Đề kiểm tra trắc nghiệm 15p học kì II Sinh học lớp 12

docx 22 trang Người đăng dothuong Lượt xem 835Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra trắc nghiệm 15p học kì II Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra trắc nghiệm 15p học kì II Sinh học lớp 12
KIỂM TRA BÀI 16 – 17A HỌC KÌ II THỜI GIAN 15 PHÚT Đeà soá : 001
 1. trong quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là 
	A. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd 	B. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd 	
	C. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd 	D. 0,04DD + 0,32Dd + 0,64dd 
 2. Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn b trên nhiễm sắc thể thường qui định. Trong một quần thể có tỉ lệ người bị bạch tạng (bb) khoảng 0,00005 thì tỉ lệ những người mang gen Bb là 
	A. 0,3% 	B. 0,7% 	C. 0,08% 	D. 1,4% 
 3. Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra 
	A. tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen. 	 B. tính ổn định của quần thể. 	
	C. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể. D. vốn gen của quần thể. 
 4. Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì: 
	A. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể. 	
	B. mỗi quần thể chiếm một khoảng không gian xác định. Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong cùng một quần thể và cách li tương đối với các cá thể thộc quần thể khác. 
	C. mỗi quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối qua các thế hệ. 	
	D. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên. 
 5. Quần thể là 
	A. Tập hợp những cá thể khác lòai sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. 	
	B. Tập hợp những cá thể cùng một lòai sinh sống trong một khoảng không gian không xác định, ở một thời điểm nhất định. 	
	C. Tập hợp những cá thể khác lòai sinh sống trong một khoảng không gian không xác định, ở một thời điểm nhất định. 	
	D. Tập hợp những cá thể cùng một lòai sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. 
 6. Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04BB + 0,32Bb + 0,64bb = 1, tần số của các alen p(B) và q(b) là 
	A. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36 	B. p(B) = 0,2 và q(b) = 0,8 	
	C. p(B) = 0,4 và q(b) = 0,6 	D. p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25 
 7. Ứng dụng quan trọng của định luật Hacđi-Vanbec là: 
	A. trong quần thể sinh sản hữu tính thường xuyên xảy ra quá trình biến dị. 	
	B. biết số cá thể mang kiểu hình lặn trong một quần thể cân bằng di truyền có thể tính được tần số các alen và tần số các kiểu gen. 	
	C. tần số các alen của một gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ. 	
	D. mặt ổn định của quần thể ngẫu phối cũng có ý nghĩa quan trọng như mặt biến đổi trong sự tiến hóa. 
 8. Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng? 
	A. các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết. 
	B. các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối với nhau 	
	C. quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn tới sự đa hình về kiểu hình. 	
	D. có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình. 
 9. Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng 
	A. ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen. 	
	B. ngày càng ổn định về tần số các alen. 	
	C. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. 
	D. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp. 
 10. Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra 
	A. 6 tổ hợp kiểu gen 	B. 4 tổ hợp kiểu gen 	
	C. 8 tổ hợp kiểu gen 	D. 10 tổ hợp kiểu gen 
 11. Ứng dụng định luật Hacđi-Vanbec trong một quần thể ngẫu phối cách li với các quần thể khác, không có đột biến và chọn lọc tự nhiên, người ta có thể tính được tần số các alen về một gen đặc trưng khi biết được số cá thể 
	A. kiểu hình lặn. 	B. kiểu gen dị hợp. 	C. kiểu hình trội. 	D. kiểu hình trung gian 
 12. Cho một quần thể có cấu trúc di truyền: 0,6AA + 0,2Aa + 0,2aa. Hãy xác định tần số tương đối của từng alen. 
	A. p(A) = 0,8 và q(a) = 0,2 	B. p(A) = 0,7 và q(a) = 0,3 	
	C. p(A) = 0,9 và q(a) = 0,1 	D. p(A) = 0,6 và q(a) = 0,4 
 13. Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát P có 100 thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai là 
	A. 50%, 25%. 	B. 0,75%, 0,25%. 	C. 0,5%, 0,5% 	D. 75%, 25% 
 14. Trong quần thể ngẫu phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì 
	A. các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do. 	B. một gen thường có nhiều alen. 	
	C. số biến dị tổ hợp rất lớn. D. số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn. 
 15. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec là gì? 
