Lớp 6 môn Ngữ văn - Trường Hà Nội - Amsterdam
đề kiểm tra tuyển sinh vào lớp 6
Trường Hà nội - amsterdam
Môn Tiếng việt
Đề thi Năm 2005:
Bài 1: ( 1 điểm ): Gạch chân những từ láy trong nhóm từ sau: bóng bay, thơm tho, nhân dân, rì rào, chim chích, đất nước, duyên dáng, trường lớp, chuồn chuồn, phố phường.
Bài 2: ( 1 điểm ): Hãy đọc câu tục ngữ Người ta là hoa đất rồi khoanh tròn chữ cái câu có nghĩa đúng nhất:
	a/	Con người là hương thơm của trời đất.
	b/	Con người là vẻ đẹp của đất.
	c/	Con người là tinh tuý của trời đất.
	d/	Con người là hoa trong trời đất.
Bài 3: ( 1 điểm ): Gạch chân từ không cùng nhóm ở mỗi dòng dưới đây:
	a/ 	thiên địa, thiên tai, thiên hạ, thiên hướng, thăng thiên
	b/	cá rô, cá quả, cá trôi, cá thu, cá mè, cá chép
	c/	đứng đắn, nhỏ nhắn, nhỏ nhen, rộng lượng, hào hiệp, dũng cảm
	d/	mừng vui, vui vẻ, vui sướng, niềm vui, vui nhộn
Bài 4 ( 1 điểm ): Đọc đoạn văn sau.
	Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới làm thành công. mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khoẻ là cả nước mạnh khoẻ.
	 ( Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục - Hồ Chí Minh )
Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
	mỗi một: là từ ghép	giữ gìn: không phải là từ ghép
	thành công: không phải từ ghép	sức khoẻ: là từ gép
Bài 5 ( 1 điểm ): Đọc bài ca dao sau rồi tìm từ theo yêu cầu.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Các danh từ: ...........................................................................................
	Các động từ: ...........................................................................................
	Các tính từ: ..............................................................................................
Bài 6 ( 1 điểm ): Hãy đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi.
	(1)Mùa xuân, phượng ra lá. (2)Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. (3)Lá ban đầu xếp lại còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. (4)Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! (5)Cậu chăm lo học hành rồi lâu lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng.
	( Hoa học trò – Xuân Diệu )
a. Câu số ................................. là câu cảm.
b. Câu số .............................. là câu có trạng ngữ.
c. Câu số ................................ là câu có nhiều vị ngữ.	
d. Câu số ............................. là câu có bộ phận song song.
Bài 7 ( 1 điểm ): Viết hai câu trong đó từ đỏ mang nghãi khác nhau:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Bài 8 ( 1 điểm ): Hãy nối các từ ngữ ở cột A với cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh.
A
B
a. Trường em luôn sạch đẹp
1. Như một mái nhà đầm ấm
b. Lớp 5A của em
2. Nên mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ
3. Như một tổ ấm hạnh phúc
4. Vì mọi người có ý thức giưc gìn, bảo vệ
Bài 9 ( 2 điểm ): Buổi mai hôm ấy, một bưởi mai đầy sương thu và ........................ lạnh mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp con đường này đã quen đi lại nhiều lần nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ cảnh vật xung quynh tôi đang có sự thay đổi lớn hôm nay tôi đi học
	( Tôi đi học – Thanh Tịnh )
Gạch chân từ thích hợp nhất trong các từ: gió, giời, đất, mưa để điền vào chỗ trống ở đoạn văn trên.
Điền những dấu câu và viết lại chữ hoa cho đúng đoạn văn trên.
Bài 10 ( 3 điểm ): Dựa vào bài ca dao sau, em hãy viết đoạn văn tả lại vẻ đẹp của thắng cảnh hồ Tây.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây hồ.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................
Bài 11 ( 2 điểm ): Đọc khổ thơ dưới đây rồi trả lời câu hỏi.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời
Bỗy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày
Bốn câu thơ trên trích trong bài thơ nào, do ai sáng tác ?
Biện pháp nghệ thuật nhân hoá được thể hiện trong từ ngữ nào ?
Theo em tác giả muốn nói đến điều gì qua hai câu thơ đầu ?
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Đề thi năm 2006:
Bài 1 ( 1 điểm ): Gạch chân từ không cùng nhóm trong các dãy từ sau đây:
a/ phố phường, phố xá, đường phố, phố cổ.
b/ nhanh nhanh, nhanh gọn, nhanh nhảu, nhanh nhẹn.
c/ đường đất, đường xá, đường làng, đường nhựa.
d/ nết na, đoan trang, xinh xắn, thuỳ mị.
Bài 2 ( 1 điểm ): 
Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối Nhỏ vừa thiết tha gọi:
 	 Các bạn ơi. Hãy cùng tôi ! Chúng mình hoà nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi !
 	Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.
 	 Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cách rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn một điệu nhạc ngân nga.
	( Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu )
Em hãy cho biết trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ lấy ? ( Gạch chân dưới các từ láy đó và đánh dấu trước câu trả lời đúng ).
	a/ 6 từ láy	b/ 7 từ láy	c/ 8 từ láy	d/ 9 từ láy
Bài 3 ( 2 điểm ): Đọc bài thơ:
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghe vọng sông sa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa.
