Đề kiểm tra trắc nghiệm một tiết môn Lịch sử lớp 12

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 479Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm một tiết môn Lịch sử lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra trắc nghiệm một tiết môn Lịch sử lớp 12
ĐỀ 1
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải của Hội nghị Ianta (2 – 1945)?
	A. Phân chia phạm vi đóng quân để giải giáp quân đội phát xít.
	B. Duy trì cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
	C. Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
	D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.
Câu 2: Tổ chức nào dưới đây không phải là cơ quan chính của Liên hợp quốc?
	A. Ban thư ký.	B. Tổ chức y tế thế giới.	
	C. Đại hội đồng.	D. Hội đồng quản thác.
Câu 3: Nguyên nhân trực tiếp nào đòi hỏi Liên Xô phải bắt tay vào công cuộc khôi phục kinh tế trong những năm 1945 – 1950?
	A. Do Liên Xô muốn trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới 
	B. Do công cuộc xay dựng chủ nghĩa xã hội bị gián đoạn từ năm 1941.
	C. Do Liên Xô chịu tổn thất nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
	D. Do phải giúp đỡ các nước Đông Âu khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 4: Quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai có đặc trưng nổi bật là
	A. thế giới bị chi phối bởi quan hệ giữa các nước lớn.
	B. Liên Xô và Mĩ cùng nhau mở rộng ảnh hưởng trên thế giới.
	C. chủ nghĩa xã hội vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống trên thế giới.
	D. thế giới phân chia thành hai phe – xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa do Liên Xô và Mĩ đứng đầu.
Câu 5: Nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945 ở các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào là gì?
	A. Thực dân Pháp bị Nhật đảo chính, mất quyền thống trị ở Đông Dương.
	B. Thực dân Hà Lan suy yếu, mất quyền thống trị ở Inđônêxia.
	C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
	D. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu.
Câu 6: Chiến lược toàn cầu của Mĩ mang tên “Cam kết và mở rộng” được triển khai dưới thời Tổng thống nào?
	A. Busơ.	B. Rigân.	C. Clintơn.	D. Pho.
Câu 7: Từ sau năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi như thế nào?
	A. nhanh chóng và mạnh mẽ.	B. to lớn, khó lường.
	C. to lớn và phức tạp.	D. chậm chạp.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là nguồn gốc dẫn tới sự ra đời của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
	A. Do xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
	B. Do đòi hỏi ngày càng cao của quá trình sản xuất.
	C. Do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của con người.
	D. Do tình trạng vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 9: Nhân vật nào sau đây gắn liền với nhóm Nam Phong trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam những năm 1919 – 2925?
	A. Bùi Quang Chiêu.	B. Nguyễn Phan Long.
C. Phạm Quỳnh.	D. Nguyễn Văn Vĩnh.
Câu 10: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. độc lập và tự do.	B. độc lập và dân chủ.
	C. tự do và dân chủ.	D. độc lập và công bằng.
Câu 11: Luận cương chính trị (10 – 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định động lực của cách mạng là
	A. nông dân và binh lính.	B. công nhân và trí thức.
C. công nhân và nông dân.	 	D. nông dân và trí thức. 
Câu 12: Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội vào thời gian nào?
	A. 12 – 1927.	B. 2 – 1929.	C. 7 – 1929.	D. 2 – 1930.
Câu 13: Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử sau đây theo trình tự thời gian cho phù hợp:
	1. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh ra đời.
	2. Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập.
	3. Trung đội Cứu quốc quân I thành lập.
	4. Việt Nam giải phóng quân ra đời.
	A. 1-3-2-4.	B. 1-2-4-3.	C. 3-4-2-1.	D. 3-1-2-4.
Câu 14: Nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
	A. giải quyết nạn đói.	B. xóa nạn mù chữ.
	C. giải quyết khó khăn về tài chính.	D. xây dựng chính quyền cách mạng.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không nằm trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946?
	A. “Hỡi đồng bào toàn quốc. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”.
B. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập”.
	C. “Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
	D. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà; bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc”.
Câu 16: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam?
	A. Quân Pháp rút khỏi Hải Phòng (5 – 1955).
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng (5 – 1954).
	C. Quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội (10 – 1954).
	D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết (7 – 1954).
Câu 17: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thắng lợi nào của ta đã buộc thực dân Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
	B. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
	C. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
	D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 
Câu 18: Chủ trương thành lập Việt Nam giải phóng quân được đề cập ở hội nghị nào?
	A. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (2 – 1943).
	B. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (3 – 1945).
	C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4 – 1945).
	D. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8 – 1945).
Câu 19: Lực lượng vũ trang nào được thành lập trong cuộc chiến đấu chống Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 cuối năm 1946?
	A. Vệ quốc đoàn.	B. Trung đoàn thủ đô.
	C. Quân đội quốc gia Việt Nam.	D. Việt Nam giải phóng quân.
Câu 20: Sự kiện nào đã buộc Đảng và Chính phủ ta phải thay đổi sách lược, tạm thời hòa hoãn với Pháp từ 6 – 3 – 1946?