	A. Không có đột biến và chọn lọc tự nhiên. 	
	B. Không có sự di chuyển gen giữa các quần thể lân cận cùng loài. 	
	C. Quần thể đủ lớn và có sự giao phối ngẫu nhiên.	
	D. Tất cả đúng. 
 16. Cho biết một quần thể gồm hai alen A và a có tần số tương đối các alen như sau: p(A) = 0,8 và q(a) = 0,2. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể cân bằng: 
	A. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa = 1 	B. 0,04AA + 0,32Aa + 0,64aa = 1 	
	C. 0,32AA + 0,64Aa + 0,04aa = 1 	D. 0,34AA + 0,16Aa + 0,5aa = 1 
 17. trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen nào đó 
	A. chịu sự chi phối của qui luật tương tác gen. 	
	B. có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể. 	
	C. không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể. 	
	D. chịu sự chi phối của các qui luật di truyền liên kết gen và hoán vị gen. 
 18. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh điều gì? 
	A. Sự không ổn định của các alen trong quần thể. 	
	B. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể. 	
	C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối. 	
	D. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể. 
 19. Một khu vườn thí nghiệm trồng 50 cây ớt chuông có 25 cây có kiểu gen dị hợp, số còn lại đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì đến thế hệ F4 tỉ lệ kiểu gen là bao nhiêu? 
	A. 98,4375%AA : 1,5625%Aa : 0%aa 	B. 73,3475%AA : 3,125%Aa : 23,4375%aa 	
	C. 25%AA : 50%Aa : 25%aa 	D. 73%AA : 3%Aa : 24%aa 
 20. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec? 
	A. các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau. 	
	B. không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di nhập gen. 	
	C. không phát sinh đột biến. 	
	D. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể. 
KIỂM TRA BÀI 16 – 17 B HỌC KÌ II THỜI GIAN 15 PHÚT Đeà soá : 001
 1. Đặc tính nào sau đây không thuộc quần thể giao phối 
	A. đơn vị tồn tại của loài. 	B. không quan hệ mẹ con. 	
	C. đơn vị tiến hóa của loài. 	D. đơn vị sinh sản hữu tính. 
 2. Ở hoa Dạ lan hương gen DD qui định hoa đỏ; gen Dd qui định hoa hồng; gen dd qui định hoa trắng. Trong một vườn hoa có 180 hoa đỏ; 240 hoa hồng; 80 hoa trắng. Tần số của mỗi alen là 
	A. DD = 18; Dd = 24; dd = 8 	B. DD = 0,36; Dd = 0,48; dd = 0,16. 	
	C. p(D) = 0,6 và q(d) = 0,4 	D. p(D) = 0,84 và q(d) = 0,16 
 3. Ở đậu Hà lan có 423 hạt vàng (kiểu gen DD và Dd), với 133 hạt xanh (kiểu gen dd). tần số mỗi alen là 