Nghe trăng thở động tầu dừa
Dào dào nghe chuyển cơn mưa giữa trời.
Thêm yêu tiếng hát nụ cười
Nghe thơ em thấy đất trời đẹp ra.
( Nghe thầy đọc thơ - Trần Đang Khoa )
Em hãy phát hiện các lỗi viết sai chính tả ( bằng cách gạch chân các từ đó), rồi tìm:
	a/ Các động từ: ......................................................................................................
	b/ Các tính từ: ........................................................................................................
	c/ Các danh từ: ......................................................................................................
Bài 4 ( 1 điểm ): Đoạn văn sau đã quên ghi dấu câu. Em hãy điền các dấu thích hợp vào đó để có những câu văn đúng ngữ pháp và diễn đạt đúng ý người viết ?
	Trăng thanh gió mát bốn mùa nối nhau đi qua tháng hai thơm dịu hoa xoan tháng ba thoang thoảng hương hoa nhãn tháng chạp ấm hương chuối dậy màu trứng cuốc bốn mùa cây gọi chim về mùa đông có những con chim bé xíu rúc vào mái rạ tránh rét mùa xuân chim én chao liệng trên mặt hồ.
Bài 5 (1,5 điểm ): Hãy đọc đoạn văn:
	(1)Cà Mau đất xốp. (2)Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. (3)Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. (4)Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi.
	( Đất Cà Mau – Mai Văn Tạo )
Rồi gạch chân các trạng ngữ có trong đoạn văn và cho biết:
a. Câu số ...................... là câu đơn b. Câu số.................. là câu có nhiều chủ ngữ
c. Câu số ...................... là câu ghép d. Câu số ................. là câu có nhiều vị ngữ.
Bài 6 ( 1 điểm ): Đọc đoạn văn sau:
	Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
	( Cây gạo ngoài bến sông – Mai Phương )
	a. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nhân hoá	; So sánh 
	b. Từ bừng ở câu Bến sông bừng lên vẻ đẹp lạ kì đã nói lên điều gì ?
	Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ.
	Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
	Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
Bài 7 ( 1 điểm ): Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoan thơ sau:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đực như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa
Ngon đèn khi tỏ khi mờ .....
	( Truyện Kiều – Nguyễn Du )
	Và cho biết nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong việc miêu tả âm thanh của tiếng đàn ?
........................................................................................................................................
Bài 8 ( 1,5 điểm ):
Thị thơm thì giấu người thơm
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
	Em hãy chép lại chính xác 3 dòng thơ tiếp theo vào sau câu thơ trên rồi cho biết đoạn thơ ấy nằm trong tác phẩm nào, tác giả là ai ? Phân biệt nghĩa của hai từ thơm ntrong dòng thơ thứ nhất.
Bài 9 ( 1 điểm ): Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào đúng, nhận định nào sai : ( Ghi đúng (Đ) hoặc sai ( S) vào ô trống ).
Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Từ bác trong câu này sai lỗi chính tả vì không viết hoa.
Nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, nhỏ nhạt, nhỏ nhen là các từ láy.
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. Hai từ chín trong câu này là những từ đồng âm.
Về thăm nhà Bác làng Sen. Đây là câu thơ trong bài Thăm cõi Bác xưa của tác giả Tố Hữu.
Bài 10 ( 4 điểm ):
Hôm nay trời nóng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
	 ( Bóng mây – Thanh Hào )
	Đọc bài thơ, em cảm nhận được những gì về tình cảm của người con đối với mẹ và hình ảnh người mẹ trong lao động. Câu Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày gợi cho em nhớ tới câu nào trong bài Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, trong đó cũng có hình ảnh người mẹ. ( Chú ý: HS trả lời ngắn gọn trong một đoạn văn với độ dài không quá 10 câu ).
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Đề thi năm 2007:
 Bài 1 (4 điểm ): Cho đoạn văn:
(1)Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh. (2)Chúng tôi đi đến đâu, rừng rì rào chuyển động đến đấy. (3)Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp. (4)Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
	(5)Sau một hồi len lách mải miết, rẽ bụi rậm, chúng tôi nhìn thấy một bãi cây khộp. (6)Rừng khộp hiện ra trước mắt chúng tôi, lá úa vàng như cảnh mùa thu. (7)Tôi dụi mắt. (8)Những sắc vàng động đậy. (9)Mấy con mang vàng hệt như màu lá khộp đang ăn cỏ non. (10)Những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng và sắc nắng cũng rực vàng trên lưng nó. (11)Chỉ có mấy vạt cỏ xanh biếc là rực lên giữa cái giang sơn vàng rợi.....
	( Nguyễn Phan Hách )
a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên ?
....................................................................................................................................
b. Tìm hai thành ngữ có sử dụng biện pháp so sánh: Nhanh như .................... Nhanh như ............................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
c. Hãy gạch chân một từ không cùng nhóm trong dãy từ sau:
trong xa

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tuyen_sinh_vao_lop_6_mon_ngu_van_truong_ha_noi_a.doc