	A. Quân Anh giúp đỡ Pháp đánh chiếm Nam Bộ.
	B. Quân Trung Hoa Dân quốc chiếm đóng miền Bắc nước ta.
	C. Pháp liên tiếp khiêu khích và tấn công ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.
D. Pháp và Trung Hoa Dân quốc ký với nhau bản Hiệp ước Hoa – Pháp.
Câu 21: Để góp phần xây dựng hậu phương kháng chiến chống Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thực hiện chủ trương gì?
A. Mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.
	B. Phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất.
	C. Tăng cường công tác chăm lo sức khỏe cho nhân dân cả nước.
	D. Đại hội Chiến sỹ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất. 
Câu 22: Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1951, Đảng ta đã có quyết định lịch sử nào?
A. Thống nhất mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt.
B. Thành lập liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. 
C. Đại hội lần thứ hai của Đảng thông qua Điều lệ mới.
D. Đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên mới là Đảng Lao động Việt Nam. 
Câu 23: Nội dung nào dưới đây không phải là phương châm của cuộc cải cách giáo dục do Chính phủ ta thực hiện trong những năm 1951 – 1953?
	A. Phục vụ kháng chiến.	B. Phục vụ sản xuất.
	C. Phục vụ dân sinh.	D. Phục vụ kiến quốc.
Câu 24: Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 là do yếu tố nào quyết định?
	A. Chi phí của Nhật Bản cho quốc phòng thấp.
	B. Vai trò lãnh đạo, quản lý hiệu quả của nhà nước.
C. Ở Nhật Bản con người được coi là vốn quý nhất.
D. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 25: Liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mỹ cầm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào?
A. Tổ chức Hiệp ước Trung tâm.
	B. Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
	C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
	D. Tổ chức hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á.
Câu 26: Đặc điểm nổi bật trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương là thực dân Pháp đầu tư
A. tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam.
	B. thi hành các biện pháp tăng thuế.
	C. chú trọng đầu tư vào khai mỏ.
	D. mở mang giao thông.
Câu 27: Sự kiện nào giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thấy: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”?
A. Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.
B. Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
C. Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà yêu nước của châu Phi thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
D. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua.
Câu 28: Trong các tờ báo dưới đây, tờ báo nào được xuất bản bằng tiếng Việt trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?
	A. Chuông rè.	B. An Nam trẻ.
	C. Tiếng dân.	D. Người nhà quê.
Câu 29: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) đã chủ trương thành lập hình thức mặt trận nào để tập hợp quần chúng nhân dân?
	A. Hội phản đế đồng minh Đông Dương.
B. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
	C. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
	D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. 
Câu 30: Một tuần sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính phủ lâm thời công bố lệnh
	A. tổng tuyển cử trong cả nước.	B. thành lập chính phủ mới.
	C. đàm phán với Trung Hoa Dân quốc.	D. kháng chiến chống Pháp.
Câu 31: Việt Nam giải phóng quân đổi thành Vệ quốc đoàn vào thời gian nào?
	A. 5 – 1945.	B. 9 – 1945.	C. 5 – 1946.	D. 12 – 1944.
Câu 32: Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (18 và 19 – 12 – 1946) được tổ chức ở đâu?
A. Tân Trào.	B. Pác Bó.	C. Vạn Phúc.	D. Hiệp Hòa.
Câu 33: Điểm giống nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 là
	A. đều là những chiến dịch do ta chủ động tấn công.
	B. đều đập tan các kế hoạch quân sự của Pháp.
C. đều diễn ra với quy mô nhỏ, thu hút một bộ phận nhân dân tham gia.
D. đều anh dũng chiến đấu, bảo vệ đất nước dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản.
Câu 34: Tội ác điển hình của chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi là
	A. tô thuế nặng nề.	
B. bóc lột nhân công rẻ mạt.
	C. gây chia rẽ nội bộ người châu Phi.	
D. phân biệt, kỳ thị chủng tộc đối với người da đen.
Câu 35: Quốc gia nào dưới đây không nằm trong sáu nước Tây Âu sáng lập Cộng đồng than – thép châu Âu?
	A. Pháp.	B. Đức.	C. Hà Lan.	D. Anh.
Câu 36: Điểm mới nhất trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các phong trào trước đó là
	A. nổ ra trên phạm vi cả nước.	
	B. hình thức đấu tranh phong phú.
	C. có sự tham gia của giai cấp công nhân.
	D. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. 
Câu 37: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào 1936 – 1939?
	A. Đấu tranh đòi các quyền dân sinh dân chủ.
	B. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí.
C. Đấu tranh nghị trường.	
D. Đấu tranh vũ trang.
Câu 38: Điều kiện thuận lợi cơ bản nhất đối với nhân dân ta khi tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) là
	A. sự giúp đỡ của Trung Quốc.	
B. nước ta đã giành được độc lập và chính quyền.
	C. truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
	D. hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới hình thành.
Câu 39: Đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là
	A. Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu.	
B. Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh.
	C. Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu.
	D. Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh.
Câu 40: Trong cuộc đấu tranh “giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới”, cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam có đóng góp là
	A. “đánh dấu chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”.
	B. mở đầu cho sự tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ.
	C. mở đầu cho sự tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân mới.
D. “người chiến sĩ” tiên phong trong phong trào chống chủ nghĩa Apacthai.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Kiem_tra_1_tiet_Lop_12_TNKQ.doc