	A. p(D) = 0,25 và q(d) = 0,75 	B. p(D) = 0,423 và q(d) = 0,133 	
	C. p(D) = 0,51 và q(d) = 0,49 	D. p(D) = 0,75 và q(d) = 0,25 
 4. Cây có kiểu gen AaBbDdXX sau nhiều thế hệ tự thụ phấn sẽ tạo ra số kiểu gen đồng hợp là 
	A. 2 	B. 16 	C. 4 	D. 8 
 5. Tự thụ phấn hoặc giao phấn gần có thể làm quần thể thay đổi tần số kiểu gen. 
	A. thay đổi tần số kiểu gen. B. không thay đổi tần số kiểu gen mà thay đổi tần số alen 
	C. thay đổi tần số alen. 	 D. thay đổi tần số kiểu gen và tần số alen 
 6. Tần số tương đối của một alen được tính bằng 
	A. tỉ lệ phần trăm số các kiểu hình của alen đó trong quần thể. 	
	B. tỉ lệ phần trăm số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể. 	
	C. tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể. 	
	D. tỉ lệ phần trăm so các kiểu gen của alen đó trong quần thể. 
 7. Điều nào dưới đây về quần thể là không đúng 
	A. quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời. 	
	B. quần thể có kiểu gen đặc trưng và ổn định. 	
	C. về mặt di truyền học quần thể gồm quần thể tự phối và quần thể giao phối. 	
	D. quần thể là một cộng đồng có lịch sử phát triển chung. 
 8. Menđen cho đậu Hà lan F1 hạt vàng kiểu gen Aa tự thụ phấn thì F2 thu được 0,75 hạt vàng : 0,25 hạt xanh. Nếu cho F2 tự thụ phấn bắt buộc thì kết quả kiểu gen ở F3 là 
	A. 0,375AA + 0,25Aa + 0,375aa 	B. 0,75AA + 0,25aa 	
	C. 0,75A + 0,25a 	D. 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa 
 9. Cấu trúc di truyền trong quần thể tự phối có đặc điểm 
	A. có sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình. 	B. tăng thể đồng hợp, giảm thể dị hợp. 	
	C. đa dạng và phong phú về kiểu gen. 	D. kiểu gen chủ yếu ở trạng thái dị hợp. 
 10. Tập hợp cá thể cùng loài, có lịch sử sống chung ở một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định được gọi là 
	A. quần xã sinh vật. 	B. loài. 	C. quần thể. 	D. quần thể tự phối. 
 11. Quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa = 0,4, sau hai thế hệ tự thụ phấn tần số kiểu gen Aa là 
	A. 0,4 	B. 0,3 	C. 0,2 	D. 0,1 
 12. Cây có kiểu gen Aa sau nhiều thế hệ tự thụ phấn liên tiếp sẽ tạo ra số dòng thuần là 
	A. 8 	B. 4 	C. 2 	D. 6 
 13. Cấu trúc di truyền hay vốn gen của một quần thể đặc trưng bởi 
	A. tỉ lệ đực cái và tỉ lệ nhóm tuổi. 	B. mật độ cá thể và kiểu phân bố. 	
	C. tần số các alen mà người ta quan tâm. 	D. tần số kiểu gen, tần số alen. 
 14. tất cả các tổ hợp gen trong quần thể tạo nên 
	A. vốn gen của quần thể 	B. kiểu gen của quần thể. 	
	C. tính đặc trưng về vật chất di truyền của loài. 	D. kiểu hình của quần thể. 
 15. Điều kiện để định luật Hacđi-Vanbec nghiệm đúng 
	A. quần thể giao phối ngẫu nhiên. 	B. quần thể có số lượng cá thể lớn. 	
	C. không có chọn lọc và đột biến	D. . tất cả đúng 
 16. Thành phần kiểu gen của một quần thể có tính 
	A. không đặc trưng nhưng ổn định. 	B. đặc trưng và không ổn định. 	
	C. đặc trưng và ổn định. 	D. đa dạng. 
 17. Trong quần thể khó tìm thấy được hai cá thể có kiểu hình giống nhau vì 
	A. số gen trong kiểu gen của cá thể rất lớn. 	
	B. các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do.
	C. trong kiểu gen của cá thể có nhiều gen mà mỗi gen có nhiều alen. 	
	D. tất cả đúng. 
 18. Trong quần thể giao phối từ tỉ lệ phân bố các kiểu hình có thể suy ra 
	A. tần số tương đối của các alen. B. tần số tương đối của các alen, tỉ lệ các kiểu gen. 
	C. vốn gen của quần thể. D. tỉ lệ các kiểu gen, số cá thể. 
 19. Tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể 
	A. các con gà nhốt trong chiếc lồng ngoài chợ huyện. 	
	B. những cây cỏ trong khu vườn nhà tôi. 	
	C. những con cá chép trong cùng một cái ao của làng. 	
	D. các con ong mật đang kiếm ăn ở cánh đồng hoa. 
 20. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh xu hướng 
	A. ổn định và cân bằng cấu trúc di truyền. 	
	B. biến đổi thành phần kiểu gen trong quần thể 	
	C. trạng thái động của quần thể giao phối. 	
	D. bất biến của các alen khác nhau trong quần thể. 
KIỂM TRA MÔN SINH LỚP 12 BÀI 18 A THỜI GIAN 15 PHÚT 	 Đeà soá : 001
 1. Phương pháp tạo ưu thế lai được tiến hành qua các bước: Tạo dòng thuần chủng"lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen 
	A. khác nhau" sử dụng F1 làm giống mới. 	B. khác nhau" sử dụng F1 vào mục đích kinh tế. 	C. giống nhau" sử dụng F1 làm giống mới. 	D. giống nhau" sử dụng F1 vào mục đích kinh tế. 
 2. Trong chọn giống người ta tạo biến dị tổ hợp chủ yếu bằng phương pháp 
	A. Lai cá thể 	B. Lai phân tử 	C. Lai tế bào 	D. Lai khác loài 
 3. Phương án nào dưới đây giải thích đúng về nguyên nhân làm cho con lai có sức sống, khả năng sinh trưởng cao hơn bố mẹ 
	A. Con lai dị hợp tử về các cặp gen (siêu trội) 	
	B. Con lai có được nhiều gen trội hơn so với dạng bố mẹ 	
	C. Con lai có được nhiều gen trội có lợi và ít có gen lặn hơn so với các dạng bố mẹ 	
	D. Các gen lặn có hại không có ở con lai 
 4. Phép lai biểu hiện rõ nhất ưu thế lai là: 
	A. Khác thứ 	B. Khác dòng 	C. Khác loài 	D. Cùng dòng 
 5. Ưu thế lai F1 chỉ sử dụng vào mục đích kinh tế, không sử dụng làm giống vì 
	A. con lai F1 không sinh sản được. 	B. ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ. 	
	C. tần số các alen thay đổi qua các thế hệ. 	D. F1 có ưu thế lai cao. 
 6. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích 
	A. Tránh hiện tượng thoái hóa giống. 	
	B. Xác định vai trò của các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. 	
	C. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế cao 
	nhất. 	
	D. Phát hiện ra các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế 
	cao nhất. 
 7. Để tạo ra một giống cây thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành: 
	A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua 
	một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. 	
	B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình 
	(A-bbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD. 	
	C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 tự thụ phấn tạo F2; chọn các cây F2 có kiểu hình 
	(A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD. 	
	D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1; cho F1 lai trở lại với cây có kiểu gen AABBdd tạo F2. Các 
	cây có kiểu hình (A-bbD-) thu được ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD. 
 8. Quy trình tạo giống thuần chủng có tổ hợp gen mong muốn lần lượt được tiến hành qua các khâu : 
	A. cho lai và chọn lọc tổ hợp gen mong muốn " cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết tạo dòng 
	thuần. 	
	B. tạo các dòng thuần" lai và chọn lọc tổ hợp gen mong muốn"cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận 
	huyết tạo dòng thuần. 	
	C. chọn lọc tổ hợp gen mong muốn từ nguồn đột biến nhân tạo" cho tự thụ phấn hoặc giao phối cận 
	huyết tạo dòng thuần. 	
	D. lai các dòng khác nhau"chọn lọc tổ hợp gen mong muốn"tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết 
	tạo dòng thuần 
 9. Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì 
	A. tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm. 	B. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh. 	
	C. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng. 	D. tần số đột biến tăng. 
 10. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần nhằm mục đích gì? 
	A. Tạo dòng thuần mang các đặc tính mong muốn. B. Tổng hợp các đặc điểm quý từ các dòng bố mẹ. 	C. Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống. 	 D. Tạo ưu thế lai so với thế hệ bố mẹ. 
 11. Biến dị tổ hợp là 
	A. Những kiểu hình khác bố mẹ xuất hiện ở thế hệ lai thứ nhất do sự tổ hợp lại hay tương tác của các 
	gen bố mẹ 	
	B. Những kiểu hình khác bố mẹ xuất hiện ở thế hệ lai thứ ba do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen bố mẹ 	
	C. Những kiểu hình khác bố mẹ xuất hiện ở thế hệ lai do sự tổ hợp lại hay tương tác của các gen bố mẹ 	D. Những kiểu hình khác bố mẹ xuất hiện ở thế hệ lai thứ hai do sự tổ hợp lại hay tương tác của các 
	gen bố mẹ 
 12. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích 
	A. tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất 	B. xác định tính trạng di truyền liên kết với giới tính 	C. xác định sự tương tác giữa các gen với nhau 	D. phát hiện biến dị tổ hợp 
 13. Ưu thế lai có những biểu hiện 
	A. năng suất giảm, chống chịu kém, có thể chết 	
	B. sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao 	
	C. sinh trưởng nhanh, năng suất cao, chết nhanh 	
	D. lượng ADN tăng gấp bội, quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh 
 14. Giả thiết siêu trội trong ưu thế lai là gì? 
	A. Các alen trội thường có tác dụng có lợi hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi 
	dẫn đến ưu thế lai. 	
	B. Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn có hại, không cho các alen 
	này biểu hiện. 	
	C. Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ. 	
	D. Cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp, do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong 
	cùng một lôcut trên 2 NST của cặp tương đồng. 
 15. Khâu đầu tiên của nhà chọn giống cần làm để tạo giống mới là 
	A. chọn lọc bố mẹ. 	B. tạo nguồn biến dị di truyền. 	
	C. tạo dòng thuần. 	D. tạo môi trường thích hợp cho giống mới. 
 16. Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi cây trồng là: 
	A. Thay đổi môi trường sống 	B. Lai hữu tính (lai giống ) 	
	C. Sử dụng các tác nhân hóa học 	D. Sử dụng các tác nhân vật lý 
 17. Để dò tìm F1 có ưu thế lai rõ nhất từ 2 dòng bố mẹ người ta thường phải tiến hành phép lai 
	A. phân tích kết hợp phép lai thuận nghịch. 	
	B. tự thụ phấn bắt buộc. 	
	C. phân tích kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép. 	
	D. thuận nghịch kết hợp phép lai khác dòng đơn hoặc khác dòng kép. 
 18. Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là 
	A. tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao. 	
	B. tạo ra nhiều giống cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới. 	
	C. tạo sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống vật nuôi, cây trồng. 	
	D. chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật nuôi trong chọn giống. 
 19. Trong chọn giống vật nuôi, cây trồng phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị tổ hợp là 
	A. nhân bản vô tính. 	B. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học. 	
	C. Lai hữu tính (lai giống) 	D. gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí 
 20. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích 
	A. phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng mẹ. 	
	B. phát hiện biến dị tổ hợp. 	
	C. đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện của tính trạng để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế 
	nhất. 	
	D. xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. 
KIỂM TRA MÔN SINH LỚP 12 BÀI 19 A THỜI GIAN 15 PHÚT 	 Đeà soá : 001
1. Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp 
	A. kĩ thuật di truyền. 	B. lai tế bào. 	C. đột biến nhân tạo. 	D. chọn lọc cá thể. 
 2. Có nhiều giống mới được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo. Để tạo ra được giống mới, ngoài việc gây đột biến lên vật nuôi và cây trồng thì không thể thiếu công đoạn nào sau đây? 
	A. sử dụng kĩ thuật di truyền để chuyển gen mong muốn. 	
	B. chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đã đề ra. 	
	C. lai giữa các cá thể mang biến dị đột biến với nhau. 	
	D. cho sinh sản để nhân lên thành giống mới. 
 3. Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:
 	1. Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.	
 	2. Tạo dòng thuần chủng. 
 	3. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến. 
	A. 3 → 1 → 2 	B. 1 → 2 → 3 	C. 3 → 2 → 1 	D. 2 → 3 → 1 
 4. Phương pháp có thể tạo ra cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà bằng phương pháp lai hữu tính không thể thực hiện được là lai 
	A. tế bào sinh dưỡng 	B. khác dòng. 	C. khác loài 	D. khác thứ. 
 5. Để duy trì ưu thế lai, người ta cho 
	A. nhân bản vô tính. 	B. lai hữu hữu tính. 	C. lai xa. 	D. lai tế bào sinh dưỡng. 
 6. Điều nào sau đây không thuộc quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? 
	A. tạo dòng thuần chủng của thể đột biến. 	B. xử lí mâu vật bằng tác nhân gây đột biến. 	
	C. lai thể đột biến với dạng mẫu ban đầu. D. chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn. 
 7. Phương pháp nào sau đây thuộc phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào? 
	A. Phương pháp tạo giống thuần từ nguồn biến dị tổ hợp. 	
	B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn. 	
	C. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến. 	
	D. Phương pháp tạo giống lai có ưu thế lai cao. 
 8. Từ một hoặc một nhóm tế bào sinh dưỡng ở thực vật, người ta có thể sử dụng các loại hoocmôn thích hợp và nuôi cấy trong những môi trường đặc biệt để tạo ra những cây trồng hoàn chỉnh. Đây là phương pháp: 
	A. Cấy truyền phôi. 	B. Tạo giống bằng công nghệ tế bào. 	
	C. Tạo giống mới bằng công nghệ gen. 	D. Tạo giống mới bằng gây biến dị. 
 9. Qui trình nuôi cấy hạt phấn: nuôi hạt phấn thành dòng tế bào đơn bội rồi 
	A. gây đột biến lưỡng bội"cho mọc thành cây 2n 	
	B. gây đột biến gen "

Tài liệu đính kèm:

  • docxtra_nghiem_bai_16_den_26_lop_12.docx